CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là gì? Cách chăm sóc và điều trị bệnh

Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý tích hợp giữa trĩ nội, trĩ ngoại, hai dạng trĩ của bệnh trĩ. So với các thể trĩ khác, trĩ hỗn hợp có mức độ nghiêm trọng và điều trị phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu về dạng bệnh trĩ đặc biệt này, cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Trĩ hỗn hợp là bệnh lý gì? 

Trĩ hỗn hợp là thể trĩ kết hợp giữa trĩ nộitrĩ ngoại, búi trĩ tồn tại ở trong ống hậu môn và liên kết với búi trĩ bên ngoài. 

bệnh trĩ hỗn hợp

Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ hỗn hợp không phổ biến như trĩ nội và trĩ ngoại, tuy nhiên, đây là thể trĩ đặc biệt khó điều trị, có thể để lại nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp là gì? 

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Thiếu chất xơ, tiêu thụ nhiều thực phẩm không tốt cho tiêu hóa dẫn tới táo bón kéo dài khiến tĩnh mạch tổn thương, gây áp lực lên hậu môn 
  • Người ít vận động, làm việc trong môi trường ngồi hoặc đứng nhiều, máu không lưu thông dẫn tới áp lực lên vùng xương chậu, tĩnh mạch 
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con, vùng xương chậu bị ảnh hưởng, tĩnh mạch bị tác động 
  • Người bị trĩ nội, trĩ ngoại không điều trị dứt điểm dẫn tới trĩ hỗn hợp.
  • Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, không khoa học dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, sưng viêm
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể khiến phân cứng, khó đi ngoài. 

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp 

Người bệnh bị bệnh trĩ có một số triệu chứng giống bệnh trĩ ngoại: 

  • Đi ngoài ra máu: Người bị bệnh trĩ hỗn hợp khi đi đại tiện sẽ lẫn máu ở phân hoặc giấy vệ sinh. Lượng máu tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng này có thể khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hậu môn trực tràng khác 
  • Ngứa rát, đau vùng hậu môn: Búi trĩ ngày càng phát triển, vùng hậu môn bị viêm nhiễm tiết ra nhiều chất nhầy hơn, gây ngứa rát, khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng rặn khi đi vệ sinh kéo dài khiến hậu môn nứt rách, viêm loét, gây đau đớn khi đi vệ sinh. 
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài, phình to, sưng to gây tổn thương nghiêm trọng. Ban đầu, búi trĩ chỉ ở trong ống hậu môn, sau đó sa ra ngoài gây vướng víu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. 

Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp 

Bệnh trĩ hỗn hợp tích hợp trĩ ngoại và trĩ nội. Do đó, mức độ nguy hiểm cũng như biến chứng có thể phức tạp hơn. 

1. Nhiễm trùng hậu môn 

Bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp có vùng hậu môn bị viêm nhiễm rõ rệt, nhiễm trùng quanh hậu môn, viêm nhiễm niêm mạc. Tình trạng viêm nhiễm không được cải thiện sớm có thể gây ra bội nhiễm do vi khuẩn, hoại tử búi trĩ, hậu môn. 

2. Đau rát hậu môn 

Búi trĩ bị sa ở giai đoạn 3 4 gây đau đớn, viêm nhiễm, tắc nghẹt búi trĩ,... khiến người bệnh bị ảnh hưởng nhiều sức khỏe, chất lượng cuộc sống 

3. Thiếu máu 

Bệnh trĩ hỗn hợp gây chảy máu khi đi đại tiện, lâu ngày có thể dẫn tới mất máu cục bộ, gây thiếu máu khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt,... 

bệnh trĩ hỗn hợp

Chảy máu búi trĩ gây thiếu máu cho cơ thể

4. Sa nghẹt búi trĩ 

Búi trĩ bị sa ra ngoài ở giai đoạn 3, 4 khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép, máu tích tụ ở búi trĩ không lưu thông ra ngoài khiến búi trĩ sưng phù, tích tụ máu đông. 

5. Các bệnh viêm phụ khoa 

Vùng âm đạo khá gần với hậu môn, do đó dễ bị tác động tới các bệnh lý viêm phụ khoa. Chị em không vệ sinh hậu môn sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn tấn công vùng âm đạo gây các bệnh viêm phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm loét tử cung,... 

Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp bạn nên tham khảo

Trĩ hỗn hợp tích hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại, do đó, cách điều trị bệnh phức tạp hơn. Bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và lên liệu trình điều trị phù hợp. 

1. Dùng thuốc Tây 

Các loại thuốc Tây thường phù hợp với người bệnh trĩ giai đoạn nhẹ bởi chủ cải thiện các triệu chứng bệnh, ngăn sự phát triển của búi trĩ. Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị trĩ hỗn hợp mà người bệnh có thể tham khảo: 

bệnh trĩ hỗn hợp

  • Thuốc đặt hậu môn: Loại thuốc này tác động trực tiếp tới nhu động ruột, kích thích ruột đào thải phân ra ngoài, cải thiện tình trạng táo bón 
  • Thuốc bôi hậu môn: Thuốc bôi có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện viêm nhiễm cho người bị trĩ 
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm đau, giảm viêm sưng búi trĩ nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này cần được chỉ định sử dụng của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc 
  • Thuốc mềm phân: Thuốc mềm phân có tác dụng hấp thụ nước vào trong ruột, làm mềm phân giúp phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. 

Các loại thuốc Tây có ưu điểm mang lại hiệu quả nhanh chóng, cải thiện nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn chính là gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

2. Điều trị ngoại khoa 

Điều trị ngoại khoa là phương pháp tác động phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, hồi phục lại tình trạng bình thường cho bệnh nhân. 

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ nên thực hiện khi các biện pháp điều trị khác không phát huy tác dụng. Bệnh nhân bị trĩ có thể áp dụng một số liệu pháp phẫu thuật hiện đại như thắt búi trĩ, điều trị bằng tia laser, tiêm chích xơ, cắt bỏ búi trĩ,... 

3. Điều trị bằng Đông y 

Phương pháp Đông y chủ trị gốc bệnh, lưu thông khí huyết, kiểm soát các triệu chứng bệnh. Ưu điểm của Đông y so với Tây y chính là tính an toàn và lành tính. Nguyên liệu sử dụng trong Đông y chủ yếu là các thảo dược tự nhiên, an toàn, bồi bổ cơ thể. 

bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh nhân có thể sử dụng xông hơi búi trĩ bằng các thảo dược như diếp cá, trinh nữ, hòe hoa,... Ngoài ra, dùng trực tiếp phần bã để đắp, vệ sinh vùng búi trĩ. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc sắc để uống điều trị trĩ hằng ngày. Tham khảo ý kiến từng thầy thuốc Đông y về liều lượng các bài thuốc phù hợp. 

Châm cứu, bấm huyệt cũng là một liệu pháp điều trị trĩ phổ biến. Các huyệt đạo thường dùng trong điều trị trĩ như trường cường, tứ liêu, bách hội, túc tam lý,... 

4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh trĩ hỗn hợp 

Kết hợp với các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để quá trình điều trị được hiệu quả hơn: 

  • Bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn, hạn chế tình trạng sưng đau hậu môn, giảm táo bón,... 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, dùng nước ép trái cây, nước canh,.. 
  • Chườm hậu môn bằng đá lạnh để giảm đau 
  • Tắm nước ấm hoặc xông hơi nước ấm để vệ sinh hậu môn, làm dịu các cơn đau nhức 
  • Tập thể dục, vận động hằng ngày để lưu thông khí huyết, cải thiện nhu động ruột 
  • Không tiêu thụ rượu bia, chất kích thích khiến đường ruột hoạt động kém. 

bệnh trĩ hỗn hợp

Trên đây là thông tin cũng như cách điều trị, chăm sóc bệnh trĩ hỗn hợp. Bệnh nhân cần kết hợp điều trị dùng thuốc cũng như tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ để đạt hiệu quả điều trị cao. 

>> Tham khảo các giải pháp dứt điểm bệnh trĩ hiệu quả nhất  

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá vông? Có thể đã từng hoặc chưa thì bạn cũng nên đọc bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ cho những bệnh nhân bị trĩ một phương pháp chữa...
Xem chi tiết
6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ

6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có nhiều bài thuốc hay như sử dụng tỏi làm thuốc đạn hay uống rượu tỏi, bôi hậu môn,... Các cách thức dễ thực hiện và cùng đem lại hiệu quả cao trong việc giảm...
Xem chi tiết
Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có nguy hiểm không? Tác hại của trĩ

Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có nguy hiểm không? Tác hại của trĩ

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh trĩ? Bệnh trĩ có gây ung thư không là thắc mắc nhiều người gửi tới Thaythuocnam. Cùng theo bác sĩ giải đáp thắc mắc này. 
Xem chi tiết
3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả.

3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả.

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo quả sung chữa bệnh trĩ? Có vẻ lạ lẫm đúng không. Nhiều người cho rằng, ăn nhiều sung có thể gây táo bón, tăng triệu chứng trĩ. Cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu xem quả...
Xem chi tiết
2 cách đơn giản dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ: làm bớt đau, co búi trĩ

2 cách đơn giản dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ: làm bớt đau, co búi trĩ

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hạt gấc chữa bệnh trĩ là bài thuốc được nhiều người truyền miệng trong dân gian. Từ lâu đời, nhiều người đã biết cách sử dụng hạt gấc trong chữa các bệnh đau xương khớp, sát trùng,...
Xem chi tiết
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 hiệu quả và an toàn

Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 hiệu quả và an toàn

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tìm ra cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 phù hợp sẽ giúp người bệnh giải quyết được những cơn đau do căn bệnh trĩ gây nên. Đồng thời sẽ giảm tải những nguy hiểm của bệnh theo...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail