Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé chỉ bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài. Do đó, hệ tiêu hóa của bé không cần hoạt động nhiều bởi sữa mẹ dễ hấp thu và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Ban đầu khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé phải tập ăn những thức ăn đặc, khó tiêu hóa hơn và cơ thể chưa kịp tiết enzym để tiêu hóa chúng.
Trẻ ăn dặm bị táo bón
Lúc này, ngoài việc hấp thụ thức ăn đặc hơn, trẻ phải tập các thói quen cắn, nhai, tiếp xúc thực phẩm lạ. Điều này dễ khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, táo bón.
Nhiều mẹ không biết rằng những thói quen sai lầm của mình khiến khi trẻ ăn dặm bị táo bón:
Cho trẻ ăn dặm sớm có thể khiến bé bị táo bón
Mẹ nên lưu ý một số đồ ăn dễ gây táo bón ở trẻ ăn dặm:
>>Xem ngay: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? để biết cách chọn những loại thực phẩm tốt cho bé
Trong giai đoạn bé ăn dặm, những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn khiến bé dễ dàng bị táo bón.
Mẹ cần lưu ý theo dõi và khắc phục bằng một số biện pháp sau:
Trong chế độ ăn uống của trẻ ăn dặm, thay vì cho bé ăn các thực phẩm từ tinh bột chế, mẹ nên cho con ăn các hạt nguyên xơ bột cháo từ gạo tẻ, lúa mạch,... Thêm vào chế độ ăn của bé chất xơ và vitamin từ các loại rau quả, trái cây cho quá trình tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên cũng không nên lựa chọn các loại quả chứa nhiều đường.
Cha mẹ có thể bổ sung vào bột cháo của bé các thực phẩm như khoai lang, các loại bột như ngũ cốc, bột yến mạch và để bé làm quen với các loại hoa quả. Mẹ có thể xay nhuyễn rau củ quả vào bột cho bé ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ và không cho bé ăn quá no mỗi bữa.
Nước chiếm tới 70% cơ thể người và 80% trong quá trình bài tiết ở đại tràng. Ngoài bú mẹ, các mẹ nên bổ sung đủ nước cho bé trong thực đơn hằng ngày. Mẹ có thể dùng nước ép hoa quả cho bé uống, các loại hoa quả như táo, mận, lê, đào,... kích thích nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Không nên cai sữa quá sớm, nên kết hợp ăn dặm cùng bú sữa mẹ hằng ngày tới khi bé 24 tháng tuổi.
Trẻ ăn dặm bị táo bón nên uống nhiều nước
Giai đoạn này trẻ nên vận động thường xuyên, hãy cho bé tham gia các trò chơi, các hoạt động ngoài trời kích thích bé vận động. Vận động giúp bé tiêu hóa tốt hơn, nếu bé chưa biết đi hay bò có thể cho con đạp chân, xoa bụng bé kích thích hệ tiêu hóa.
>>Xem ngay: Cách xoa bụng để chữa táo bón cho trẻ
Nhiều loại sữa bột chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể gây táo bón cho trẻ nhỏ. Vì vậy các mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp, sữa chứa chất xơ sẽ giúp bổ sung chất xơ cho bé. Bên cạnh đó, vẫn nên duy trì bú sữa mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và chứa các enzym cho quá trình tiêu hóa.
Sữa công thức không phù hợp có thể khiến trẻ bị táo bón
Mẹ có thể cho bé sử dụng sữa chua cho quá trình tiêu hóa, kích thích ăn ngon ở trẻ, giúp trẻ phát triển đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón. Sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên đối với trẻ mới ăn dặm, không nên cho bé ăn nhiều sữa chua bởi có thể gây tác dụng ngược khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.
Dược phẩm PQA hy vọng rằng những biện pháp trên sẽ giúp cải thiện tình trạng táo, cho đường ruột khỏe mạnh, giúp hấp thụ tốt hơn ở trẻ ăn dặm bị táo bón. Mỗi bé đều có thể trạng riêng, vì vậy hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé. Tuy nhiên, những mẹo trên có thể áp dụng chung cho hầu hết trẻ nhỏ. Hãy chú ý thực đơn hàng ngày của bé để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và không còn gặp khó khăn khi đi tiêu. Chúc các mẹ và bé luôn vui khỏ
Xem ngay: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì an toàn không tác dụng phụ?