CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Mẹ nên cân nhắc: Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt hậu môn không?

Tác giả: Hòa Nguyễn

Bé nhà tôi gần 12 tháng, gần đây cháu có dấu hiệu ít đi ngoài, khó khăn mỗi khi đi vệ sinh, tôi thấy con có biểu hiện chán ăn, không còn hứng thú nhiều với việc chơi đùa nữa. Tôi đã thử một số biện pháp như bổ sung chế độ ăn nhiều rau, thay đổi sữa công thức cho con nhưng tình trạng không cải thiện nhiều. Tôi định thử biện pháp thụt hậu môn cho cháu. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt hậu môn không? Khi bơm thụt cho con nên lưu ý gì?

Sử dụng thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có an toàn không?

Thụt hậu môn là biện pháp đưa một lượng dịch qua trực tràng vào đại tràng nhằm kích thích làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột. Thụt hậu môn kích thích ruột nở rộng, tăng co bóp nhằm đào thải phân ra ngoài. Thụt hậu môn cũng được thực hiện chuẩn bị cho các xét nghiệm hoặc trước khi thực hiện các phẫu thuật.

Theo nhiều chuyên gia, sử dụng thụt hậu môn cho trẻ khá an toàn, tuy nhiên, chuyên gia khuyên rằng việc thụt hậu môn chỉ nên sử dụng khi đã áp dụng tất cả các phương pháp khác mà không có tác dụng. Trước khi áp dụng thụt hậu môn cho bé, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi việc bơm thụt hậu môn có thể gây nên một số tác dụng phụ: 

  • Gây đau rát hậu môn do hậu môn của trẻ sơ sinh còn non nớt 
  • Tháo thụt nhiều lần khiến bé phụ thuộc vào thuốc, gây mất phản xạ muốn vệ sinh tự nhiên 
  • Chảy máu, thậm chí nứt rách hậu môn. 

Mẹ nên tham khảo bác sĩ về loại thuốc thụt hậu môn, liều lượng và cách sử dụng cũng như lưu ý khi thụt hậu môn cho bé sơ sinh để chữa táo bón. 

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt hậu môn không?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt hậu môn không?

Thuốc thụt hậu môn nào được sử dụng cho trẻ sơ sinh? 

Thuốc thụt hậu môn là một loại thuốc nhuận tràng dưới dạng dung dịch hoặc gel có tác dụng làm mềm phân, kích thích phân ra ngoài dễ dàng tránh gây đau đớn cho bé khi đi đại tiện. 

Cách loại dung dịch thường được sử dụng để thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh hiện nay bao gồm thuốc chứa dầu khoáng, thuốc chứa muối và thuốc chứa phốt phát. Nếu sử dụng thuốc chứa phốt phát, bạn cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng tránh gây hại cho bé.

>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt? Cách thụt hậu môn cho bé sơ sinh 

Chuẩn bị các dụng cụ: Một chai thuốc thụt, một ít nước ấm, găng tay sạch, không chứa hóa chất. 

  • Bước 1: Để bé nằm nghiêng bên trái, gập gối, gập người lại. Đầu và ngực hạ thấp về phía trước sao cho tay trái áp vào má trái, để bé nằm ở tư thế thoải mái nhất, tránh gây khó chịu và sợ hãi. 
  • Bước 2: Đưa thuốc vào hậu môn tới trực tràng, bóp mạnh lọ thuốc để thuốc được đưa vào cơ thể. 
  • Bước 3: Khi thuốc đã vào tới trực tràng, rút thuốc ra khỏi hậu môn và giữ hậu môn sao cho thuốc không tràn ra ngoài. Để bé nằm nguyên cho tới khi bé có phản ứng muốn đi ngoài. Thông thường thuốc có tác dụng từ 2-5 phút. 
  • Bước 4: Sau khi bé đi ngoài xong, vệ sinh hậu môn cho bé bằng nước ấm sạch sẽ, tránh gây vi khuẩn viêm nhiễm. 

Cách thụt hậu môn cho bé sơ sinh bị táo bón

Cách thụt hậu môn cho bé sơ sinh bị táo bón

Lưu ý cho mẹ khi thụt hậu môn cho bé sơ sinh 

Khi thụt hậu môn cho trẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau: 

  • Việc bơm thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có thể khiến bé khó chịu, không hợp tác, thậm chí muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Mẹ nên trấn an bé, giảm căng thẳng và sợ hãi cho bé. 
  • Khi đưa thuốc thụt vào hậu môn của bé, mẹ có thể bôi thêm một ít dầu bôi trơn để dễ đưa vào hậu môn. Thực hiện nhẹ nhàng và từ từ, không nên cố đưa vào hậu môn trẻ bằng được bởi có thể khiến bé đau đớn, khó chịu, gây nứt rách hậu môn
  • Khi lựa chọn thuốc thụt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường, thuốc thụt hậu môn chỉ được chỉ định cho bé trên 2 tuổi, đối với những bé nhỏ, mẹ không nên tự ý sử dụng cho bé mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng
  • Thụt hậu môn là phương pháp có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, không nên sử dụng thường xuyên bởi có thể gây nên những biến chứng ở trẻ sơ sinh, gây tổn thương hậu môn, kích thích và gây hại của các mô. 
  • Đối với các bé sơ sinh có biểu hiện táo bón nhẹ, vẫn ăn ngủ tốt thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn hoặc các thuốc nhuận tràng thay vì thụt hậu môn. 
  • Khi bé sơ sinh táo bón lâu ngày có các biểu hiện nặng như nôn mửa, chán ăn, sốt ốm, da dẻ xanh xao thì mẹ nên đưa bé tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị hợp lý.

Thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón

Thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón

Biện pháp thụt hậu môn dân gian không dùng thuốc 

Ngoài các biện pháp thụt hậu môn dùng thuốc, các mẹ có thể tham khảo cách thụt hậu môn dân gian bằng mật ong: 

  • Dùng tăm bông tẩm một ít mật ong và ngoáy nhẹ nhàng vào hậu môn của bé. Mật ong có tính nóng, có tác dụng kích thích bé đi ngoài 
  • Chỉ nên ngoáy sâu 1cm vào hậu môn bé, không nên thụt quá sâu có thể gây tổn thương cho trẻ. 
  • Bên cạnh đó có thể áp dụng cách dùng một ngọn mùng tơi tước vỏ rồi tẩm mật ong ngoáy vào hậu môn trẻ. 

Áp dụng cách này 1-2 lần sẽ giúp bé có phản xạ muốn đi vệ sinh. 

Thụt hậu môn chỉ nên sử dụng khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Các mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ, bổ sung chất xơ từ rau củ quả vào khẩu phần ăn hằng ngày, cho bé uống đủ nước, vận động vui chơi nhẹ nhàng để tránh tình trạng ruột hoạt động kém đi. Ngoài ra, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị táo bón ở trẻ nhỏ.


Xem thêm

Tham Vấn Y Khoa

Nguyễn Thị Hằng Thầy thuốc ưu tú, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, là nữ thầy thuốc tài ba, sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền. Bác sĩ Hằng sở hữu vốn kiến thức uyên thâm, am hiểu sâu sắc các bệnh lý về tiêu hoá, sinh lý, bệnh phụ nữ…...
Bệnh táo bón

Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng tại đây!

Bình luận bài viết
H
Hồng Giau
Bé của em dc 1 tháng 15 ngày roi ma 3 bữa nay khong đi đại tiện được bác si tu van giùm em để em biết để giúp bé đi đại tien được ko ạ
Trả lời 0
11 tháng trước
PQA
Thuốc Nam PQA
Chào Hồng Giau, cám ơn bạn đã gửi thông tin về Thuốc Nam PQA. Trường hợp bé 3 ngày không đi đại tiện có thường xuyên xảy ra không mẹ, nếu mới bị thì mẹ theo dõi phân của con, xem con đi phân có bị khô cứng không, con có chướng bụng đau bụng quấy khóc không mẹ nhé, nếu mọi việc bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng mẹ nha. Mẹ để ý điên thoại, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn giúp mẹ để mẹ yên tâm hơn
Trả lời 0
11 tháng trước
(*) Thông tin bắt buộc
M
My
Bé nhà e 1m25d . Bé ty mẹ và sct, bé bị táo bón k đi vệ i đc, 3-4 hôm thấy k đi ị e có dùng bông tẫm mật ông kích thích cho bé ị đc. K thụt bông bé lại k đi, thậm chí cả tinaaf cũng k thấy đi ị. Bé nhà e như vậy phải làm sao ak? Thụt nhiều có bị ảnh hưởng gì k?
Trả lời 1
12 tháng trước
PQA
Thuốc Nam PQA
Chào My, cám ơn em đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Trường hợp của con thì mẹ cần theo dõi xem tình trạng phân của con thế nào nữa nhé. Nếu như phân của con hoàn toàn bình thường, con không bị sốt, đau bụng, quấy khóc thì việc 3-4 ngày hay 7 ngày không đi đại tiện là bình thường, mẹ không cần quá lo lắng nhé.
Trả lời 1
12 tháng trước
(*) Thông tin bắt buộc
N
Nguyễn Thị Tố Uyên
Bé nhà e 3 tháng tuổi, 6 ngày k đi ngoài, e có thụt hậu môn cho bé thì hsau thấy bé hay rặn và ra phân lỏng màu vàng lẫn xanh. bác sĩ tư vấn giúp e xem bé có sao k ạ.
Trả lời 1
1 năm trước
PQA
Thuốc Nam PQA
Chào Nguyễn Thị Tố Uyên, cám ơn em đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Với trường hợp của con, 6 ngày con không đi đại tiện nhưng bé cũng không bị ốm sốt, đau bụng,… thì mẹ cũng đừng quá lo lắng mẹ nhé. Mẹ không nên áp dụng biện pháp thụt hậu môn cho con, thay vào đó mẹ có thể áp dụng biện pháp massage bụng cho con, cho con thực hiện động tác đạp xe và chăm sóc lại chế độ dinh dưỡng của bé. - Nếu em bé đang bú sữa mẹ thì nguyên nhân trẻ không đi ngoài có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy mẹ cần ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn đồ ăn mát để giúp trẻ không bị lâu đi ngoài. - Đối với trẻ uống sữa ngoài (sữa công thức) thì bố mẹ cần kiểm tra lại xem đã pha sữa đúng theo hướng dẫn hay chưa, có đặc quá hay không và sữa có phù hợp với trẻ không. Để chi tiết hơn, chuyên gia PQA sẽ liên hệ để tư vấn cho mẹ nhé
Trả lời 0
1 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
3 trong tổng số 6
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

10 cách trị táo bón nhanh nhất tại nhà mà không gây tác dụng phụ

10 cách trị táo bón nhanh nhất tại nhà mà không gây tác dụng phụ

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Bạn bị căn bệnh táo bón đeo đẳng kéo dài gây mệt mỏi? Táo bón cũng khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, cơ thể suy kiệt? Nếu không muốn táo bón trở thành nỗi ám ảnh thường trực, hãy tham...
Xem chi tiết
7 cách trị táo bón sau sinh an toàn hiệu quả

7 cách trị táo bón sau sinh an toàn hiệu quả

Ngày đăng:24/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
90% mẹ sau sinh đang phải chịu nỗi ám ảnh táo bón... Đã đau vết mổ lại kèm nỗi khổ bị táo bón, mỗi lần đi ngoài còn ám ảnh hơn đau đẻ... Ăn không ngon, ngủ không yên, mệt mỏi... Cơ thể...
Xem chi tiết
7+ loại thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay và những lưu ý khi sử dụng

7+ loại thuốc trị táo bón tốt nhất hiện nay và những lưu ý khi sử dụng

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sử dụng thuốc trị táo bón được xem là giải pháp giúp người bệnh có thể đi ngoài ngay lập tức. Thuốc làm mềm phân, thuốc xổ, thuốc kích thích nhuận tràng,... đâu mới là loại thuốc hiệu...
Xem chi tiết
Bị táo bón có nên uống thuốc xổ? Lưu ý khi dùng thuốc xổ trị táo bón

Bị táo bón có nên uống thuốc xổ? Lưu ý khi dùng thuốc xổ trị táo bón

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sau một trận ốm sốt, cô Lan ở Đống Đa, Hà Nội bị táo bón do sử dụng quá nhiều kháng sinh. Nghe lời hàng xóm “giải cứu” táo bón bằng thuốc xổ, cô Lan bị một phen thập tử nhất sinh vì...
Xem chi tiết
Mẹ có biết mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Mẹ có biết mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Ở trẻ nhỏ bộ máy tiêu hóa vẫn còn chưa hoàn thiện việc bị táo bón dần dần trở thành “chuyện như cơm bữa” của các mẹ. Việc táo bón “chuyện như cơm bữa” đó thường khiến các mẹ ngao...
Xem chi tiết
6 cách trị táo bón cho trẻ - Cách số 6 giúp loại bỏ táo bón dứt điểm

6 cách trị táo bón cho trẻ - Cách số 6 giúp loại bỏ táo bón dứt điểm

Ngày đăng:24/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Mẹ mệt mỏi vì con bị táo dài chẳng khỏi. Ăn uống không hấp thụ, bé sụt cân, thường xuyên quấy khóc. Chẳng biết phải làm thế nào khi sử dụng nhiều cách chữa táo bón cho bé mà không hiệu...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717