Bệnh trĩ nội là thể trĩ mà búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn với những biểu hiện âm thầm và khó phát hiện. Do đó, nhiều người chủ quan và không phát hiện, điều trị kịp thời khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Bệnh trĩ nội cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu về căn bệnh trĩ nội trong bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ nội là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị dồn áp lực quá mức, phình to, co giãn. Ban đầu, búi trĩ hình thành chỉ là một khối nhỏ, sau đó sẽ to dần do tích nhiều huyết ứ và có hiện tượng sa khỏi hậu môn.
Với trĩ nội, búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, thường không có cảm giác đau do không có dây thần kinh cảm giác. Búi trĩ ban đầu chưa nhìn thấy được, người bệnh chỉ có thể nhận diện qua một số triệu chứng như chảy máu khi đi vệ sinh, đau rát ở hậu môn, chảy dịch, tới giai đoạn sau búi trĩ mới sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội thường được chia thành 4 cấp độ tùy vào tình trạng bệnh: Trĩ nội cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Bước sang cấp độ 4, búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài hậu môn, không thể tự co lại, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, hoại tử búi trĩ...
Theo Phó Giám Đốc chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Y học cổ truyền, trĩ nội ở giai đoạn đầu thường chưa có tác động tới sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị và kéo dài sang giai đoạn sau, bệnh trĩ có thể gây ra một số biến chứng:
Trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Búi trĩ của trĩ nội nằm trong ống hậu môn, do đó, người bệnh thường khó phát hiện ra. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể nhận biết chúng qua những biểu hiện điển hình sau:
Táo bón là nguyên nhân cũng là một biểu hiện điển hình nhất của bệnh trĩ. Quá trình đại tiện trở nên khó khăn hơn, phân cứng, khó đào thải ra ngoài. Mỗi lần đi vệ sinh, bạn phải mất hàng giờ, phải rặn mạnh, phân vón cục cứng,...
Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn. Do đó, mỗi lần đi đại tiện, phân cùng chất thải cọ xát với búi trĩ gây ra hiện tượng chảy máu. Lượng máu ban đầu khá ít, chỉ lẫn phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên, giai đoạn sau, máu có thể thành giọt hoặc tia.
Biểu hiện này khá rõ ở cả bệnh nhân trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Vùng hậu môn bị viêm nhiễm, tổn thương sau nhiều lần cố rặn khi đi vệ sinh, chảy máu kéo dài, chất nhầy tiết ra nhiều hơn khiến bệnh nhân đau ngứa, khó khăn mỗi lần phải đi vệ sinh.
Bước sang giai đoạn 4, búi trĩ thò ra ngoài với kích thước to dần gây khó khăn trong việc ngồi cũng như các hoạt động của người bệnh. Do đó, bệnh nhân thường e ngại cũng như mặc cảm, tự ti không dám hoạt động ở nơi đông người, dẫn tới trầm cảm, lo lắng.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân có các cách điều trị khác nhau.
Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh. Các dạng thuốc chống táo bón, tiêu chảy, thuốc giảm đau, chống viêm,... dạng uống, bôi, đặt,...
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh để kháng lại sự phát triển của các loại vi khuẩn như Acetaminophen, Aspirin, Penicillin,...
Tuy nhiên, các loại thuốc Tây chỉ có hỗ trợ cải thiện triệu chứng, có thể gây ra tác dụng phụ và không điều trị dứt điểm bệnh. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng thuốc cũng như tự mua thuốc dùng.
Các biện pháp chữa bệnh tại nhà bao gồm các bài thuốc dân gian cùng các cách thức đơn giản:
Bệnh trĩ nội nên ăn gì?
Người mắc bệnh trĩ nội nên bổ sung các thực phẩm cải thiện các triệu chứng bệnh:
Bệnh trĩ nội nên kiêng gì để bệnh không nặng thêm?
Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh trĩ nội phổ biến nhiều người gặp phải. Trĩ nội không khó điều trị. Người bệnh cần lưu ý, phát hiện kịp thời các triệu chứng và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
>> Xem ngay: Các giải pháp dứt điểm bệnh trĩ hiệu quả nhất