Bé nhà tôi gặp thời tiết chuyển mùa, da bỗng chuyển sang màu đỏ hồng, những vết sần phồng lên, bé rất ngứa và khó chịu. Gia đình tôi cũng có người bị nổi mề đay. Tôi nghe nói bệnh nổi mề đay không thể lây. Vậy tại sao con tôi lại bị nổi mề đay. Xin thầy thuốc trả lời cho câu hỏi “Nổi mề đay có lây không?”
Nổi mề đay là một căn bệnh dị ứng do phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân từ bên ngoài. Các tác nhân này có thể là thời tiết, khí hậu, thuốc, thức ăn,... Cơ thể nhầm lẫn các tác nhân này với các yếu tố có độc cho cơ thể, do đó sản sinh ra chất gây ngứa.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện do hoạt động kém của gan, tích tụ độc tố phát tán ra cơ thể, gây phong nhiệt và ngứa.
Theo các thông tin nghiên cứu, bệnh mề đay mẩn ngứa không có lây lan từ người này sang người khác. Bệnh thường có các cấp độ từ nhẹ sang nặng, từ cấp tính sang mãn tính. Nguyên nhân chủ yếu do cơ địa dị ứng, không do vi khuẩn, virus do đó không có yếu tố lây lan.
Bệnh chỉ có thể lây lan từ một sang nhiều vùng trên cơ thể người bệnh. Hiện tượng này vô cùng khó chịu, gây ngứa cho người bệnh.
Qua nhiều xét nghiệm nghiên cứu ở các số liệu thống kê các bệnh nhân tới các bệnh viện khám da liễu, nổi mề đay có thể đến từ di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người thân bị nổi mề đay, rất có thể con sinh ra cũng bị nổi mề đay/
Do đó, hiện tượng con bạn bị nổi mề đay khi bố mẹ bị nổi đay là nguyên nhân di truyền, không do lây nhiễm gây ra.
Đối với các hiện tượng nổi mề đay do di truyền, tỷ lệ này chỉ chiếm 5-7%, chủ yếu nguyên nhân là do các tác nhân gây dị ứng.
Đối với hiện tượng nổi mề đay cấp tính dạng nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi trong vòng 1-4 ngày. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến mạnh, người bệnh có thể bị lây lan sang toàn bộ vùng da trên cơ thể.
Bệnh nổi mề đay ở giai đoạn này sản sinh ra histamin. Khi chất này lây lan sang các vùng của cơ thể sẽ gây ngứa, xuất hiện các triệu chứng khó thở, sưng phù, nghẹt thở.
Nổi mề đay không lây từ người sang người tuy nhiên khả năng lây lan từ một vùng trên cơ thể sang vùng khác là vô cùng dễ dàng. Người bệnh cần có các biện pháp phòng tránh để hạn chế tình trạng này.
Khi bị nổi mề đay, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc Tây để giảm các triệu chứng bệnh.
Người bệnh ngoài cách dùng thuốc trị mề đay có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả như dùng nước gừng, tắm lá kinh giới, lá khế,...
Người có cơ địa nổi mề đay nên chú ý bằng cách phòng bệnh sau:
Bài viết liên quan: