CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Sa tử cung khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường

Tác giả: Hòa Nguyễn

Mang thai và sinh con là thiên chức lớn lao, thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Trong quá trình mang thai người mẹ luôn phải đối mặt với những điều lo sợ cho sức khỏe của bản thân và em bé. Vì thế đối với những mẹ mắc bệnh sa tử cung khi mang thai thì lỗi lo lại nhân lên gấp bội. Hiểu được sự lo sợ của các mẹ bầu, chúng tôi xin phép gửi đến các bạn tất cả vấn đề về bệnh sa tử cung khi mang thai một cách hệ thống nhất. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Sa tử cung khi mang thai là như thế nào?

Tử cung của người phụ nữ là nơi trứng sau khi được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Vì thế bất cứ một tác động nào đến cơ quan này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh nở và sức khỏe của phụ nữ.

Ngày nay, có rất nhiều căn bệnh liên quan đến tử cung khiến chị em phụ nữ lo lắng. Trong đó có bệnh sa tử cung đang được rất nhiều người quan tâm, bởi nó có liên quan chặt chẽ đến việc mang thai. Đặc biệt là các đối tượng bị sa tử cung khi mang thai vì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Sa tử cung (nhiều người hay gọi là sa sinh dục, sa dạ con) là tử cung bị tụt xuống âm đạo, đôi khi là ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng và không thể nâng đỡ tử cung.

sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung khi mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Nguyên nhân bị sa tử cung khi mang thai

1. Về phía thai nhi: 

  • Mẹ bầu mang đa thai
  • Thai nhi quá lớn

2. Về phía mẹ bầu:

  • Thừa cân khi mang thai gây áp lực vùng xương chậu
  • Ổ bụng có tình trạng tụ dịch
  • Mẹ bầu từng sinh con khó hoặc thai nhi quá lớn
  • Mẹ từng có tiền sử mắc các bệnh lý: táo bón, hen suyễn,...
  • Phụ nữ mang thai lớn tuổi
  • Sinh con nhiều lần
  • Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi dẫn đến làm mềm cổ tử cung
  • Ảnh hưởng bởi tác động của phẫu thuật tử cung
  • Nhau thai có dấu hiệu bất thường.

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai mẹ cần lưu ý

Các triệu chứng của bệnh mà các mẹ bầu cần chú ý:

  • Ở tam cá nguyệt thứ 2 dịch âm đạo ra nhiều hơn
  • Khi đi vệ sinh cảm thấy khó khăn
  • Một số cục thịt nhô ra khỏi âm đạo
  • Cảm giác như có cái gì đó muốn rơi ra khỏi âm đạo
  • Bị bí tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu.
  • Cảm giác nặng ở đáy bụng.
  • Chảy máu âm đạo

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, mẹ bầu bị bệnh sa tử cung trong quá trình mang thai rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vì những biến chứng mẹ bầu bị sa tử cung sẽ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

  • Khi tử cung bị tụt xuống làm cho thai nhi không thể phát triển được dễ bị sẩy thai, con chết lưu
  • Sinh non dễ bị dị tật
  • Mẹ bị băng huyết sau sinh
  • Khó sinh
  • Vỡ cổ tử cung ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé, mất đi vĩnh viễn khả năng sinh con.
  • Nhiễm trùng cổ tử cung
  • Viêm đường tiết niệu
  • Các bộ phận khác bị sa theo như: bàng quang, trực tràng.

>> Xem thêm: Hỏi - Đáp: Bị sa tử cung có sinh thường được không?

Cách phòng và điều trị bệnh sa tử cung ở phụ nữ mang thai

1. Điều trị bệnh

Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa các phác đồ điều trị sa tử cung khác nhau. Vì thế khi xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, không để bệnh ảnh hưởng đến mẹ và bé.

 điều trị bệnh sa tử cung khi mang thai

Điều trị bệnh sa tử cung khi mang thai cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh đeo vòng nâng trong âm đạo. Với mục đích là nâng các mô cơ, mô dây chằng bị lỏng lẻo, chảy xệ, vòng nâng cần được lấy ra và vệ sinh để tránh biến chứng viêm nhiễm. Còn phương pháp phẫu thuật rất được hạn chế bởi tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh việc điều trị người bệnh cần kết hợp với các phương pháp sau để quá trình điều trị bệnh chuyển biến tốt hơn:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín tránh viêm nhiễm phần tử cung bị sa bên ngoài
  • Sử dụng một số thảo dược an toàn tạo độ đàn hồi cho tử cung (nên theo sự chỉ định của bác sĩ)
  • Mẹ nên đi thăm khám thường xuyên
  • Có chế độ ăn lành mạnh: uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả trái cây, tránh ăn đồ ăn nhanh đồ khô.
  • Tập các bài tập nâng cơ và dây chằng theo sự chỉ định của bác sĩ.

>> Xem ngay: Xông gì cho tử cung bị sa co rút lên, lại hết viêm nhiễm nấm ngứa?

2. Các cách phòng bệnh cho mẹ bầu

Biện pháp giúp ngăn ngừa sa tử cung, sa dạ con khi mang thai:

  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên để điều trị sớm
  • Hạn chế vận động quá sức, làm việc nặng khi mang thai
  • Phòng ngừa và điều trị tốt các bệnh lý hô hấp, táo bón
  • Quản lý tốt vấn đề cân nặng, tránh việc tăng cân quá mức.
  • Có chế độ ăn uống khoa học.

Bệnh sa tử cung khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Để hạn chế tình trạng này các mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Và đặc biệt các bạn nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm

Tham Vấn Y Khoa

Nguyễn Thị Hằng Thầy thuốc ưu tú, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, là nữ thầy thuốc tài ba, sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng Y học Cổ truyền. Bác sĩ Hằng sở hữu vốn kiến thức uyên thâm, am hiểu sâu sắc các bệnh lý về tiêu hoá, sinh lý, bệnh phụ nữ…...
Sa tử cung

Tìm hiểu về sản phẩm Ích khí thăng dương ngay tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Nguyên nhân Sa tử cung (sa dạ con) và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân Sa tử cung (sa dạ con) và dấu hiệu nhận biết

Ngày đăng:22/08/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế cho biết 10% phụ nữ tại Việt Nam mắc bệnh sa tử cung, phần lớn là những phụ nữ ở độ tuổi 40 - 60 tuổi. Bệnh càng tiến triển nặng, càng dễ kèm theo...
Xem chi tiết
3+ cách điều trị sa tử cung (sa dạ con) sau sinh tại nhà

3+ cách điều trị sa tử cung (sa dạ con) sau sinh tại nhà

Ngày đăng:13/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Căng tức vùng bụng dưới, cảm giác như có vật gì đó ở trong âm đạo Ra nhiều khí hư, dịch mủ viêm nhiễm có mùi hôi tanh Rối loạn đại, tiểu tiện: táo bón, tiểu khó, đi tiểu không kiểm...
Xem chi tiết
Ích khí Thăng dương PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Ích khí Thăng dương PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Ngày đăng:18/09/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
PQA Ích Khí Thăng Dương là sản phẩm hỗ trợ điều trị sa tử cung an toàn lành tình từ thảo dược tự nhiên được rất nhiều người chọn lựa sử dụng và thấy hiệu quả. Ích khí Thăng dương mua...
Xem chi tiết
Bệnh sa tử cung ở người già:  Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh sa tử cung ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ngày đăng:21/07/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Cùng với các bệnh về xương khớp, tiêu hóa, bệnh sa tử cung ở người già cũng là một bệnh phổ biến ở phụ nữ có độ tuổi cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu...
Xem chi tiết
Bài thuốc "Bổ trung ích khí thang" và công dụng phục hồi sa tử cung đặc biệt hiệu quả

Bài thuốc "Bổ trung ích khí thang" và công dụng phục hồi sa tử cung đặc biệt hiệu quả

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Sa tử cung là một trong những bệnh lý khiến cho chị em đặc biệt lo sợ. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt thường nhật mà còn ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Nhưng giờ đây...
Xem chi tiết
6 món ăn bổ dưỡng chữa sa tử cung cho chị em phụ nữ sau sinh

6 món ăn bổ dưỡng chữa sa tử cung cho chị em phụ nữ sau sinh

Ngày đăng:25/06/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hiện nay, câu hỏi: “ăn gì để chữa sa tử cung sau sinh?” đang được rất nhiều chị em phụ nữ sau sinh quan tâm, nhất là các bà mẹ đang có nguy cơ cao mắc bệnh sa tử cung. Vì vậy, việc đầu tiên...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717