CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Phương pháp tập thở cho bệnh nhân copd cải thiện bệnh tức thì!

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Căn bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD gây ám ảnh với nhiều bệnh nhân, nhất là nam giới nghiện thuốc lá và thuốc lào. Bệnh gây nên tình trạng ho khan nhiều ngày kèm theo khó thở và đờm đặc cực kỳ khó chịu. Bệnh muốn cải thiện và chữa trị được cần phải kết hợp nhiều giải pháp khác nhau, trong đó phương pháp tập thở chính là nhân tố quan trọng.

Trong nội dung bài viết sau đây, chúng tôi sẽ gửi tới độc giả các phương pháp cũng như bài tập thở cho bệnh nhân COPD đơn giản kèm theo những chỉ dẫn chính xác trong quá trình luyện tập.

tập thở cho bệnh nhân copd

Bài tập thở cho bệnh nhân COPD đơn giản

1 – Tại sao bài tập thở cho bệnh nhân COPD lại rất quan trọng?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là tình trạng phế quản bị viêm và sưng mãn tính làm cho bên trong các ống thở bị nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này sẽ cản trở không khí thoát ra khỏi phổi dễ dàng nên người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực và ho mãn tính bất kể lúc nào. 

Những bệnh nhân bị COPD khi hoạt động nhẹ nhàng họ cũng cảm thấy khó thở, nguyên nhân là vì trong khí phế thũng, các vách của phế nang bị tổn thương và mất đi tính co giãn, khí không ra được dễ dàng, khí phế thũng cũng có thể góp phần thu hẹp đường thở. Vì vậy, hoạt động gì cũng cần phải cân nhắc và ngày càng thấy khó thở hơn.

Các bài tập thể dục là rất quan trọng với bệnh nhân COPD bên cạnh chế độ ăn uống và liệu trình điều trị. Tập thể dục sẽ giúp thở tốt hơn, tăng cường hô hấp, cải thiện lưu thông không khí, sử dụng oxy hiệu quả hơn.

Tập thở cho bệnh nhân copd đã mang tới hiệu quả rất tích cực cho nhiều người, cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời giúp bệnh nhân thư thái, nâng cao sức khỏe tổng thể.

2 – Giới thiệu các bài tập thở cho bệnh nhân COPD dễ thực hiện và hiệu quả cao

2.1. Học kỹ thuật tập thở cho bệnh nhân copd đúng

Muốn bài tập có hiệu quả thì trước tiên phải học được kỹ thuật ho đúng, ho có kiểm soát.

Ho chính là biểu hiện chính của bệnh COPD, khi phế quản bám đầy đờm nhớt sẽ gây ra cảm giác muốn ho. Ho sẽ kích thích ở cổ họng những luồng khí lại không đủ để đẩy đờm di chuyển, người bệnh COPD vốn dĩ thể trạng đã yếu mệt, khi khó thở tăng lên sẽ càng mệt, gây lo lắng và ảnh hưởng tâm lý. 

Để những cơn ho không còn là ám ảnh, gây mệt mỏi thì bệnh nhân hãy áp dụng kỹ thuật ho có kiểm soát sau đây để cải thiện tình hình:

  • Kiểm soát động tác và cơ thể ho, không bị cơ thể bị quá đà tức là các cơ gân trên cơ thể bị gồng căng cứng quá mức. 
  • Ho chậm rãi và đều đều, có kiểm soát để tránh ho, tránh bị lợi dụng ho làm mất sức.
  • Khi ho nên dùng tay giữ vào phần lồng ngực để tránh mệt hoặc mất sức hoặc tránh làm tác động quá nhiều tới cơ tim. 
  • Muốn đẩy đờm ra ngoài thì nên ho dứt khoát với lực đủ mạnh để đẩy khỏi phần ứ đờm di chuyển ra ngoài.

Các bài tập thở cho bệnh nhân COPD hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc bao gồm:

  • Bài tập thở mím môi
  • Bài tập thở phối hợp
  • Bài tập thở sâu
  • Bài tập ho khan
  • Bài tập thở nhờ cơ hoành

2.2. Bài tập thở mím môi

bài tập thở mím môi cho bệnh nhân copd

Lợi ích của bài tập này được các chuyên gia chia sẻ rằng:

+ Có thể giảm mức độ khó thở nhanh chóng cho bệnh nhân COPD vì giúp giải phóng không khí mắc kẹt trong phổi.

+ Người bệnh cảm thấy thư giãn hơn, giảm các tình trạng thở ngắn và thở nông.

Cách tập như sau:

  • Miệng khép kín bạn hãy hít một hơi thật sâu bằng mũi rồi đếm đến 2. Sau đó lặp lại thao tác này và tự nhẩm là hít vào, 1, 2. Hơi thở của bạn không cần quá dài bạn cứ thực hiện như khi hít vào bình thường là được.
  • Bạn giữ đôi môi với tạo hình giống như bạn bắt đầu huýt sáo hoặc sắp thổi nến bánh vậy. Đồng tác này được cho là cách mím môi khi thở hiệu quả.
  • Lúc bạn đang giữ tư thế mím môi, thở ra từ từ và đếm đến 4. Bạn hãy cố gắng không đẩy không khí ra ngoài, thay vào đó là thở ra từ từ qua miệng.

Bạn có thể kết hợp bài thở mím môi này với việc leo cầu thang. Thực hành 4 – 5 lần mỗi ngày sẽ cải thiện triệu chứng khó thở hiệu quả.

2.3. Bài tập thở phối hợp

bài tập thở phối hợp cho bệnh nhân copd

Khi bạn thở ngắn hoặc nông bạn sẽ cảm giác một chút bồn chồn và lo lắng, từ đó vô tình nín thở, để ngăn ngừa việc này thì cần phải luyện tập thở phối hợp với thao tác tập thể dục theo bước hướng dẫn sau đây:

+ Hít vào bằng mũi trước khi bắt đầu bài tập duỗi cơ

+ Bạn mím môi, thở qua miệng khi đến động tác mất nhiều sức trong bài tập thể, giống như vừa thở ra vừa gập cánh tay và nâng lên.

+ Thực hiện phối hợp khi tập thể dục hoặc khi bạn cảm thấy lo lắng.

2.4. Bài tập thở sâu

bài tập thở sâu cho bệnh nhân copd

Bài tập này giúp ngăn ngừa không khí mắc kẹt ở trong phổi khiến bạn khó thở. Sau khi thực hiện bài tập thở này bạn sẽ hít thở được nhiều không khí trong lành hơn. Cụ thể hướng dẫn bài tập như sau:

+ Bạn ngồi hoặc đứng với khuỷu tay hơi ngả ra phía sau để giúp lồng ngực mở rộng hết sức.

+ HÍt vào thật sâu qua mũi, giữ lại hơi thở và nhẩm đếm tới 5. Bạn thở ra một hơi thật chậm và dài cũng qua đường mũi cho tới khi cảm thấy toàn bộ không khí vào đã được giải phóng ra.

+ Hãy tập bài tập này với các bài tập thở cho bệnh nhân COPD khác trong 10 phút và mỗi lần 3 – 4 lần/ngày.

2.5. Bài tập ho khan

Đặc trưng của bệnh viêm phổi mãn tính là chất nhầy có thể tích tụ dễ dàng hơn trong phần phổi. Việc tập ho khan sẽ giúp ho ra chất nhầy cực kỳ hiệu quả mà không khiến bạn bị mệt mỏi.

Các bước tập như sau:

+ Bạn chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, hít một hơi thật sâu hơn bình thường một chút qua miệng.

+ Hoạt động cơ bụng để thổi ra không khí trong 3 hơi thở và tạo ra âm thanh giống kiểu hahaha. Hãy tưởng tượng giống như bạn thổi và hà hơi vào trong gương.

+ Luyện bài tập này sẽ ít mệt hơn cơ ho bình thường và nó có thể giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi khi ho ra chất nhầy.

2.6. Bài tập thở nhờ cơ hoành

bài tập thở nhờ cơ hoành cho bệnh nhân copd

Cơ hoành là cơ hô hấp chính trong cơ thể nằm ở dưới phổi. Nó ngăn cách lồng ngực và khoang bụng, khi thở cơ hoành sẽ di chuyển lên trên, hít vào thì cơ hoành sẽ di chuyển xuống dưới giúp phổi nở ra kéo không khí vào phổi.

Do bị bệnh nên ứ khí trong phổi khiến lồng ngực của bệnh nhân COPD bị căng phồng khiến cơ hoành bị hạn chế, hơn nữa bệnh nhân có xu hướng quên sử dụng cơ hoành mà dùng các cơ ở vai và phần trên ngực, vì vậy hơi thở của bệnh nhân COPD bị ngắn và nhanh hơn. 

Áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành có tác dụng tăng cường hiệu quả của hoạt động hô hấp và tiết kiệm năng lượng hơn. Các bước thực hiện bài tập như sau: 

+ Giữ tư thế ngồi hoặc nằm ngửa với vai thư giãn, thoải mái sau đó bạn đặt một tay lên ngực và để tay kia lên bụng.

+ Hít vào một hơi qua mũi trong 2 giây bạn sẽ cảm thấy dạ dày đang di chuyển ra ngoài, nếu dạ dày căng phồng cao hơn lồng ngực thì có nghĩa bạn đã thực hiện đúng động tác.

+ Mím môi và thử ra từ từ qua miệng, dùng tay ấn nhẹ vào bụng sẽ tăng cường khả năng của cơ hoành giúp giải phóng không khí. 

+ Hàng ngày nên luyện tập bài tập này liên tục để đạt hiệu quả cao nhất. 

+ Kỹ thuật này có thể phức tạp hơn các bài tập khác vì vậy bạn cần kiên trì, nếu cảm thấy khó khăn và tập lâu không thấy hiệu quả cần liên hệ với các bác sỹ chuyên môn để được tư vấn.

Trên đây là những bìa tập thở cho bệnh nhân COPD bạn cần nắm được, tuy nhiên để phát huy hiệu quả thì cần phải kiên trì và liên tục mỗi ngày. Trong quá trình luyện tập sẽ có những lưu ý cho bạn. 

Xem Video 5 bài tập thở tốt nhất cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

3 - Những lưu ý quan trọng cho bệnh nhân tập thở trị bệnh COPD

  • Khoảng thời gian tốt nhất để áp dụng các bài tập thở cho bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính đó là buổi sáng. Không khí hít vào sẽ là công cụ hữu ích đẩy chất nhầy ra khỏi phổi. Trong quá trình tập thì việc ho ra đờm là bình thường, bạn có thể linh động nói, cười, hát cũng có thể tống dịch đờm ra ngoài. 
  • Trường hợp dịch tiết nằm sâu bên trong phổi thì cần phải thực hiện một số cách hô hấp bổ sung để có thể nâng dịch tiết lên một khu vực khác để dễ trục xuất chúng ra ngoài hơn.
  • Trường hợp bệnh nhân ho nhiều thì lượng dịch tiết nhầy ra càng nhiều, phế quản càng bị kích thích dẫn tới mệt mỏi, vì vậy điều quan trọng cần làm là kiểm soát cơn ho và làm sao cho chúng có hiệu quả.
  • Bài tập cần kết hợp linh hoạt giữa mũi và miệng để tăng hiệu quả.
  • Bệnh nhân sẽ bắt đầu thực hiện các bài tập hít thở tốt cho phổi với tư thế nằm ngửa 2 chân cong ra sau, sau đó nằm nghiêng sang trái, nghiêng sang phải. Khi ho cần ngồi dậy, bài tập sẽ được lặp lại như thế.

bài tập thở cho bệnh nhân copd

Khoảng thời gian tốt nhất tập các bài tập thở vào buổi sáng

Kết luận:

Trên đây là tổng hợp các bài tập thở cho bệnh nhân COPD hiệu quả bạn có thể tham khảo. Hầu hết là bài tập đơn giản, nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể tập luyện hàng ngày để cải thiện và lưu thông không khí trong phổi. 

Kết hợp với đó là chế độ ăn uống và luyện tập, nghỉ ngơi khoa học thì chắc chắn tiến triển bệnh sẽ rõ rệt hơn. Giúp bệnh nhân sống chung với phổi được cải thiện, dễ chịu, tinh thần thoải mái.

Nhưng về cơ bản, cần phải kết hợp với 1 phác đồ điều trị hợp lý, thích hợp thì mới có khả năng trị khỏi bệnh hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh COPD với thuốc Đông Y đang được rất nhiều người quan tâm bởi hiệu quả và sự an toàn tuyệt đối với cơ thể. 

Bạn có thể tham khảo bài thuốc trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính PQA Hoàng Kim là sản phẩm đặc trị chuyên dùng cho người bệnh COPD do công ty cổ phần Dược phẩm PQA sản xuất. Vui lòng liên hệ tổng đài 0818.288.717 để được tư vấn.

tư vấn

Để lại tình trạng bệnh và SĐT, dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!

 

>> Xem ngay: Thông tin quan trọng về bệnh COPD giai đoạn cuối

 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD chuẩn & đầy đủ nhất 2024

Ngày đăng:26/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh COPD hiện nay, một căn bệnh khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng bất cứ lúc nào. Cùng với liệu trình điều trị khoa học, hợp lý và bài...
Xem chi tiết
Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Cách đo chính xác

Ngày đăng:31/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
SPO2 là gì? Tại sao cần đo chỉ số SPO2? Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Đây đều là những cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Vậy chỉ số này quan trọng như thế nào?...
Xem chi tiết
Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Khó thở - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Khó thở là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc trao đổi khí, hít vào thở ra cảm thấy nặng nề, khó nhọc, hơi thở ngắn. Lúc này lồng ngực người bệnh cảm giác như bị thít chặt...
Xem chi tiết
Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để hết bệnh?

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Thở khò khè có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm mà nhiều người chưa lường trước được. Việc biết và nắm bắt các dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè, thở dồn...
Xem chi tiết
Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tràn khí màng phổi một trong những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn mãn tính. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng tràn khí màng phổi là như nào? Để giúp người bệnh hiểu biết...
Xem chi tiết
Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Cách phân biệt hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Ngày đăng:30/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
COPD và hen phế quản là hai bệnh hô hấp có nhiều điểm giống nhau cả về triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh, khiến người bệnh nhầm lẫn đến chậm trễ trong điều trị. Bài viết này, hãy...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail