SPO2 là gì? Tại sao cần đo chỉ số SPO2? Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? Đây đều là những cụm từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Vậy chỉ số này quan trọng như thế nào? Hãy cùng Dược phẩm PQA giải đáp chi tiết điều này trong bài phân tích, chia sẻ dưới đây.
SPO2 là cụm từ viết tắt của Saturation of peripheral Oxygen - được hiểu là độ bão hòa oxy trong máu. Chỉ số này sẽ có thấy tỷ lệ của Hemoglobin chứa oxy so với tổng hàm lượng Hemoglobin có trong máu. Trong đó, Hemoglobin (Hb) đóng vai trò quyết định màu sắc hồng cầu, cùng với đó đảm nhiệm chức năng liên kết với phân tử oxy để hình thành HbO2 giúp máu dễ dàng vận chuyển oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể để duy trì sự sống.
Chỉ số SpO2 sẽ chỉ được thực hiện đo trong trường hợp người bệnh thuộc một trong những trường hợp sau:
Thông qua hiển thị các chỉ số trên máy đo SpO2 các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Nếu chỉ số có dấu hiệu bất thường thì sẽ tiến hành can thiệp điều trị kịp thời.
Vậy chỉ số SPO2 bao nhiêu mới được coi là chỉ số bình thường? Chỉ số này được chia thành các mức độ thể hiện tình trạng sức khỏe của người bệnh như sau:
Chỉ số SpO2 của trẻ sơ sinh nếu đạt >94% là dấu hiệu đảm bảo. Nhưng nếu như chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 90% thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh và cần tiến hành can thiệp kịp thời.
Chỉ số SpO2 đánh giá chính xác về mức độ oxy trong máu. Nên khi chỉ số SpO2 thấp có thể là dấu hiệu cảnh của một số bệnh sau:
Chỉ số SpO2 thấp sẽ liên quan tới các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, COPD, suy hô hấp, phù phổi cấp,....Đây đều là những bệnh lý khiến bệnh nhân bị thâm hụt oxy lớn làm cho chỉ số SpO2 giảm.
Cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số SpO2 khi người bệnh mắc một trong những bệnh lý trên. Nếu thấy chỉ số SpO2 xuống thấp dưới 93% cần cho bệnh nhân thở oxy ngay để tránh tình huống xấu.
Đối với những người đang bị hen suyễn cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kiểm soát tiến triển bệnh. Tránh tình trạng thiếu hụt oxy trước khi xảy ra các triệu chứng trên lâm sàng như tím tái hoặc mất ý thức.
Những người bị thiếu máu đồng nghĩa với lượng Hemoglobin trong máu suy giảm nên SpO2 sẽ thấp hơn mức bình thường. Khi xảy ra hiện tượng thiếu máu cơ thể sẽ gặp các triệu chứng: đau nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, da xanh xao và nhợt nhạt, ù tai, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi,...Lúc này cần đi khám chuyên sâu để xác nhận nguyên nhân dẫn tới thiếu máu đồng thời tăng cường bổ sung sắt để tăng cường sức khỏe.
Những bệnh nhân suy tim thì chức năng bơm máu của tim sẽ yếu đi khiến cho chỉ số SpO2 bị giảm. Chính vì thế, đối với những người có tiền sử suy tim sẽ luôn được các bác sĩ tiến hành đo chỉ số SpO2 thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh để tiến hành trị liệu một cách tốt nhất.
Để cho được kết quả chỉ số SpO2 chính xác thì người bệnh cần phải thực hiện đo đúng cách. Cần tiến hành sử dụng máy đó đúng cách theo các bước sau:
Ngay khi máy trả kết quả đo người bệnh có thể nắm bắt ngay được chỉ số SpO2 của mình là bao nhiêu. Trong trường hợp nồng độ SpO2 có dấu hiệu giảm nhẹ cần duy trì tư thế nằm sấp ít nhất từ 2 tới 3 giờ để cải thiện độ bão hòa oxy trong máu.
Trên đây là các thông tin liên quan tới chỉ số SpO2 để người bệnh có thể tham khảo. Như vậy, người bệnh đã biết được chỉ số SPO2 bao nhiêu là bình thường? Đối với những người đang mắc hen suyễn, COPD thì cần thường xuyên kiểm soát chỉ số SpO2 để kịp thời xử lý và điều trị bệnh tốt hơn.
Nếu bạn đang bị bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn tính, bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lâu năm, uống thuốc không khỏi, hay tái đi tái lại. Đừng ngần ngại gọi điện ngay cho chuyên gia PQA: 0818.288.717 - Tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Thao tác đơn giản, tư vấn tận tâm - Click ngay!!!
Có thể bạn quan tâm: