Nếu các mẹ lầm tưởng các bệnh lý về xương khớp chỉ xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi thì có lẽ mẹ đã nhầm. Nhiều bà mẹ gọi tới Dược phẩm PQA và thắc mắc về hiện tượng con mình thường bị tê chân tay. Nhiều lúc con phải thức dậy vào lúc nửa đêm, khó ngủ, khó chịu, đau mỏi. Vậy đây là hiện tượng gì? Xin thầy thuốc hãy giải đáp thắc mắc cho các mẹ có con nhỏ bị tê chân tay?
Tê chân rất hay gặp ở trẻ sau 3 tuổi, đặc biệt là trẻ 3-7 tuổi. Sở dĩ có hiện tượng này là do hệ xương của trẻ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, đặc biệt là xương cẳng chân. Tình trạng đau chủ yếu xuất hiện ở cơ, khớp, trước đùi, đau bắp chân, sau đầu gối... không có tình trạng sưng tấy, tổn thương bên ngoài. Những cơn đau thường xuất hiện vào chiều muộn, dữ dội hơn về đêm và dần biến mất vào lúc buổi sáng. Sở dĩ bé bị đau nhiều về đêm là do đây là thời điểm xương phát triển mạnh nhất. Đây là hiện tượng tê bì chân tay nhiều bé hay gặp phải và không cần lo ngại.
Trẻ bị tê chân tay nguyên nhân là do thiếu dinh dưỡng
Nếu như bé bị tê bì chân tay có cảm giác như kiến đốt, châm chích, thường khóc quấy và ảnh hưởng trực tiếp tới vận động thì đây lại là bệnh tê bì chân tay cần đặc biệt lưu tâm.
Khi trẻ mắc bệnh lý tê tay chân thì sẽ có các triệu chứng cơ bản sau:
Khi bố mẹ thấy con em mình có các triệu chứng như trên thì cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán về bệnh tình.
Hiện tượng tê chân tay ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân đặc biệt khác nhau. Có thể do các yếu tố dinh dưỡng hay giai đoạn tăng trưởng tự nhiên thông thường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Do đó, mẹ cần phát hiện ngay và tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời cải thiện. Các nguyên nhân điển hình có thể gây ra chứng tê chân tay ở trẻ em:
Nguyên nhân điển hình của tê chân tay ở trẻ em là thiếu dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho xương như canxi, sắt, photpho, kali, magie, vitamin B12, các vitamin khác,... tác động tới sự phát triển cũng như hoạt động của hệ xương khớp của trẻ, có thể gây đau nhức.
Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển của xương khớp. Do đó, cấu trúc xương liên tục hoạt động, thay đổi với tốc độ rất nhanh. Khi đó, nếu cơ thể không cung cấp đủ canxi có thể gây tê nhức chân tay ở trẻ em.
Ngoài ra, tê chân tay ở trẻ em có thể do các bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, trật khớp do hoạt động vui chơi,...
Nói tới bệnh lý xương khớp, không thể không đề cập tới tình trạng thừa cân, béo phì. Cân nặng quá mức có thể dồn áp lực lên các khớp xương. Xương bị chịu tác động nặng có thể gây đau nhức, tê bì.
Một số trẻ thường lười vận động, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ cũng có thể gây cứng chân, khiến mạch máu khó lưu thông, từ đó chân tay tê cứng.
Trẻ em là đối tượng hiếu động, thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Do đó, việc gặp chấn thương, va đập, ngã là không thể tránh khỏi. Bé có thể trật khớp, gãy chân tay gây đau nhức, tê chân tay.
Bên cạnh đó, tê chân tay ở trẻ em còn có thể một số nguyên nhân như hoạt động tuyến giáp suy giảm, mất nước, côn trùng cắn hoặc một số tác dụng phụ của thuốc. Khi trẻ có dấu hiệu tê chân tay, tốt nhất phụ huynh nên đưa các bé tới bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn, chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp.
Như đã phân tích ở trên tình trạng trẻ bị tê tay chân có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do đó về cách điều trị tê bì chân tay ở trẻ chúng ta có thể chia thành 2 trường hợp là tê bì chân tay bình thường - do sinh lý và tê bì chân tay nghiêm trọng - do bệnh lý cụ thể như sau:
Đối với những trẻ bị tê tay chân bình thường do thiếu hụt dưỡng chất, vận động sai tư thế, thừa cân,...thì có thể áp dụng ngay các cách sau:
Ngoài ra các mẹ cũng có thể khắc phục và phòng ngừa tê bì chân tay cho bé bằng cách:
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để xương khớp của con phát triển khỏe mạnh
Đối với những trẻ bị tê tay chân cho bệnh lý có các triệu chứng nặng như:
Để có thể biết được chính xác nguyên nhân gây tê bì chân tay mà con đang gặp phải, bố mẹ cần đưa con tới phòng khám gần nhất để được chẩn đoán. Đồng thời được sử dụng thuốc theo chỉ định để điều trị cho con.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên tìm hiểu thêm một vài sản phẩm Đông y có tác động vào gốc căn nguyên gây nên tê bì chân tay cho bé sử dụng. Cách điều trị vào gốc này sẽ giúp cho tình trạng tê bì chân tay của con không tái phát. PQA Dưỡng Cốt - chính là một trong những sản phẩm nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia và được nhiều người tiêu dùng chọn lựa.
PQA Dưỡng Cốt hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay
Sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đồng thời giúp bồi bổ khí huyết, lưu thông kinh lạc. Đây là cơ chế khu phong tán hàn, ôn thông kinh lạc giảm tình trạng khí lạnh xâm nhập cơ thể gây rối loạn co thắt mạch máu, dẫn tới thiếu máu gây tê bì chân tay. Sản phẩm có thành phần 100% thảo dược tự nhiên có chọn lọc và được bào chế dưới dạng cốm đã được thanh tiệt trùng để bảo vệ dưỡng chất. Sử dụng đúng và đủ liệu trình kết hợp sẽ giúp cho tình trạng tê bì chân tay của bé được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên tùy vào mỗi cơ địa và tình trạng bệnh mà liệu trình điều trị sẽ khác nhau. Để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0818 288 717 để được hỗ trợ.
> Tìm hiểu ngay: PQA Dưỡng Cốt dứt điểm tê bì chân tay như thế nào?
Trên đây là các thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân dẫn tới tê bì chân tay của trẻ. Khi trẻ có một số triệu chứng như chân tay co cứng, tê nhức, vận động khó khăn, mức độ đau ngày càng tăng, trẻ có một số triệu chứng nóng sốt, phát ban, khó thở,... mẹ nên đưa bé tới cơ sở chuyên khoa để khám và chẩn đoán kịp thời. Hoặc cũng có thể liên hệ tới Tổng đài: 0818.288.717 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
Bài viết tham khảo