Có tới 80% bệnh nhân hen suyễn mắc viêm mũi dị ứng và 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Nghĩa là những người mắc viêm mũi dị ứng có khả năng mắc hen suyễn cao gấp 3 lần so với người thường. Đây là con số đáng báo động nếu như không kiểm soát tốt hen suyễn và viêm mũi dị ứng thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Vậy mối liên quan giữa bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Hen suyễn và Viêm mũi dị ứng đều là căn bệnh liên quan tới hô hấp gây nhiều khó chịu cho người bệnh khi mắc phải.
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính của đường hô hấp biểu hiện bởi sự co thắt phế quản trong phổi. Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên, ống phế quản bị sưng lên, viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ dẫn tới đường dẫn khí bị thu hẹp lại từ đó giảm lượng không khí vào phổi dẫn tới người bệnh phải chịu các cơn đau nhức, khó thở.
Hình ảnh đường dẫn khi bị viêm nhiễm khởi phát hen suyễn
Viêm mũi dị ứng lại là sự dãn mạch gây nghẹt mũi với các triệu chứng giống với cảm lạnh với các dấu hiệu sổ mũi, ngứa mắt,...Tình trạng bệnh xuất hiện do không phải virus mà do phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông thú nuôi,...
Vì nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do các dị nguyên trong môi trường nên bệnh được chia thành nhiều loại như viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm,...
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể với các dị nguyên trong không khí
Khi mắc viêm mũi dị ứng thì người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi mỗi khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Đôi khi chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên trong không khí cũng có thể khiến cho cơ thể tự động phản ứng lại. Biểu hiện là những cơn hắt xì hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khô mắt,...Nếu tình trạng này xuất hiện vào ban đêm, người bệnh sẽ bị mất ngủ và dễ lên cơn hen khi dị nguyên tiếp xúc thời gian dài.
Viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ gây nghẹt mũi và người bệnh thường chuyển từ thở mũi sang thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng thì sẽ tạo tác động trực tiếp lên đường thở dễ dẫn tới bệnh hen suyễn
Khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần hoặc trường hợp khẩn cấp có thể khiến cho người mắc hen bị ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ. Trong trường hợp này cần phải tới viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi mắc viêm mũi dị ứng thì tỷ lệ mắc hen suyễn với các triệu chứng nặng cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. Do đó, khi mắc viêm mũi dị ứng bạn cần phải đặc biệt lưu tâm tới vấn đề sức khỏe của mình để hạn chế mắc phải hen suyễn. Cần lưu ý ngay các vấn đề sau:
Trên đây là các thông tin chi tiết tới bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn để bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng và thuốc điều trị hen phế quản dự phòng, dài hạn để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Gọi ngay tổng đài 0818.288.717 hoặc để lại thông tin trên website www.thuocnampqa.vn dược sĩ PQA sẽ tư vấn và đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Chúc bạn sức khỏe!
>>Xem thêm: Top 10+ cách chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian cực kỳ hiệu quả