Nổi mề đay là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, nguyên nhân có thể là do hiện tượng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Cùng tìm hiểu về căn bệnh nổi mề đay và nguyên nhân nổi mề đay thường gặp.
Nổi mề đay là một bệnh dị ứng do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi phản ứng xảy ra sẽ giải phóng một chất hóa học tên histamin và một số chất khác từ dưới bề mặt da. Phản ứng này xảy ra phá vỡ các liên kết mạch máu, tích tụ chất lỏng dưới da, dẫn tới sưng viêm. Histamin kích ứng thần kinh cảm giác gây ngứa.
Hiện tượng của bệnh là xuất hiện nhiều vết sần phù, bao quanh là quầng đỏ, ngứa. Nốt sần nổi mề đay tồn tại từ 30-36 giờ, có kích thước khoảng 1mm đến vài cm.
Theo khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh nổi mề đay chủ yếu do dị ứng. Dị ứng là hiện tượng xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất gây dị ứng, hay còn gọi là chất có hại đối với cơ thể, cơ thể sẽ tự động đề kháng lại.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị dị ứng và bất kỳ thực phẩm hay chất hóa học nào cũng có nguy cơ dị ứng. Yếu tố gây nổi mề đay chủ yếu đến từ thực phẩm, nhiễm trùng, thuốc,...
Nổi mề đay dị ứng do thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất trong các dạng dị ứng. Dị ứng thực phẩm là do hệ miễn dịch của cơ thể xác định thực phẩm là yếu tố ngoại lai, phản ứng với cơ thể nên cố tiêu diệt nó.
Thực phẩm không loại trừ thực hay động vật đều có thể gây dị ứng. Theo một số nghiên cứu, protein là chất dễ gây dị ứng nhất. Trong đó có thể kể tới các loại hải sản như tôm, cua, sò, trứng, sữa, đậu phộng, hạt trái cây, đồ uống lên men,... Với một số đối tượng nhạy cảm, ngay là những thực phẩm lành tính nhất cũng có thể gây dị ứng.
Thuốc cũng là một dạng gây nổi mề đay. Các loại thuốc có chứa nhiều chất hóa học có thể gây phản ứng với cơ thể. Tất cả các dạng thuốc uống, thuốc bôi, tiêm,... đều có thể gây dị ứng, nổi mề đay.
Kháng sinh là loại thuốc dễ gây dị ứng nhất. Nhóm thuốc beta lactam, thuốc kháng sinh không steroid, vắc xin, huyết thanh,... là loại thuốc dễ gây dị ứng. Một số thuốc chống dị ứng hay kháng histamin tổng hợp cũng có thể gây phản ứng nổi mề đay.
Mề đay do dị ứng thuốc xảy ra ngay sau dùng thuốc hoặc sau vài ngày, kèm một số hiện tượng như sốt, đau khớp, nổi hạch,....
Côn trùng lạ đốt có thể gây ra phản ứng ngứa hoặc kích ứng ở con người. Khi con trùng đốt, cảm giác châm chích tác động, vùng bị đốt có thể bị sưng đỏ, kèm ngứa trong một khoảng thời gian ngắn.
Người cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện cảm giác ngứa lây hơn, sốc phản vệ sinh ra khi nọc độc của côn trùng tiếp xúc cơ thể, gây phù nề, ngứa phát ban toàn thân. Nguy hiểm bệnh có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Nhiễm trùng là nguyên nhân nổi mề đay phổ biến đến từ việc virus gan siêu vi B, C, nhiễm khuẩn tai, mũi, họng, nhiễm trùng bộ phận tiêu hóa như miệng, nhiễm ký sinh trùng,...
Do nguyên nhân nhiễm trùng tới từ các loại virus, do đó rất khó để chẩn đoán. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chuẩn xác.
Nổi mề đay do nguyên nhân vật lý là hiện tượng da bị phát ban do một số nguyên nhân vật lý tác động như mồ hôi, ánh sáng, nước, áp lực, thời tiết nóng lạnh,... Nổi mề đay vật lý chưa được các nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây là kết quả của các phản ứng tự miễn hay kháng thể.
Một số người nổi mề đay do một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp,... cũng gây mẩn ngứa tự nhiên, gây phản ứng với cơ thể.
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam, cứ 100 người thì có 15 - 20 người bị nổi mề đay. Bệnh xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, với tỷ lệ lớn ở trẻ em và phụ nữ mang thai trong những tháng đầu và sau khi sinh.
Bệnh nổi mề đay có thể kéo dài và chia thành 2 giai đoạn:
Một số triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay:
Tùy vào tình trạng bệnh mà xác định được mức độ nguy hiểm của nổi mề đay. Với bệnh nổi mề đay cấp tính, người bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Đối với các thể mãn tính và di truyền sẽ khó điều trị hơn, bệnh tái phát nhiều lần.
Bệnh có thể trở nên nguy hiểm do triệu chứng dị ứng của nó. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, hình thành histamin, gây ngứa cho người bệnh. Khi liên tục phải gãi vùng ngứa, da bị tổn thương, trầy xước, lâu ngày có thể dẫn tới nhiễm trùng, để lại sẹo khó điều trị.
Ngoài ra, nổi mề đay nghiêm trọng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sưng mạch khí quản, chàm mãn tính, sưng họng, khó thở, nguy hiểm tính mạng.
Nếu nổi mề đay xảy ra trong đường tiêu hóa, người bệnh có hiện tượng đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Bệnh xuất hiện ở não sẽ gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng tính mạng. Các biến chứng khác có thể xảy ra như giảm huyết áp, giãn mạch, choáng váng, sốc phản vệ, gây tử vong.
Để chẩn đoán bệnh nổi mề đay, bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng sau:
Người bệnh có thể được chẩn đoán cận lâm sàng bằng cách thực hiện các xét nghiệm:
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự:
Tùy vào tình trạng bệnh và các giai đoạn của bệnh mà người bệnh nổi mề đay có thể áp dụng các phương pháp khác nhau.
Người bị bệnh nổi mề đay nên hạn chế gãi hoặc tác động lên vùng da bị bệnh. Nên tắm nước lạnh, làm dịu cơn ngứa bằng cách áp lạnh.
Không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Người bị nổi mề đay nên tránh những hoạt động lao động nặng, thực hiện hoạt động thể chất gây toát mồ hôi. Nên nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng.
Người bị nổi mề đay có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh như:
Thuốc kháng histamin H1. Kết hợp điều trị cùng corticoid dùng cho tình trạng cấp tính, tổn thương nặng gây phù thanh quản.
Để cải thiện bệnh nổi mề đay, bệnh nhân cần cải thiện các thói quen sinh hoạt, ăn uống:
Bài viết liên quan: