CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cơ sàn chậu yếu - Cảnh báo nguy cơ sa tử cung cực cao ở phụ nữ

Tác giả: Hòa Nguyễn

Sàn chậu có mối quan hệ mật thiết với tử cung và các tạng phủ trong ổ bụng. Cơ sàn chậu yếu, nguy cơ sảy ra sa tử cung ở chị em rất lớn. Kèm theo đó là rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, cần trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe cơ sàn chậu và sa tử cung để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. 

Cơ sàn chậu là gì?

cấu tạo cơ sàn chậu
Cấu tạo cơ sàn chậu

Sàn chậu được hình thành từ nhiều khối cân và cơ đan xen vào nhau, hình dạng ví như cái võng. Cơ sàn chậu bám chặt vào phía trước thành bụng và xương mu. Hai bên cơ sàn chậu được bao bọc bởi xương chậu, phía sau là cột sống thắt lưng. 

Vai trò của sàn chậu là giữ cho 3 hệ thống: sinh dục (tử cung, âm đạo), niệu đạo dưới (bàng quang, niệu đạo), tiêu hóa (trực tràng, hậu môn) nằm đúng vị trí, không bị sa xuống khi làm việc nặng nhọc, vận động, chạy nhảy hoặc sinh nở. 

Sàn chậu còn có vai trò đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn trong quá trình vệ sinh. Khi đó, chúng sẽ kiểm soát hoạt động đại tiểu tiên theo ý muốn, hoạt động tình dục và quá trình sinh nở dễ dàng hơn. 

Yếu tố khiến cơ sàn chậu yếu đi

Tuổi tác tăng cao, dẫn đến sự lão hóa của cơ thể là nguyên nhân chính khiến chức năng của các cơ và dây chằng suy yếu. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ sau: 

sàn chậu yếu là nguy cơ xảy ra sa tử cung cao
Mang thai và sinh nở là yếu tố nguy cơ khiến sàn chậu yếu đi.
  • Sinh con bằng đường âm đạo: Phần lớn nguyên nhân gây sa tạng sàn chậu là bởi việc sinh con. Phụ nữ sau sinh thường dễ bị suy yếu sàn chậu hơn người sinh mổ. 
  • Sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ trước và sau khi mãn kinh khiến cơ thể thiếu hụt collagen có vai trò hỗ trợ liên kết các mô vùng chậu.
  • Người từng có phẫu thuật ở vùng chậu.
  • Các tổn thương cơ và dây chằng vùng chậu.
  • Chị em phụ nữ lao động nặng nhọc hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động về thể lực. 
  • Chị em bị thừa cân, béo phì,táo bón kéo dài hoặc ho mãn tính. 
  • Chị em bị sang chấn sản khoa: rặn khi sinh lúc cổ tử cung chưa mở trọn, rách tầng sinh môn không phục hồi hoàn chỉnh được...

Biểu hiện cơ sàn chậu yếu và nguy cơ sa tử cung

Khi cơ sàn chậu suy yếu sẽ xuất hiện những biểu hiện như sau: 

  • Đường tiểu:
    • Bị són tiểu khi ho, cười mạnh, chạy nhảy hoặc mang vác nặng. 
    • Tiểu không tự chủ, không điều khiển đóng mở tiểu tiện như bình thường được, cảm giác khó tiểu, rặn tiểu, tiểu không hết.  
    • Tiểu đêm nhiều hơn 1 lần. 
    • Luôn có cảm giác mắc tiểu, tiểu lắt nhắt nhiều hơn 8 lần/ngày. 
  • Đi đại tiện:
    • Có cảm giác són hơi, són phân khi ho, hắt hơi hoặc chạy nhảy;
    • Không nén đại tiện được khi muốn xì hơi hoặc cảm giác muốn đại tiện. 
    • Táo bón kéo dài, phải dùng thuốc bơm hoặc thuốc uống để tiêu.
  • Đời sống tình dục:
    • Luôn cảm thấy đau, rát khi quan hệ tình dục;
    • Giảm ham muốn;
    • Cửa mình rộng quá mức.
  • Bị đau ở vùng chậu dai dẳng:
    • Đau vùng thắt lưng chậu;
    • Đau vùng bụng dưới hoặc vùng cửa mình.
  • Bị sa các tạng:

Sa tử cung

Sa bàng quang

Sa trực tràng

Sa niệu đạo

Sa ruột non

thăm khám để biết chính xác tình trang bệnh sa tử cung
Sàn chậu yếu có nguy cơ bị sa tử cung cao

Trải qua quá trình mang thai hoặc do yếu tố tuổi tác, hệ thống cơ và dây chằng vùng đáy chậu của người phụ nữ bị lão hóa, giãn ra nên các cơ quan vùng chậu không nằm đúng vị trí ban đầu nữa. Đặc biệt, tỉ lệ sa tử cung ở phụ nữ suy yếu cơ sàn chậu cực kỳ cao. Theo thống kê, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu. Trong đó cứ 5 người thì có đến 2 người bị sa tử cung. Biểu hiện là có khối phồng âm đạo, cảm giác đè ép và nặng nề sàn chậu, âm đạo. Có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy khối phồng vùng âm đạo. Giai đoạn nặng, tử cung có thể sa hẳn ra bên ngoài. 

Các biện pháp tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, ngừa sa tử cung

Tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu là phương pháp phòng ngừa sa tử cung hiệu quả nhất. Trong suốt cuộc đời, chị em phụ nữ nên duy trì các phương pháp sau đây: 

  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không lao động quá sớm, vận động mạnh sau sinh. 
  • Giữ gìn sức khỏe, hạn chế lao động nặng nhọc, ngừa táo bón
  • Không nên rặn khi đại tiện khó khăn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước giúp nhuận tràng. 
  • Thường xuyên tập luyện các bài tập phù hợp, bài tập co bóp cơ hông và cơ hậu môn.

Trên đây là một vài thông tin về mối liên quan giữa cơ sàn chậu yếu dẫn đến sa tử cung ở nữ giới . Qua bài viết, chắc chắn mọi người đều biết rằng sàn chậu yếu nguy cơ sảy ra sa tử cung ở chị em sẽ rất cao. Để xua tan nỗi băn khoăn về sàn chậu yếu và bệnh sa tử cung, hãy liên hệ tới hotline 0818-288-717 để được dược sỹ PQA tư vấn trực tiếp, chuyên sâu ngay nhé. 

Xem thêm

Tham Vấn Y Khoa

Nguyễn Thị Hằng Thầy thuốc ưu tú, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, là nữ thầy thuốc tài ba, sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền. Bác sĩ Hằng sở hữu vốn kiến thức uyên thâm, am hiểu sâu sắc các bệnh lý về tiêu hoá, sinh lý, bệnh phụ nữ…...
Sa tử cung

Tìm hiểu về sản phẩm Ích khí thăng dương ngay tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bệnh sa tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm

Bệnh sa tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm

Ngày đăng:15/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Bệnh sa tử cung đang trở thành một vấn đề sức khỏe đáng chú tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh phụ nữ  thường xuyên gặp áp lực của công việc và gia đình, chế độ dinh dưỡng, và...
Xem chi tiết
3 cách điều trị sa tử cung (sa dạ con) sau sinh tại nhà

3 cách điều trị sa tử cung (sa dạ con) sau sinh tại nhà

Ngày đăng:20/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sa tử cung là bệnh dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Bệnh tiến triển âm thầm nên không điều trị sớm bệnh sẽ nặng hơn kèm với những biến chứng khó lường. Vậy đâu là cách hỗ trợ điều trị sa...
Xem chi tiết
Bấm huyệt chữa sa tử cung: Hiệu quả và cách thực hiện

Bấm huyệt chữa sa tử cung: Hiệu quả và cách thực hiện

Ngày đăng:28/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Bấm huyệt chữa sa tử cung là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị sa tử cung được rất nhiều người bệnh quan tâm tới. Nhưng thực hư của phương pháp này như thế nào? Điều này sẽ...
Xem chi tiết
Phẫu thuật sa tử cung bao nhiêu tiền? Mức độ cần phải mổ?

Phẫu thuật sa tử cung bao nhiêu tiền? Mức độ cần phải mổ?

Ngày đăng:27/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sa tử cung tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt. Khi bệnh chuyển nặng có thể người bệnh phải tiến hành phẫu thuật....
Xem chi tiết
[Giải đáp] Sinh thường hay sinh mổ dễ bị sa tử cung?

[Giải đáp] Sinh thường hay sinh mổ dễ bị sa tử cung?

Ngày đăng:27/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Dữ liệu thống kê tại các bệnh viện lớn đưa ra con số đáng chú ý: hiện nay, có đến 65% phụ nữ sau khi sinh mổ đối mặt với tình trạng sa tử cung. Điều này gây nên nhiều lo lắng và nghi ngờ...
Xem chi tiết
Sa tử cung khi mang thai và những nguy hiểm  khôn lường

Sa tử cung khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường

Ngày đăng:24/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Mang thai và sinh con là thiên chức lớn lao, thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Trong quá trình mang thai, người mẹ phải đối mặt với những điều lo lắng cho sức khỏe của bản thân...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail