CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh COPD hiện nay, một căn bệnh khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng bất cứ lúc nào. Cùng với liệu trình điều trị khoa học, hợp lý và bài bản thì kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD cũng góp phần không nhỏ trong việc phục hồi bệnh.  

Để nắm rõ hơn về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD cũng như cách phòng ngừa bệnh hô hấp hiệu quả, mời đọc giả cùng tham khảo chi tiết hơn về bài viết “Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024” sau đây! 

Tìm hiểu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD

1. Bệnh COPD là bệnh gì?

COPD (Viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khiến việc thở và hô hấp bình thường của con người khó khăn hơn. 

Nguyên nhân cốt lõi của bệnh là do tình trạng viêm phế quản mãn tính và bệnh khí thũng, bệnh rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu do có những biểu hiện mập mờ, nhưng khi bệnh nặng thường tái phát đột ngột và dễ gây tử vong do ngạt thở. Cơ hội điều trị vẫn cao nếu người bệnh có ý thức chữa trị theo đúng liệu trình và chọn đúng phương pháp. Đặc biệt là có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân copd hiệu quả.

2. Chuẩn bị lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD

Lên được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi COPD cũng là cách bạn đạt hiệu quả chữa trị lên tới 80%. Vì những lợi ích sau:

  • Quá trình điều trị viêm phổi sẽ hiệu quả hơn vì trong ngoài kết hợp
  • Có thể phát hiện kịp thời và chủ động xử lý các trường hợp nguy hiểm
  • Bệnh nhân luôn thở tốt không bị khó thở, tránh phải cấp cứu
  • Giải tỏa những lo lắng và giúp bệnh nhân luôn ổn định tâm lý, lạc quan
  • Cơ hội điều trị khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn, tiết kiệm thời gian và công sức

Nhưng để lên được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD thì bạn cần phải…:

  • Cần nắm rõ mức độ nguy hiểm của bệnh nhân đó
  • Nắm bắt được vấn đề mà người bệnh đang mắc phải
  • Phương pháp chữa trị bệnh nhân đang áp dụng là gì
  • Có thường xuyên phải cấp cứu, hay thể trang có gì đặc biệt không

Biết được các nguyên nhân chính gây bệnh:

  • Do tụ cầu, liên cầu, phế cầu khuẩn Gram (+) gây ra
  • Thời tiết quá lạnh, sống trong môi trường có nhiệt độ thấp
  • Đường hô hấp tăng tiết dịch nhầy
  • Người bị nghiện thuốc lá lâu năm hay hút quá nhiều
  • Người bị COPD do chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Nghiện nhiều rượu bia, viêm đường hô hấp trên
  • Do tuổi cao, suy giảm miễn dịch nên dễ mắc phải bệnh

Nắm bắt rõ tình trạng của bệnh nhân hiện tại : 

Cần phải tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân copd  hợp lý.

- Kiểm tra về dấu hiệu của bệnh nhân như:

  • Mức độ ho, có sốt hiện tại có liên tục và thường xuyên không?
  • Đặc điểm của đờm, màu, đặc hay loãng, có máu không, số lượng nhiều hay ít
  • Đau tức vùng ngực có kèm khó thở không
  • Có bị rét run, ớn lạnh kéo dài không
  • Tình trạng ăn uống như thế nào, vì một số bệnh nhân thể trạng khá yếu ớt
  • Đếm mạch, đo huyết áp để xem có bất thường không
  • Theo dõi các kết quả xét nghiệm trong thời gian gần nhất.

- Hỏi bệnh nhân những câu hỏi quan trọng:

  • Có bị bệnh về đường hô hấp nào trước đó chưa
  • Có đang sử dụng loại thuốc nào không
  • Có thói quen uống bia rượu và hút thuốc lá không

có kế hoạch cụ thể chăm sóc người bệnh copd tại nhà

Cần phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD cụ thể

3. Tổng hợp kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn nhất

3.1. Kế hoạch hỗ trợ điều trị bệnh hàng ngày

Chăm sóc bệnh nhân hàng ngày là một trong việc làm cần thiết. Một vài triệu chứng sau đây cần được xử lý hàng ngày:

- Làm giảm ngay hiện tượng khó thở ở bệnh nhân bằng việc tăng cường hít hơi ẩm, nóng sau khi đã hít thuốc để làm giãn phế quản, loãng các chất nhầy đờm, đẩy các chất ra ngoài dễ dàng hơn khi khạc.

- Cho ngay phần đờm ra ngoài sau khi ho khạc, với thể trạng yếu không thể tống dịch ra ngoài thì nên tiến hành hút đờm bên ngoài qua mũi hoặc miệng.

- Làm thông thoáng đường thở bằng việc bỏ ngay thuốc lá, thuốc lào, không hít bụi bẩn ở những môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại. Tăng cường uống nước ấm. Có thể dùng thuốc giãn phế quản, kết hợp vỗ lồng ngực và ho hiệu quả để dẫn đờm ra ngoài. 

- Học các ho hiệu quả là khi ho thì ngồi đầu hơi cúi về phía trước, phần hông và đầu gối ở tư thế gấp, thả lỏng cơ bụng. Sau đó hít chậm lại từ từ qua mũi, thở ra nhẹ nhàng qua mồm, mỗi lúc thở ra thì ho 2 lần, lúc này thì co cơ bụng lại để lấy sức. 

- Theo dõi dấu hiệu bùng phát đợt cấp bởi sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý nó như thế nào. Một vài biểu hiện như khò khè nhiều hơn, ngày càng khó thở, ho nhiều hơn bình thường vào nhiều chất nhầy, màu sắc chất nhầy khác biệt. Bạn cần phải theo dõi triệu chứng và có phác đồ điều trị càng sớm càng tốt gồm phục hồi chức năng phổi, điều trị bằng thuốc hàng ngày và sử dụng oxy.

Chuyên gia đang trực tuyến - Chat với chuyên gia ngay qua ZALO

zalo tư vấn

3.2. Kế hoạch về điều trị và theo dõi quá trình dùng thuốc điều trị COPD hàng ngày

Về cơ bản, bệnh nhân bị COPD hàng ngày sẽ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc hít hay dạng thuốc viên, đôi lúc vì lý do nào đó mà có thể bị quên. Các thiết bị phục vụ điều trị cũng cần được sử dụng đúng cách, người chăm sóc bệnh nhân cũng cần được sử dụng hợp lý từng thiết bị và giúp người thân của bạn khi cần thiết.  

Luôn đảm bảo phải uống thuốc đầy đủ theo liệu trình của bác sỹ đưa ra, bởi căn bệnh sẽ rất dễ bị tái phát nếu như không có thuốc hỗ trợ kịp thời.

Tình trạng sốc thuốc, tác dụng phụ hay không thấy dấu hiệu bệnh tiến triển cần phải nói chuyện lại ngay với bác sĩ để xem xét và thay thế các lựa chọn điều trị khác, đặc biệt là các bài thuốc đông y chữa COPD rất hiệu quả.

3.3. Kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân COPD

Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân mắc phải COPD sẽ cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn so với người thường tới 30kcal/kg cân nặng. Theo đó bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính cần chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để có đủ năng lượng cho việc thở và hoàn thành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

+ Nguồn dinh dưỡng chủ yếu sẽ từ chất đạm, chất béo, chất xơ và chất bột. Nên hạn chế chất bột vì sẽ làm tăng lượng CO2 ở trong máu, nên cần phải tăng chất đạm và chất béo.

+ Tuy nhiên, chất béo từ động vật lại không tốt với bệnh nhân COPD mà dùng nhiều chất béo từ dầu thực vật, cá … với chất béo từ trứng, mỡ thì bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều.

+ Về chất xơ phải tăng cường từ các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C, E, A … ăn nhiều rau xanh giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thụ các chất béo động vật, tăng cường trao đổi chất.

+ Người bệnh cũng nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, nhất là thực phẩm mặn, nhiều muối như loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm muối.

+ Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày so với người bình thường, tăng cường uống nước mang lại nhiều lợi ích trong việc loãng đờm, giúp quá trình ho khạc đờm ra ngoài dễ hơn, hạn chế việc tiết chất nhầy.

+ Bệnh nhân COPD cũng không nên ăn quá no bạn nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày tầm 4 – 6 bữa ăn. Lựa chọn thức ăn chứa nhiều năng lượng so với thể tích, tránh ăn thức ăn không có năng lượng hoặc cung cấp năng lượng quá ít. 

+ Thời điểm ăn tối nên chọn những loại thức ăn ít năng lượng để dễ tiêu hóa hơn vào buổi tối. Các loại rau củ quả nên cắt nhuyễn, nấu mềm và uống luôn nước rau để bổ sung thêm kali trong đó.

> Xem ngay: Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì? kiêng gì?

3.4. Kế hoạch về cải thiện không gian sống cho bệnh nhân COPD

Không gian sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả trị bệnh cũng như mức độ cải thiện của bệnh nhân. Thế nên bạn hãy chú ý về môi trường sống lúc này:

+ Hãy sắp xếp đồ dùng tiện lợi nhất cho thể, vì bệnh COPD sẽ lấy đi rất nhiều năng lượng của người bệnh, đôi khi họ mệt mỏi chỉ cần tập trung cho việc thở và ăn uống mà thôi. Đặt vật dụng mà người bệnh sẽ phải sử dụng thường xuyên ở cạnh họ, dễ với tới và có thể là nên đặt một chiếc ghế trong nhà tắm để giúp họ sử dụng dễ dàng hơn.

+ Quạt và điều hòa nhẹ nhàng giúp điều hòa việc thở của họ tốt hơn. Không gian mát mẻ dễ chịu là cách làm cho đường thở luôn lưu thông, giảm thiểu tình trạng khó thở và co bóp mạnh. 

+ Cải thiện không khí trong nhà luôn sạch sẽ và thoáng đãng, các sản phẩm làm đẹp có chứa những mùi hương mạnh như nước hoa, gel xịt tóc, kem dưỡng da hay nước tẩy rửa bạn sử dụng có thể sẽ gây tác động tới người bệnh. Vì vậy, với bệnh nhân bị COPD tốt nhất nên tránh xa những vật dụng đó.

kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân copd

Tránh xa những môi trường gây hại cho bệnh nhân COPD 

3.5. Kế hoạch tập thể dục nâng cao thể lực và cải thiện bệnh COPD

Cùng với ăn uống thì luyện tập thể dục cũng là một cách giúp bệnh nhân COPD cải thiện bệnh hiệu quả. Bài tập thể dục ở đây là các bài luyện thở đúng cách, thở hiệu quả như vậy sẽ tăng chất lượng của hơi thở, giúp bệnh nhân không cảm thấy mất sức, mệt mỏi cũng như học cách kiểm soát nhịp thở của mình. 

Bài tập: Đầu tiên hút hơi vào bằng mũi, đếm đến 3 và thở ra qua đường mồm nhẹ nhàng, từ từ, cơ bụng co lại trong lúc đếm đến 7.

tập thể dục cho bệnh nhân copd

Kế hoạch tập thể dục nâng cao thể lực và cải thiện bệnh COPD

Lưu ý với các bài tập luyện với bệnh nhân COPD:

+ Hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập vận động

+ Thời gian tập luyện phải đều hàng ngày, cần phải kiên nhẫn tập luyện vì hiệu quả sẽ phải trải qua thời gian tập luyện khá dài.

+ Chỉ nên tập luyện vừa với sức của mình, cố quá cũng không tốt nếu cảm thấy mệt lúc đang tập có thể tạm nghỉ ngắn rồi tiếp tục vận động.

+ Mỗi người bệnh sẽ có mức độ bệnh khác nhau, tình trạng sức khỏe khác nhau nên cần phải tìm ra bài tập hợp lý chăm sóc bệnh nhân copd và phù hợp theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên môn.

+ Nên đặt ra chỉ tiêu cho mỗi lần tập, lần sau tập có thể cao hơn lần trước. Điều này giúp tăng khả năng vận động và có cảm giác vui khi bạn hoàn thành được công việc. 

3.6. Kế hoạch chăm sóc tâm lý bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Theo ước tính thì những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn dễ bị rơi vào trạng thái trầm cảm, vì vậy cần phải có kế hoạch quan tâm hơn tới cảm xúc của người bệnh khi chăm sóc cho họ. Cần chia sẻ, động viên để giúp bệnh nhân có cái nhìn lạc quan hơn vào cuộc sống.

Triệu chứng đó là mất khả năng hòa nhập với cuộc sống thường ngày, bỏ chơi, không giao tiếp với con cháu … thì nên điều trị tâm lý kịp thời. Hoặc có những cảm xúc buồn vui lẫn lộn, một số người thường khóc lóc buồn tủi …

Bạn có đang điều trị COPD mãi không khỏi? Bạn cần tìm một giải pháp chuyên sâu, giải quyết dứt điểm COPD hiệu quả và lành tính?

Gọi ngay cho chuyên gia PQA để được tư vấn 24/24

hotline tư vấn

3.7. Đánh giá quá trình chăm sóc bệnh nhân COPD

Đánh giá là bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD. Việc đánh giá này giúp bạn hay điều dưỡng viên điều chỉnh được mục tiêu chăm sóc dựa trên kết quả trước đó. Ngoài ra, tìm ra những vấn đề chưa được giải quyết để tìm ra phương án xử lý kịp thời.

Các vấn đề cần được đánh giá gồm vấn đề chính sau:

  • Mức độ tím tái
  • Hình ảnh X – quang
  • Tần số thở
  • Số lượng đờm và màu sắc đờm
  • Lấy mạch, đo huyết áp và cặp nhiệt độ
  • Xem người bệnh có thực hiện những lời khuyên giáo dục sức khỏe không

Kết quả mong muốn cần đạt được: 

  • Người bệnh không còn khó thở, hết tím tái
  • Những dấu hiệu sinh tồn gồm mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể dần trở về mức bình thường
  • Khạc đờm ít dần và hết hẳn, ăn uống tốt và tăng cân
  • Hình ảnh X – quang được cải thiện và những xét nghiệm cho kết quả tốt lên
  • Người bệnh tuân thủ theo đúng lời khuyên về giáo dục sức khỏe

4. Đâu mới là giải pháp an toàn giúp bệnh nhân COPD khỏi hẳn hoặc đạt kết quả cao nhất?

Trong trường hợp bệnh đã quá nặng và thời gian lâu, chúng tôi nghĩ rằng cơ hội chữa trị hoàn toàn không cao. Nhưng trong trường hợp bạn mới phát hiện bệnh và bệnh còn ở mức độ nhẹ thì việc điều trị COPD càng sớm càng tốt là điều tiên quyết để rút ngắn thời gian cũng như tăng hiệu quả điều trị. 

Bằng việc sử dụng Đông Y điều trị hen suyễn thì để tăng hiệu quả và cũng là giải pháp an toàn hơn bảo vệ sức khỏe. Bởi không chỉ điều trị vào gốc rễ nguyên nhân của bệnh mà còn đồng thời phát huy hiệu quả tổng thể, nâng cao miễn dịch để không bị ảnh hưởng của hóa chất.

pqa hoàng kim cho người bị copd

Sản phẩm PQA Hoàng Kim hỗ trợ điều trị COPD dứt điểm chỉ sau 1 liệu trình

Cách điều trị bệnh COPD bằng Đông Y như thế nào?

Đông Y coi người bệnh COPD, hen suyễn, hen phế quản hay viêm phế quản đều thuộc bệnh “Háo suyễn”. Cách điều trị bệnh chung một nguyên tắc đó chính là “Phò chính khu tà” là làm cho cơ thể khỏe lên, tăng sức đề kháng, phục hồi chức năng của Tỳ, Phế, Thận.

Sản phẩm Đông Y, cụ thể là sản phẩm PQA Hoàng Kim được Dược Phẩm PQA nghiên cứu và sản xuất dựa trên bài thuốc quý gia truyền 17 đời Thanh Doanh Thang giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) với tác dụng chính: tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp bổ hư.

Sản phẩm được chiết xuất 100% thành phần  thảo dược tự nhiên lành tính với mọi cơ địa. Không chỉ có tác dụng đẩy lùi bệnh mà còn có thể tăng cường sức khỏe và giúp bệnh nhân có thể hồi phục cơ thể vốn dĩ đã yếu ớt của mình. 

> Xem ngay: 5 công dụng tuyệt hảo của PQA Hoàng Kim dứt điểm COPD chuẩn theo Đông Y

Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm PQA Hoàng Kim, hãy cùng theo dõi hết video dưới đây nhé

Công dụng vượt trội mà PQA Hoàng Kim đạt được trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh COPD như sau:

  • Giải độc, thanh lọc cơ thể, đẩy đờm nhầy tích tụ lâu năm ra khỏi phế quản
  • Thông phế khí, loại bỏ các cơn ho, khó thở, thông thoáng đường thở cho người bị COPD. 
  • Kháng viêm, kháng khuẩn để hồi phục chức năng phổi và đường phế quản, tránh sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. 
  • Bình hoà phế khí, bồi bổ tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh ăn ngon hơn, sinh hoạt điều độ, khỏe mạnh, ngăn ngừa COPD tái phát. 

Tiến trình cải thiện bệnh đã được chứng minh với hàng trăm khách hàng như sau:

  • 87% bệnh nhân không còn HO – KHÓ THỞ
  • 90% bệnh nhân khạc được ĐỜM dễ dàng
  • 80% bệnh nhân trở về Cuộc sống & sinh hoạt bình thường
  • Không còn sự phụ thuộc vào thuốc giãn phế quản, chống viêm 
  • Không phải đi bệnh viện thường xuyên

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thì người bệnh cần lưu ý điều sau:

+ Nguyên tắc “3 phải”: Phải kiên trì - Phải uống đủ liều – Phải theo đủ liệu trình

+ Phải bỏ thuốc lá và nên hạn chế uống bia rượu, tuyệt đối không uống nước lạnh.

+ Không được ăn đồ tanh nhất là cá mè và đồ hải sản

+ Kiêng ăn da gà, da vịt, dưa muối, cà muối, chuối tiêu, thịt trâu, thịt chó.

> Xem thêm: Vượt qua số phận: Thoát khỏi căn bệnh COPD Tây y bó tay của chú Tĩnh ở Bắc Ninh

Kết luận:

Trên đây là tổng hợp kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn nhất cho bạn tham khảo với 7 bước cơ bản. Hiệu quả chữa bệnh sẽ cần phụ thuộc vào yếu tố, nếu bạn chắc chắn đều làm tốt thì cơ hội chữa trị đẩy lùi được bệnh là hoàn toàn có thể. 

Đồng thời với đó là việc chọn một giải pháp chữa bệnh chuẩn và chữa trị bệnh COPD bằng Đông Y đang được nhiều người lựa chọn bởi mang lại hiệu quả thật sự, cùng với đó là những giá trị bền vững cho cơ thể người bệnh về lâu về dài hơn so với điều trị bằng tân dược.

Nếu bạn cũng đang khổ sở với căn bệnh này mỗi ngày, thì đừng bỏ qua cơ hội được chữa trị dứt điểm hoặc ít nhất là cải thiện bệnh một cách rõ rệt cho người thân của mình nhé! Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0818 288 717 để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm và mức độ phù hợp.

Tìm kiếm trên mạng cả ngày không bằng nghe chuyên gia tư vấn 10 phút

tư vấn

Để lại tình trạng bệnh và SĐT, chuyên gia PQA sẽ gọi lại cho bạn ngay!


Có thể bạn quan tâm:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
SPO2 là gì? Tại sao cần đo chỉ số SPO2? Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Đây đều là những cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Vậy chỉ số này quan trọng như thế nào?...
Xem chi tiết
Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Khó thở là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc trao đổi khí, hít vào thở ra cảm thấy nặng nề, khó nhọc, hơi thở ngắn. Lúc này lồng ngực người bệnh cảm giác như bị thít chặt...
Xem chi tiết
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm mà nhiều người chưa lường trước được. Việc biết và nắm bắt các dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè, thở dồn...
Xem chi tiết
Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tràn khí màng phổi một trong những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn mãn tính. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng tràn khí màng phổi là như nào? Để giúp người bệnh hiểu biết...
Xem chi tiết
Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
COPD và hen phế quản là hai bệnh hô hấp có nhiều điểm giống nhau cả về triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh, khiến người bệnh nhầm lẫn đến chậm trễ trong điều trị. Bài viết này, hãy...
Xem chi tiết
X quang COPD hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả

X quang COPD hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
X quang COPD là một trong những kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh COPD nhanh chóng, hiệu quả. Tuy không thể dựa trên kết quả phim chụp để xác định chính xác bệnh nhưng đây cũng là kết quả có...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail