Đã bao lần mẹ sau sinh cảm thấy bất lực và lo lắng khi con gặp phải tình trạng táo bón. Những đêm thức trắng vì bé quấy khóc, không thể đi đại tiện, ăn uống kém và chậm lớn khiến mẹ không khỏi xót xa. Phải làm sao để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này? Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Đừng lo, với một vài kiến thức cơ bản và các mẹo nhỏ hiệu quả, mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng táo bón, đem lại sự thoải mái và phát triển toàn diện cho con.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bé đi tiêu gặp khó khăn, khoảng cách giữa các lần đi tiêu lâu hơn bình thường, thường là ít hơn 3 lần/tuần. Táo bón là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé hoạt động không khỏe mạnh. Lúc này, quá trình chuyển hóa thực phẩm trong dạ dày diễn ra chậm, các chất thải tích tụ tại ruột già lâu ngày sẽ gây khó khăn cho quá trình bài tiết của bé.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Những tác động táo bón ở trẻ sơ sinh có thể gây nên những biến chứng như trĩ, nứt rách hậu môn, thậm chí táo bón mãn tính ở trẻ có thể làm phát sinh các bệnh lý nguy hiểm như sa trực tràng, viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng,...
> Xem thêm bài viết: Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khác với các đối tượng khác, ở trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, do đó, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh cũng phức tạp hơn các đối tượng khác.
Ăn dặm ở bé sơ sinh là vấn đề nhiều bà mẹ băn khoăn. Việc ăn dặm của bé cần đúng thời điểm, không quá muộn bởi có thể gây nên thiếu dinh dưỡng ở trẻ, quá sớm sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa, các bệnh lý về tiêu hóa, trong đó có táo bón.
Trẻ bị táo bón do ăn dặm sớm
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trước đó, nguồn dinh dưỡng của trẻ chủ yếu từ sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn sữa mát dồi dào dinh dưỡng nhưng không quá đặc, hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa cần hoạt động nhiều. Do đó, khi bước sang giai đoạn ăn dặm một cách đột ngột, hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi, có thể dẫn tới táo bón ở trẻ sơ sinh. ‘
Ở giai đoạn tập ăn dặm, bé bắt đầu từ các món như sữa đặc, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc,... chứa nhiều chất dinh dưỡng mà vô tình thiếu đi nguồn chất xơ cần thiết. Các mẹ thường mắc phải một sai lầm là cho bé ăn dặm quá sớm, đồng thời cai sữa mẹ đột ngột mà khiến trẻ sơ sinh táo bón.
Ngoài sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, bé sơ sinh thường được bổ sung sữa công thức cho quá trình phát triển. Ở một số mẹ sau sinh còn thiếu sữa cho con bú, việc uống sữa công thức được áp dụng ngay từ đầu khi trẻ còn nhỏ.
Sự khác nhau giữa thành phần dinh dưỡng giữa sữa công thức và sữa mẹ khiến hệ tiêu hóa của bé vô tình chưa kịp thích nghi. Trong sữa công thức có chứa thành phần dinh dưỡng cao, giàu protein, nhiều loại sữa nhiều dinh dưỡng không phù hợp với trẻ sơ sinh.
Trẻ táo bón do uống sữa công thức không phù hợp
Sữa mẹ cân bằng được lượng protein, nước và chất xơ cho bé, do đó, nếu thấy bé nhà bạn đang sử dụng loại sữa công thức không phù hợp, có thể đổi loại sữa công thức cho bé.
Để tìm được loại sữa phù hợp cho con, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần dinh dưỡng hợp với hệ tiêu hóa của bé.
Một sai lầm nữa mà các mẹ thường hay mắc phải đó là quên bổ sung nước cho bé. Mẹ đơn giản nghĩ rằng cho bé bú sữa là đủ mà không cần uống nước. Tuy nhiên, chính điều đó gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh.
Thiếu nước khiến phân của bé trở nên khô và cứng, khó đi ngoài hơn.
Ở bé sơ sinh, việc bú mẹ vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ thường tập trung bổ sung các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm giàu protein, chất đạm như chân giò, thịt cá,... mà quên bổ sung chất xơ. Mẹ cũng hạn chế uống nước vì sợ làm loãng sữa, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho con bú.
Chế ăn thiếu chất xơ gây táo bón ở trẻ em
Chính lý do này vô tình khiến cả mẹ lẫn bé sơ sinh bị táo bón.
Đối với các bé ăn dặm, mẹ cũng thường quan tâm tới chế độ dinh dưỡng giàu thịt cá, protein, bỏ quên rau quả khiến bé bị táo bón.
Các bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới táo bón như bệnh phì đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung), bệnh cường giáp, đái tháo đường, các bệnh liên quan tới hệ thần kinh ảnh hưởng hệ thần kinh tiêu hóa, ngộ độc thịt do clostridium botulinum,...
Ngoài những nguyên nhân trên, bé sơ sinh có thể bị táo bón do các yếu tố như mẹ ăn các đồ chiên xào, cay nóng khiến bé bú mẹ bị táo bón. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt ngay các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé. Bé nằm hay ngồi lâu một chỗ, ít vận động cũng có thể gây nên táo bón.
Các dấu hiệu điển hình mẹ có thể dễ dàng quan sát để ý khi bé sơ sinh bị táo bón:
Theo các thống kê, tần suất đi tiêu của trẻ sơ sinh 8-12 tháng tuổi thường là 1-2 lần/ngày, nếu bé đi phân ít hơn tần suất trên, kèm các triệu chứng khó đi ngoài, phải rặn thì bé nhà bạn có thể bị táo bón.
Khi bị táo bón, chất thải trong cơ thể không được đẩy ra gây nên đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhỏ. Nếu mẹ sờ thấy bụng bé cứng và đầy, có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón.
Khi bị táo bón, bé sơ sinh bị mệt mỏi, khó chịu do khó khăn trong đi đại tiện, chức năng tiêu hóa kém, không hấp thụ dinh dưỡng.
Dấu hiệu bị táo bón ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 ngày tuổi, bé có phân su màu thấm, đặc sệt. Khi bú mẹ phân bé sẽ sáng hơn. Ở trẻ 1 tháng tuổi, bé đi tiêu từ 2-5 lần trong ngày. Bé từ 1-6 tháng tuổi đi tiêu 1-2 lần trong ngày, tăng cân, hấp thụ dinh dưỡng vẫn được coi là hiện tượng bình thường.
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, phân của bé sẽ có màu sẫm, vón cục nhỏ, cứng, hình viên như phân dê hoặc phân thỏ. Đối với trẻ dùng sữa công thức, tần suất đi ngoài sẽ thấp hơn trẻ bú mẹ.
Đối với trẻ sơ sinh từ 2-6 tuần tuổi, tần suất đi tiêu của bé có thể giảm do bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn từ sữa mẹ chứ không hẳn là bị táo bón. Nếu bé vẫn ăn uống, vui chơi, không quấy khóc, không căng thẳng khi đi ngoài, phân mềm thì bé hoàn toàn không bị táo bón.
Một số bé sẽ có biểu hiện căng thẳng khi đi ngoài, các mẹ cũng có thể nhầm lẫn với táo bón. Tuy nhiên, ở trẻ 1 tháng tuổi tới 1 tháng rưỡi, bé bắt đầu tập làm quen với việc đi tiêu đào thải phân ra khỏi cơ thể. Nếu bé chỉ căng thẳng, không quấy khóc, thì bé không bị táo bón.
Mẹ có thể tham khảo một số cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh sau:
Thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu gây táo bón. Mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn của bé sơ sinh chất xơ từ nước sinh tố hoa quả từ các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa như việt quất, mận, táo, lê, nho,...
Trẻ sơ sinh cần bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống
Bên cạnh đó, mẹ không nên cho uống sinh tố trái cây nhiều đường, chua, không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh như cam, bưởi, thơm,... Chúng có thể kích thích dạ dày còn nhạy cảm của bé, khiến táo bón thêm nghiêm trọng.
Chất xơ còn có trong các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ,... Đối với các bé ăn dặm, có thể xay bột kèm với rau xanh để bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của bé.
Sữa công thức quá nhiều thành phần dinh dưỡng gây khó khăn cho đường tiêu hóa của bé. Nếu bé của bạn bị táo bón, bạn có thể thử thay đổi loại sữa công thức. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về loại sữa phù hợp với trẻ.
> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì?
Sai lầm không cho bé uống nước khi bú mẹ vì sợ loãng sữa nhiều mẹ gặp phải. Tuy nhiên, khi cho bé bú mẹ, mẹ vẫn cần bổ sung đủ nước cho bé tránh tình trạng táo bón ở trẻ.
Sữa mẹ không phải là nước, trong sữa mẹ chứa một lượng protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, do đó, nếu chế độ ăn của mẹ không phù hợp cũng có thể gây táo bón cho bé sơ sinh.
Bổ sung nước đầy đủ để hỗ trợ cải thiện táo bón ở trẻ sơ sinh
Xoa bụng giúp làm ấm bụng, điều hòa hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột ở trẻ. Chuẩn bị phòng ấm và sạch, đặt bé lên khăn hoặc chăn. Mẹ từ từ nhấn ngón trỏ vào rốn trẻ, từ từ xòe bàn tay và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
Động tác này sẽ kích thích động ruột để tạo cảm giác đi phân của trẻ sơ sinh.
> Xem thêm bài viết chi tiết về: Cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón
Khi bé bị táo bón, hãy cho bé ngâm mình trong nước ấm giúp bé thư giãn, thoải mái đồng thời giảm cảm giác đau đớn khi bị táo bón. Nước nóng giúp trẻ thư giãn cơ bụng, điều hòa tiêu hóa để đi đại tiện dễ dàng hơn.
Mẹ có thể thêm một số loại lá vào nước tắm cho bé như lá kinh giới, trầu không,... để tạo mùi thơm cho nước, giúp bé thoải mái khi tắm.
Nước ấm còn có công dụng kích thích cơ hậu môn, giúp bé sơ sinh đi đại tiện dễ hơn. Mẹ nên cho bé ngâm hậu môn với nước ấm 1-2 lần một ngày, trong khoảng 5-10 phút để cải thiện táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày của trẻ, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và đại tiện. Cũng có thể thay trà bạc hà bằng trà Cúc La mã có tác dụng xoa dịu hệ thần kinh trong đó có hệ thần kinh tiêu hóa.
Cho túi trà bạc hà hoặc Cúc La mã vào cốc nước ấm cho bé uống sau các bữa ăn. Bổ sung nước lẫn kích thích tiêu hóa từ bạc hà giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng táo bón.
Nước ấm cũng có tác dụng làm ấm cơ thể bé, điều hòa đường ruột để làm giảm táo bón.
Chế độ ăn của mẹ cho con bú ảnh hưởng trực tiếp tới bé sơ sinh. Khi bé sơ sinh bị táo bón, mẹ nên thay đổi chế độ ăn, bổ sung chất xơ từ hoa quả, rau xanh để sữa mẹ cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ cần tránh các đồ ăn cay, chiên rán gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng từ thịt cá, chân giò, đồ bổ dưỡng, mẹ cũng không quên bổ sung chất xơ từ rau quả, để bé bú mẹ hạn chế bị táo bón.
Đây là câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao mà các mẹ nên lưu ý. Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm chăm sóc tốt nhất. Hãy thiết lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để bé phát triển khỏe mạnh và tạm biệt táo bón mẹ nhé! Nếu bé có những biểu hiện chán ăn, quấy khóc tốt nhất mẹ nên cho bé đi thăm khám tại các cơ sở có chuyên môn.
Bài viết liên quan: