CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Chứng run là gì? 12 cách khắc phục chứng run rẩy áp dụng ngay

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Chứng run là một trong những tình trạng rối loạn chức năng vận động khá nhiều người gặp phải. Vậy cụ thể thì chứng run là gì? Tại sao lại xuất hiện chứng run rẩy tay chân. Phải làm gì để khắc phục tình trạng này. Tất cả những điều này sẽ được Dược phẩm PQA giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.

Chứng run rẩy chân tay
Chứng run tay chân làm giảm công năng vận động của người bệnh

Tổng quan về chứng run tay chân

1. Chứng run là gì?

Chứng run là tình trạng của các cơn co thắt cơ bắp liên tục, có tần số và ngoài khả năng kiểm soát. Trình trạng này có thể xảy ra đơn độc trên một số vị trí của cơ thể như tay, chân, mắt, hàm hay diện rộng như một bên thân mình. Đặc biệt tình trạng này rất dễ gặp ở những người lớn tuổi, người trung niên và một bộ phận nhỏ người trẻ tuổi. 

2. Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng run tay chân nhưng phổ biến nhất là các nguyên nhân dưới đây:

  • Do uống quá nhiều cafe hoặc các thức uống có chứa caffeine
  • Lạm dụng rượu, nghiện rượu, hoặc đang trong giai đoạn cai rượu 
  • Stress, lo âu, hoặc mệt mỏi – các nguyên nhân này có thể gây ra run tư thế 
  • Do lão hóa tự nhiên
  • Do sử dụng nhiều loại thuốc men
  • Hạ đường huyết
  • Bệnh Parkinson – đây là nguyên nhân kinh điển về tình trạng run khi nghỉ ngơi và thường đi kèm với cử động chậm chạp, cứng cơ (tăng trương lực cơ), và dáng đi bất thường
  • Đa xơ cứng (Multiple sclerosis) – có thể gây run ý định (intention tremor)
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) – có thể gây ra run tư thế
Bệnh parkinson có triệu chứng run rẩy tay chân
Bệnh Parkinson có các triệu chứng run rẩy tay chân

Cách khắc phục chứng run rẩy

1. Hít thở sâu

Nếu như bạn thấy sợ hãi, lo âu, hồi hộp thì lượng adrenaline trong cơ thể cao vượt mức sẽ khiến cho cơ thể bạn run rẩy, biểu hiện rõ nhất ở tay và chân. Hít thở sâu là cách giúp bạn có thể giảm các chứng run rẩy nhanh chóng, dễ dàng. Bởi quá trình hít thở sâu sẽ giúp kích thích hệ thần kinh đối giao cảm và giúp tinh thần thoải mái hơn. 

Bạn cần thực hiện hít thở một hơi thật sâu, thật dài qua đường mũi, nín thở một vài giây sau đó thở ra bằng miệng. Kiên trì thực hiện bạn sẽ giảm được tình trạng run rẩy tay chân mình đang gặp phải. 

2. Mát-xa

Nếu tình trạng run rẩy tay chân diễn ra với tần suất lớn thì bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp. Xoa bóp đã được chứng minh là làm giảm run ở những bệnh nhân bị run cơ bản, có thể gây run tay, chân và đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi các đối tượng được xoa bóp, cường độ của sự run rẩy ngay lập tức suy yếu.

3. Tập yoga hoặc thiền

Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra chứng run hoặc khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Các kỹ thuật thư giãn như yoga và thiền có thể giúp bạn ngừng run bằng cách giảm căng thẳng và lo lắng. Hãy cố gắng đăng ký các lớp yoga hoặc thiền để giải quyết tình trạng này.

Tập yoga cải thiện chứng run rẩy tay chân
Yoga hoặc thiền sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được chứng run tay chân

4. Ngủ đủ giấc

Tình trạng thiếu ngủ liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cho bạn dễ gặp chứng run tay chân. Vì lý do đó bạn cần phải đảm bảo ngủ đủ từ 8 - 9 tiếng mỗi đêm đối với thanh thiếu niên và đủ từ 7 - 9 tiếng đối với người lớn. 

5. Xem xét lượng thức ăn nạp vào

Lượng đường trong máu thấp có thể gây ra chứng run tay chân, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn cho rằng run có thể do lượng đường trong máu thấp, hãy ăn hoặc uống những thứ có đường càng sớm càng tốt. Hạ đường huyết cần được kiểm soát nhanh chóng để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn như lú lẫn, ngất xỉu hoặc co giật

6. Kiểm soát lượng caffeine hấp thụ

Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, cola, nước tăng lực và trà, có thể khiến cơ thể bạn run rẩy. Nên bạn cần phải kiểm soát lượng cafe cơ thể hấp thụ hàng ngày không được vượt quá 400mg. Nếu có thể hãy bỏ hẳn cafe chuyển sang sử dụng trà để giúp cơ thể tốt hơn.

Run chân tay hạn chế uống cafe

Kiểm soát lượng cafe hấp thụ để giảm tình trạng run rẩy tay chân 

7. Kiểm soát lượng cồn thường xuyên nạp vào cơ thể

Ngoài cafe thì những người mắc chứng run tay chân cũng cần phải kiểm soát lượng cồn nạp vào cơ thể. Cũng giống như cafe, cồn sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn và khó kiểm soát. Nếu bạn có cơ địa dễ bị run thì cần hạn chế hoặc tránh các thức uống có cồn. 

8. Kiểm soát lượng nicotin 

Nicotin là chất kích thích rất dễ gây nên tình trạng run nếu như hấp thụ quá mức cơ thể cho phép. Cụ thể nhất là việc bạn hút quá nhiều thuốc lá khiến cho thần kinh bị tê liệt, phối bị quá tải trong việc lọc không khí. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá thì cần phải điều chỉnh giảm dần lượng thuốc hút hàng ngày tới khi nào bỏ được hẳn thì chứng run mới hết. 

Người bị run chân tay không nên hút thuốc
Thuốc lá chứa chất kích thích làm tình trạng run nặng hơn

9. Suy xét về những thay đổi trong lối sống

Nếu như bạn đang trong quá trình cai rượu hoặc ngừng sử dụng ma túy thì chứng run tay chân rất dễ xảy ra. Đây là quá trình giải độc tất yếu nên cơ thể sẽ có những phản ứng mạnh như co giật, sốt, ảo giác. Nên nếu như hiện tượng run xuất hiện liên tục với cường độ cao thì cần đi cấp cứu nhanh nhất có thể. 

10. Kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng

Thuốc chữa bệnh ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh hay thuốc trị hen suyễn đều có những tác dụng phụ gây chứng run tay chân. Nên khi đang sử dụng các loại thuốc này mà bạn thấy chứng run xuất hiện hãy đề cập ngay với bác sĩ chuyên môn để điều chỉnh liều lượng phù hợp hoặc chuyển đổi thuốc. 

11. Xét nghiệm xác định chính xác nguyên nhân gây run

Tình trạng chứng run xuất hiện liên tục thì việc xác định rõ ràng các nguyên nhân là cực kỳ cần thiết. Bạn có thể tới các bệnh viện lớn để được kiểm tra chuyên sâu từ đó phát hiện được nguyên nhân gây run cũng như có được phác đồ tốt nhất. 

12. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson có biểu hiện rõ rệt nhất là gây nên chứng run tay chân và người bệnh không thể nào kiểm soát được. Để giảm được tình trạng run tay chân này người bệnh cần phải kiểm soát được tiến triển của bệnh Parkinson. Có thể sử dụng các thực phẩm chức năng như PQA Thư Can Dưỡng Huyết với thành phần từ thảo dược tự nhiên lành tính.

Sản phẩm có công năng hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết; hỗ trợ giảm các triệu chứng của người bị Parkinson như run rẩy chân tay, cứng cơ, cứng khớp. Đây là sản phẩm Đông Dược không chỉ tạo sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn hỗ trợ phục hồi sức khỏe toàn diện. 

chữa bệnh parkinson run rẩy chân tay bằng đông y

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về chứng run tay chân cũng như cách khắc phục tình trạng nhanh chóng. Để được tư vấn về bệnh hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm Thư Can Dưỡng Huyết PQA, vui lòng liên hệ tới tổng đài 0818.288.717 các Dược sĩ PQA sẽ hỗ trợ giải đáp.

tổng đài tư vấn


Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Các nhóm thuốc điều trị Parkinson và những lưu ý khi sử dụng

Các nhóm thuốc điều trị Parkinson và những lưu ý khi sử dụng

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Parkinson là một loại bệnh lý liên quan tới sự suy thoái của hệ thần kinh. Parkinson không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên các phương pháp sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật có...
Xem chi tiết
5 cách hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay

5 cách hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh Parkinson được biết tới là bệnh thoái hóa thần kinh với các dấu hiệu đặc trưng là run, cứng đờ, vận động chậm chạp. Đây là căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh nên chữa bệnh Parkinson...
Xem chi tiết
Chi phí phẫu thuật bệnh parkinson có đắt không? Lưu ý điều gì?

Chi phí phẫu thuật bệnh parkinson có đắt không? Lưu ý điều gì?

Ngày đăng:15/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Phác đồ điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Nhưng nếu như người bệnh không đáp ứng với thuốc thì sẽ được chỉ định chuyển sang phương án...
Xem chi tiết
Bệnh parkinson giai đoạn cuối: Cách kiểm soát và cải thiện bệnh hiệu quả

Bệnh parkinson giai đoạn cuối: Cách kiểm soát và cải thiện bệnh hiệu quả

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Parkinson là căn bệnh có tiến triển giữa các giai đoạn rất nhanh. Bệnh nhân khi rơi vào giai đoạn cuối vô cùng hoang mang và lo lắng.Vậy liệu bệnh Parkinson giai đoạn cuối liệu có chữa được không?...
Xem chi tiết
Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán bệnh

Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán bệnh

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Parkinson là hội chứng thoái hóa của hệ thần kinh khiến cho cơ thể không thể tự làm chủ các vận động của mình dẫn tới liên tục run rẩy, cứng khớp các chi, mất thăng bằng,...Nắm được nguyên...
Xem chi tiết
5 loại thuốc mới điều trị bệnh Parkinson: Hiệu quả ra sao?

5 loại thuốc mới điều trị bệnh Parkinson: Hiệu quả ra sao?

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh Parkinson cần phải sử dụng thuốc liên tục để kiểm soát tiến triển của bệnh. Thế nhưng sau khi sử dụng thuốc từ 3 - 5 năm các nhóm thuốc điều trị Parkinson thông thường sẽ giảm tác...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail