CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Trẻ em bị táo bón: Nguyên nhân, cách phòng bệnh hiệu quả

Táo bón là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ em, làm cho trẻ rất khó chịu quấy khóc khiến các bậc cha mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ có một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước. Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi nếu cha mẹ thay đổi chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Nhưng nếu trẻ bị táo bón lâu ngày không điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN Ở TRẺ EM

Theo thống kê của bộ y tế, ở Việt Nam có ít nhất 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm. Trẻ em bị táo bón là tình trạng không đi đại tiện thường xuyên < 3 lần/tuần hoặc trẻ bị đau, khó khăn mỗi lần đi đại tiện, tạo cảm giác khó chịu, quấy khóc gây căng thẳng cho trẻ và gia đình.

Vì vậy, điều quan trọng là các bậc cha mẹ nên nhận biết sớm tình trạng táo bón của trẻ để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

táo bón trẻ em là gi

Táo bón ở trẻ em là gì?

Theo tiêu chuẩn của NICE, chẩn đoán táo bón của trẻ được xác định qua các chỉ tiêu sau:

  • Trẻ có cảm giác căng thẳng, quấy khóc, khó chịu mỗi lần đi đại tiện.
  • Số lần đi đại tiện < 3 lần/tuần
  • Phân cứng và to, phân rất to hoặc phân dê, đi không thường xuyên.
  • Phân cứng gây nứt hậu môn, làm chảy máu hậu môn.
  • Trẻ em đã có tiền sử bị táo bón
  • Trẻ em có hành vi nín đi đại tiện, rặn nhiều.
  • Tiền căn hoặc hiện tại có tình trạng nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi ngoài và chảy máu do phân cứng.

> Xem thêm: Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ TÁO BÓN

Theo các chuyên gia, thì có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón, trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau:

1. Nguyên nhân bên trong cơ thể

Bao gồm các vấn đề như bệnh thần kinh ở ruột, cơ ổ bụng, về cường giáp,...

  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh ở trẻ: Thông thường trẻ em mắc bệnh này phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, nếu không sẽ để lại các biến nguy hiểm như: Sỗ nhiễm trùng, phình đại tràng nhiễm độc, có thể thủng ruột. Đối với trẻ mắc bệnh này sẽ thường nhẹ cân hơn các trẻ bình thường, kích thước phân nhỏ, trẻ dễ bị ói mửa.
  • Trẻ mắc bệnh cường giáp: Trẻ bị bệnh này thường bị rối loạn tiêu hóa, bệnh làm giảm hoạt động cơ ruột gây nên tình trạng táo bón cho trẻ.
  • Bệnh đái tháo đường: Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm trống rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột giảm và dẫn đến tình trạng táo bón
  • Các bệnh lý liên quan đến thần kinh: Bao gồm các bệnh như bệnh Hirschsprung, chậm phát triển tâm thần, bại não, tổn thương tủy sống là nguyên nhân gây ra táo bón nặng ở trẻ em. Đối với các bé ở nhóm bệnh này thường ít vận động, những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

nguyên nhân trẻ em bị táo bón

Nguyên nhân trẻ em bị táo bón?

2. Nguyên nhân từ bên ngoài cơ thể

Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%). Các yếu tố góp phần dẫn đến táo bón chức năng rất đa dạng, bao gồm:

  • Đối với trẻ sơ sinh là do thành phần protein khác nhau trong sữa công thức, các mẹ cho ăn thức ăn đặc khi cho trẻ ăn lần đầu tiên, hoặc táo bón khi bé bắt đầu cai sữa bị mất đi một lượng nước lớn từ sữa mẹ.
  • Nguyên nhân tiếp theo thường gặp nhất ở trẻ là nhịn đi vệ sinh. Hành vi nín nhịn giữ phân: Trẻ mải chơi, nhịn đi cầu làm cho phân to, cứng hơn, làm bị đau sau khi đi vệ sinh, trẻ lại càng tránh đi cầu, lần sau đi lại càng đau hơn
  • Uống ít nước là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị táo bón. Trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa ra nhiều mồ hôi gây mất nước, nhưng lại chưa có ý thức bổ sung nước, hoặc mải chơi nên chỉ khi thật khát mới uống khiến cơ thể trẻ thiếu nước và dẫn đến táo bón. Hay một số trẻ có sở thích uống nước ngọt có gas, soda, nước giải khát (có chứa thành phần caffeine) khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn cũng làm cho trẻ thiếu nước và gây táo bón..
  • Chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu chất xơ như rau, củ, quả. Chất xơ cho vai trò làm cho thể tích phân to và mềm hơn giúp phân dễ dàng đi ra ngoài.

nguyên nhân táo bón ở trẻ em

Nguyên nhân táo bón do chức năng

DẤU HIỆU TRẺ BỊ TÁO BÓN

  • Trẻ thường sẽ lười ăn hơn bình thường 
  • Trẻ bị són phân không kiểm soát được: Khi phân són ra ngoài, trẻ có khả năng không thể cảm nhận được khi nào có phân mới đi vào trong trực tràng. Trẻ có thể không biết rằng mình đã đại tiện. Phân có nhiều trong trực tràng có khả năng khiến cơ thắt trong hậu môn nội trở nên thả lỏng mãn tính, dẫn đến phân mềm rỉ qua phân cứng và són ra ngoài.
  • Trẻ có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh: Phân ở trong trực tràng lâu hút nước khiến phân càng trở nên khô cứng làm cho hậu môn của trẻ bị rách gây chảy máu và đau, càng nguy hiểm hơn khi trẻ sợ đau mỗi lần đi vệ sinh nên cố nhịn làm cho tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.

táo bón trẻ em là gì? dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Nếu mẹ không kịp thời chữa trị táo bón cho bé sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho bé, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ:

  • Nứt hậu môn: Khi bị táo bón, trẻ thường có xu hướng rặn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên áp lực từ hoạt động này có thể gây tổn thương niêm mạc và hình thành các vết rách ở hậu môn.
  • Gặp các bệnh về rối loạn tiêu hóa: Nếu không điều trị để tình trạng táo bón kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như rối loạn chức năng vận chuyển ruột rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, bệnh đại tràng,…
  • Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ: Khi bị táo bón sẽ dễ bị biếng ăn, bỏ bữa, lâu ngày làm cho cơ thể của trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin. Từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển không đồng đều, không khỏe mạnh, giám sức đề kháng.

BÉ BỊ TÁO BÓN PHẢI LÀM SAO?

Khi bé bị táo bón mẹ nhớ và sử dụng ba yếu tố vô cùng quan trọng sau để thúc đẩy quá trình cho bé nhanh đi đại tiện dưới đây:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Cân đối chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất xơ, dầu ăn,...
  • Không cho bé sử dụng các loại nước uống ngọt, thức ăn chứa chất béo, thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Cho trẻ sử dụng nhiều các loại sinh tố rau củ quả, bổ sung chất xơ nhanh chóng, các loại vitamin cần thiết.
  • Cung cấp đầy đủ nước uống cho trẻ mỗi ngày

chế độ dinh dưỡng hợp lý cải thiện táo bón ở trẻ

Bổ sung chất xơ, chế độ  ăn uống hợp lý cải thiện táo bón ở trẻ

> Xem thêm: Trẻ em bị táo bón nên ăn gì?

2. Cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm làm mềm phân

Nếu các mẹ đã cải thiện chế độ ăn uống cho con mà các triệu chứng táo bón vẫn không hề thuyên giảm. Thì hãy tham khảo các dòng thực phẩm chức năng chữa táo bón. Sử dụng thuốc các mẹ nên lưu ý nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, trong trường hợp táo bón của bé kéo dài mẹ nên cho bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám đưa ra phác đồ điều trị táo bón ở trẻ em cho phù hợp.

3. Điều chỉnh hành vi tâm lý của trẻ

Đây là bước mà các bậc cha mẹ ít quan tâm nhất:

  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, mỗi ngày 1 lần 
  • Khuyến khích trẻ không được nhịn đi vệ sinh.
  • Hướng dẫn bé ngồi đúng tư thế toilet để 2 đầu gối cao hơn hông, tốt nhất các mẹ nên cho bé ngồi xổm.
  • Cha mẹ nên quan tâm đến việc đi vệ sinh của bé và giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm của bệnh táo bón, để bé không ngại ngần chia sẻ.
Trẻ bị táo bón cần làm gì
Quan tâm thời gian để tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ

CÁCH PHÒNG NGỪA TÁO BÓN Ở TRẺ 

Để phòng ngừa bệnh táo bón cho bé các mẹ nên khuyến khích các con:

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh
  • Khuyên và động viên trẻ không được nhịn khi buồn đi vệ sinh
  • Các mẹ nên theo dõi việc hàng ngày đi vệ sinh của bé
  • Bổ sung rau xanh và uống các loại nước phòng ngừa táo bón cho trẻ
  • Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, tránh để trẻ ngồi quá lâu.

ngăn ngừa bệnh táo bón ở trẻ

Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài mà không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị giãn đại tràng, mất phản xạ buồn đi vệ sinh, và trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn chức năng đại tiện. Trước khi điều trị, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của bé để cải thiện tình trạng táo bón.

Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0818.288.717 Dược sỹ chuyên môn của PQA sẽ hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. 

Để lại SĐT hoặc chat trực tiếp (góc phải màn hình) chuyên gia PQA sẽ gọi lại cho bạn!

hotline tư vấn


Có thể bạn quan tâm: 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh táo bón

Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, thường lo âu, buồn bực. Táo bón kéo dài dễ biến chứng thành bệnh trĩ, bệnh sa trực tràng,...Đâu là phương pháp hỗ trợ trị táo bón cấp...
Xem chi tiết
7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

Ngày đăng:30/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Quá trình mang thai và sinh nở có thể tạo ra những thách thức lớn cho hệ tiêu hóa của phụ nữ sau khi sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện và mang lại sự khó chịu, gây street...
Xem chi tiết
Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sử dụng thuốc trị táo bón được xem là giải pháp giúp người bệnh có thể đi ngoài ngay lập tức. Nếu bạn đang tìm kiếm loại thuốc táo bón tốt nhất hiện nay,lại an toàn sức khỏe, Dược...
Xem chi tiết
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì? Sữa mẹ rất dễ cho trẻ tiêu hóa, trên thực tế nó được coi là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên dành cho trẻ. Vì vậy trẻ sơ sinh rất...
Xem chi tiết
[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế tối đa các tác động xấu tới cơ thể. Hãy loại bỏ ngay 5 thói quen đi vệ sinh xấu gây bất lợi cho sức khỏe dưới đây....
Xem chi tiết
Mẹ bầu lưu ý: Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Mẹ bầu lưu ý: Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thụt hậu môn giúp kích thích động ruột, kích thích quá trình đại tiện nhanh chóng, giúp người táo bón dễ chịu và thoải mái ngay lập tức. Tuy nhiên, nhiều bà bầu bị táo bón thường băn khoăn...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail