Bạn đã từng nghe tới mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá vông? Có thể đã từng hoặc chưa thì bạn cũng nên đọc bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ cho những bệnh nhân bị trĩ một phương pháp chữa bệnh vô cùng đơn giản mà hiệu quả từ loại thảo dược quen thuộc trong vườn nhà.
Lá vông chữa bệnh trĩ như thế nào? Có gì trong vị thuốc dân gian này lại mang lại hiệu quả điều trị bất ngờ khiến nhiều người ngạc nhiên đến vậy? Tất cả sẽ được đề cập dưới đây.
Tại sao lá vông lại có thể chữa bệnh trĩ? Tìm hiểu về hiện tượng này, theo y học cổ truyền, lá vông là thảo dược có tính bình, vị đắng chát, có công dụng an thần, trừ phong thấp, sát trùng, kháng viêm, trị co bóp các cơ,... Nhờ công dụng này, lá vông được ứng dụng điều trị các bệnh lý như mất ngủ, đi ngoài ra máu, bệnh trĩ, kinh nguyệt không đều, chữa xương khớp.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá vông chứa một loại hoạt chất có tên Saponin có tác dụng ức chế thần kinh và tác động tới vận động co bóp của các cơ.
Do đó, có thể thấy công dụng của lá vông tới bệnh trĩ là tăng cường khả năng lưu thông máu, làm chậm sự phát triển của búi trĩ.
Ngoài ra, các hoạt chất trong lá vông còn cải thiện triệu chứng sưng viêm, đau nhức, hỗ trợ vệ sinh vùng hậu môn, cải thiện bệnh trĩ nhanh chóng.
>>>Bài viết liên quan: 3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả. Áp dụng ngay!
Lá vông có thể dùng trực tiếp làm loại thuốc chữa viêm bệnh trĩ. Chuẩn bị 1 nắm lá vông tươi, rửa sạch và để ráo nước. Vệ sinh vùng hậu môn trước khi dùng lá vông bằng nước muối. Lá vông đem hơ nóng, dùng để đắp lên búi trĩ ở hậu môn.
Dùng trực tiếp lá vông đắp lên búi trĩ
Cách này giúp thu nhỏ, làm tiêu búi trĩ bằng nhiệt độ và các hoạt chất bên trong lá vông. Mỗi ngày, người bệnh áp dụng 1-2 lần, kiên trì sử dụng trong 2-3 tuần búi trĩ sẽ tiêu biến.
Lá sen có tác dụng cầm máu, thường được dùng để cầm máu trong các chứng chảy máu cam, đi ngoài ra máu, rong kinh,... Kết hợp cùng lá vông, 2 nguyên liệu sẽ tạo nên bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Chuẩn bị 15g lá vông và lá sen tươi mỗi loại. Đem rửa sạch hai loại lá, thái nhỏ và giã nhuyễn. Lấy vải và lọc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn thanh nhiệt, đào thải chất độc trong cơ thể, lưu thông mạch máu.
Phần bã đem đắp lên vùng hậu môn bị trĩ giúp cầm máu và vệ sinh hậu môn, cải thiện viêm nhiễm. Sử dụng bài thuốc này kiên trì búi trĩ sẽ nhanh chóng co lại
>>>Bài viết liên quan: 6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ
Giấm thanh cũng có tác dụng vệ sinh và loại bỏ vi khuẩn vùng hậu môn. Dùng lá vông rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun sôi. Vớt lá ra ngoài, ngâm nước muối sau đó giã lá vông cùng giấm thanh tạo thành hỗn hợp.
Dùng hỗn hợp này đắp lên búi trĩ, có thể dùng băng gạc để cố định trong khoảng 2-3 tiếng. Mỗi ngày, bệnh nhân nên thực hiện khoảng 2 lần. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày tới khi búi trĩ thu nhỏ lại.
Lá thầu dầu tía cũng là một loại thảo dược có tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau. Người ta thường sử dụng lá và hạt thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ.
Bài thuốc này giúp giảm các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm ở vùng hậu môn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng rễ lá vông kết hợp lá thầu dầu. Sắc lấy nước và vệ sinh vùng hậu môn.
>> Xem ngay Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa vô cùng hiệu quả
Lá vông ngoài là một loại thảo dược còn là một nguyên liệu trong các món ăn ngon. Món ăn từ lá vông cũng hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 200g tôm và 1 nắm lá vông. Lá vông đem rửa sạch rồi thái nhỏ, ướp tôm cùng hành và gia vị.
Xào thịt bằm cùng dầu ăn khoảng 5 phút. Sau đó cho nước vào đun sôi. Chờ nước sôi thì cho tôm vào, một lúc sau cho lá vông vào. Đun sôi một lúc rồi tắt bếp. Nêm thêm gia vị cho vừa khẩu vị mỗi người.
Món ăn bổ dưỡng này không chỉ thanh nhiệt, đào thải độc tố mà còn giúp an thần.
* Lưu ý: Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng lá vông quá liều bởi có thể gây phản ứng phụ là loãng làm sụp mi, loãng khớp.
Lá vông là thảo dược tự nhiên an toàn, tuy nhiên, khi sử dụng để chữa bệnh trĩ, người bệnh vẫn cần một số lưu ý:
Có thể bạn quan tâm: