Ám ảnh trong mỗi lần đi vệ sinh, cố rặn, chảy máu, đau đớn. Không dám đi vệ sinh, phân tích trữ nhiều ngày không đào thải ra ngoài càng khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Âm thầm chịu đựng căn bệnh nhạy cảm, khó nói khiến nhiều người biến trĩ thành căn bệnh kinh khủng. Tuy nhiên, bệnh trĩ có “đáng sợ” như bạn nghĩ? Giải quyết những vấn đề đơn giản với bệnh trĩ trong bài viết dưới đây.
Theo báo cáo của Hội tiêu hóa Việt Nam năm 2017, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta là một con số đáng kinh ngạc 55%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 50% dân số ở độ tuổi 50 trở lên gặp vấn đề về bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch thông nối động mạch đến cơ trơn và các mô liên kết. Đám rối tĩnh mạch được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Áp lực dồn lên đám rối thường xuyên trong những lần táo bón, rặn khi đi đại tiện, huyết ứ tích tụ khiến tĩnh mạch phình giãn, hình thành búi trĩ.
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chảy máu trực tràng. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị khiến bệnh tiến triển thành các biến chứng chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng sức khỏe thậm chí tính mạng.
Có nhiều cách phân loại bệnh trĩ hiện nay, tuy nhiên, chủ yếu là 2 dạng: Trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ.
Trĩ nội: Hiện tượng búi trĩ hình thành trong hậu môn, trên bề mặt niêm mạc. Bệnh trĩ nội không tồn tại dây thần kinh cảm giác do đó không gây đau đớn dù có các biểu hiện như chảy máu. Do bệnh hình thành bên trong hậu môn nên khó phát hiện từ những triệu chứng đầu tiên.
Trĩ nội: thường có 4 cấp độ:
Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội
Trĩ ngoại: Hiện tượng búi trĩ hình thành ngoài hậu môn. Do có dây thần kinh cảm giác nên người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn ngay cả không đi vệ sinh. Trĩ ngoại có thể quan sát với bề mặt nhăn xung quanh hậu môn và các viêm loét.
Trĩ ngoại không khó phát hiện như trĩ nội. Tuy nhiên, nhiều người thường e ngại việc điều trị bệnh, khiến bệnh phát triển và dẫn tới những biến chứng cũng như khó điều trị.
Ngoài ra, một dạng trĩ kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại là trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ nội phát triển và sa ra ngoài sau đó tạo thành búi trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ thông thường xuất hiện ở các đối tượng từ trên 45 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện sớm hơn ở các đối tượng do một số thói quen và yếu tố tác động:
Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hoạt động tiêu hóa. Chất xơ giúp kéo nước vào làm mềm phân cũng như là môi trường tốt để vi lợi khuẩn phát triển, điều hòa tiêu hóa.
Nếu thiếu đi chất xơ, phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài, người bệnh bị táo bón, đi ngoài cố rặn tạo áp lực lên tĩnh mạch.
Nước duy trì hoạt động của bài tiết, giúp tuần hoàn hoạt động trôi chảy. Nước duy trì phân mềm, không bị táo bón, là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Một số đối tượng có yếu tố công việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động dễ gây ra bệnh trĩ. Bởi lúc này, nhu động ruột hoạt động kém, tiêu hóa kém, thức ăn tồn đọng ở đại tràng, di chuyển chậm.
Ngồi nhiều cũng dồn áp lực lên hậu môn, mạch máu lưu thông kém, huyết ứ tích trệ tạo thành búi trĩ.
Tỷ lệ người bị táo bón kéo dài hình thành bệnh trĩ là khoảng 80%. Việc đi vệ sinh thường xuyên, cố rặn khiến thành ruột co thắt thường xuyên, tạo áp lực lên đám rối tĩnh mạch, lâu ngày chúng sẽ hình thành bệnh trĩ.
Tâm lý cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Căng thẳng khiến áp lực dồn lên cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa ảnh hưởng nặng như đau dạ dày, viêm đại tràng,... Hoạt động co thắt của hậu môn cũng bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho việc hình thành búi trĩ.
Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh trĩ chính là chảy máu khi đi vệ sinh. Ban đầu, lượng máu ít, chỉ lẫn phân hoặc trong giấy vệ sinh. Sang giai đoạn sau, máu có thể thành tia, chảy nhiều hơn kèm theo một số triệu chứng khác.
Chảy máu kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, vàng da, thiếu máu,... ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Đối với cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại, sau một thời gian hình thành bệnh, hệ thống tĩnh mạch chịu áp lực hình thành búi trĩ, búi trĩ ngày càng chịu áp lực lớn hơn, phát triển kích cỡ to hơn và sa ra ngoài.
Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, đi vệ sinh hoặc ngay cả nằm, ngồi. Điều này cản trở sinh hoạt, ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh khi đi làm hoặc các hoạt động vui chơi,...
Người bị bệnh trĩ có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh bởi phải rặn nhiều, vùng hậu môn xung quanh búi trĩ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau rát vùng hậu môn do dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc.
Vùng xung quanh hậu môn bị sưng, có một khối nhô lên ở hậu môn. Đây là cục máu đông tích tụ lại, bị hấp thu nên vùng da xung quanh bị nhăn nheo, gây ngứa rát.
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ không hề lây từ người này qua người khác. Bởi các bệnh lây nhiễm thường có nguồn gốc từ từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm,... Trong khi đó, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Trong một gia đình thường có những người mắc trĩ giống nhau là do chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau chứ không phải do di truyền.
Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt hơn đó là người mắc bệnh van tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Đây là bệnh lý có tính chất di truyền. Do đó, nếu người nhà bạn có tiền sử mắc van tĩnh mạch, rất có thể con cái sau này cũng có thể mắc bệnh trĩ.
Bạn có thể đã nghe nói hoặc chưa biết gì về biến chứng của bệnh trĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, bệnh trĩ kéo dài lâu ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Chúng gây ra một số tác hại, không đơn thuần khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, e ngại khi thăm khám. Một số mối nguy hiểm trĩ gây ra:
Xuất huyết kéo dài khi đi vệ sinh với lượng máu nhiều dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân trĩ. Nhất ở trĩ cấp độ 3,4, máu chảy thành giọt, thậm chí thành tia khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất máu mà nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Búi trĩ thường phát triển to dần theo giai đoạn. Ở giai đoạn đầu búi trĩ nhỏ còn có thể tự co lại, sau dần sa xuống, tồn tại ở trực tràng, gây co nghẹt búi trĩ.
Búi trĩ luôn tồn tại ở hậu môn gây đau rát, khó chịu, cọ xát với quần và không được vệ sinh gây viêm nhiễm búi trĩ.
Rối loạn chức năng hậu môn là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Bệnh trĩ kéo dài khiến vùng hậu môn người bệnh co lại, rối loạn chức năng. Hậu môn bị tổn thương khiến người bệnh tiểu tiện không kiểm soát.
Những tác động hằng ngày như búi trĩ cọ xát với quần, lở loét, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn, lâu dần hoại tử.
Vùng hậu môn khi bị trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt, viêm nhiễm. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra các bệnh da liễu. Bên cạnh đó, hậu môn ẩm ướt là môi trường tốt cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển, gây ra bệnh phụ khoa, nam khoa.
Mắc bệnh trĩ lâu ngày khiến bệnh nhân đau lưng, đau xương khớp, rối loạn thần kinh phản xạ.
Bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tới tâm lý của bệnh nhân. Người bệnh trĩ luôn trong trạng thái căng thẳng, tự ti, không dám tới nơi đông người. Nhiều tình trạng kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm, stress, lo lắng.
Búi trĩ phát triển còn tạo ra nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, ung thư đại trực tràng,...
Có thể thấy bệnh trĩ tiến triển gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, hãy tới cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Để chẩn đoán bệnh trĩ, thông thường, bác sĩ thường dựa vào những chẩn đoán lâm sàng theo từng giai đoạn bệnh:
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như tìm máu trong phân, soi đại tràng, soi hậu môn để phát hiện bệnh trĩ.
Điều trị nội khoa chủ yếu là phương pháp dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Với tình trạng bị táo bón, người bệnh có thể được dùng thuốc bôi trơn hậu môn, thuốc nhuận tràng hoặc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thuốc bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh trĩ thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, các biện pháp điều trị tại nhà cũng được áp dụng như ngâm nước ấm, chườm đá giúp giảm đau, tập thể dục,... cũng được thực hiện để cải thiện bệnh.
>> Xem ngay: Phương pháp dứt điểm bệnh trĩ tại nhà
Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể cần sự can thiệp của phẫu thuật. Một số biện pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị bệnh trĩ:
Kết hợp điều trị, bệnh nhân cần một chế độ chăm sóc, sinh hoạt điều độ để tình trạng bệnh trĩ không diễn biến nặng:
Có thể thấy, cách tốt nhất để phòng cũng như cải thiện bệnh trĩ đó là điều trị dứt điểm táo bón. Bệnh trĩ bước sang giai đoạn nặng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Điều trị và chăm sóc để cải thiện bệnh nhanh chóng, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.