Mang thai là thời kỳ mẹ bầu gặp phải nhiều thay đổi về hormone trong cơ thể nhất, dẫn tới một số vấn đề sức khỏe. Theo thống kê cho thấy, có tới ¼ số phụ nữ trong giai đoạn mang thai rơi vào tình trạng giãn tĩnh mạch trực tràng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Bệnh trĩ khi mang thai là gì? Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu.
Bệnh trĩ là hiện tượng trực tràng bị giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch sa xuống, hậu môn bị sưng tấy, viêm nhiễm. Bệnh trĩ có hai thể, trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xảy ra bên trong ống hậu môn, sau búi trĩ to dần có thể sa ra bên ngoài. Trĩ ngoại là hiện tượng tĩnh mạch trĩ ngoài sưng phồng, búi trĩ hình thành ngoài hậu môn.
Bà bầu là đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ và có thể kéo dài ở tháng đầu sau sinh.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bệnh trĩ ở bà bầu là:
Khi mang thai, cơ thể người mẹ bị suy giảm sức khỏe nhiều do phải nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ bầu bị bệnh trĩ, có thể ảnh hưởng tới một số thói quen:
Mẹ bầu không nên chủ quan với hiện tượng bệnh trĩ, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và quá trình sinh em bé.
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ có sinh thường được hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Đối với trường hợp trĩ giai đoạn nhẹ, mẹ có sức khỏe ổn định có thể sinh thường.
Đối với trường hợp trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, có thể kèm một số hiện tượng như chảy máu, sa nghẹt hậu môn,... có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sinh mổ.
Khi mẹ bầu bị bệnh trĩ, có thể thực hiện một số cách sau để cải thiện bệnh trĩ:
Bài viết liên quan: