Cây mạch môn là một loại thảo dược, thuốc nam quý hiếm, sống lâu năm cao 10-40cm, rễ chùm, trên rễ có những chỗ phát triển thành củ mẫm, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Loại cây này mọc hoang và được trồng ở Việt Nam lấy củ dùng để làm vị thuốc, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Hưng Yên, Nghệ An, Bắc Giang, Hà Nam. Củ mạch môn có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và có công dụng để chữa bách bệnh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Dược liệu này có tác dụng điều trị các bệnh lý như táo bón, thanh tâm trừ phiền, điều trị ho lao, thanh tâm nhuận phế, huyết áp thấp.
Mạch môn có tên gọi khác là: mạch môn đông, mạch đông, lan tiên, giai tiên thảo, qua hoàng, tô đông.
Mạch môn đông trị ho, bổ phổi
Bộ phận dùng: Mạch môn đông (Radix Ophiopogoni) là rễ củ phơi hay sấy của cây mạch môn đông (Ophiopogon japonicus Wall) thuộc họ mạch môn đông (Haemodoraceae). Rễ củ hình thoi, dài 1-4cm, màu vàng.
Thu hoạch vào tháng 7-8, chọn những củ già trên 2 năm , đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, để ráo nước cho se vỏ, rồi rút bỏ lõi, phơi hay sấy nhẹ ở nhiệt độ từ 50-60 độc C cho tới khi độ ẩm dưới 13% là được.
Cần bảo quản mạch môn ở nơi khô ráo, thoáng mát.
_ Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (mát)
_ Vào các kinh: tâm, phế, vị
_ Trong mạch môn có chất nhầy, chất đường.
Tác dụng: Nhuận phế (bổ phổi), khỏi ho khan, mát tim, thanh nhiệt, nhuận tràng.
Công dụng: Chữa ho, long đờm, bổ phổi (đối với các bệnh phổi, gầy còm). Còn chữa thiếu sữa, sốt khát nước, lợi tiểu, táo bón, thanh tâm trừ phiền.
Liều dùng: Ngày uống 6-20g dưới dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, đi ỉa lỏng không dùng.
Tương kỵ: Khoản đông, khổ sâm, mộc nhĩ, chung nhũ, phục thạch.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc.
Công dụng: Thuốc nhuận phế dịu ho, dùng trị chứng phế hư, phổi bị tổn thương, ho khan, miệng khô, họng rát, đờm quánh.
Liều dùng: Sắc uống.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị chứng phế bị tổn thương phần âm, họng khô, miệng khát, lưỡi đỏ, phổi yếu,...
Liều sắc: Sắc uống (có thể dùng gạo nếp).
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Thuốc nhuận phế thông tiện, dùng khi âm hư, ruột khô, đại tiện táo bón.
Liều dùng: Sắc uống.
Mạch môn thuốc nam trị bách bệnh
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc.
Công dụng: Trị bệnh nhiệt làm tổn thương âm, tim hồi hộp, miệng khát (có thể có tác dụng trị ung thư máu, tinh hồng nhiệt độc do đơn gây phát ban, sởi, hay tim hồi hộp mê man)
Liều dùng: Sắc uống.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị ho ra máu mủ, ngực đầy chướng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát, tiểu tiện bí.
Thành phần:
Mạch môn kết hợp một số thành phần làm giảm phế lao nhiệt sinh trùng
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị phế lao nhiệt sinh trùng, ho nghịch, hen suyễn.
Liều dùng: Sắc uống
Thành phần:
Bào chế: Dạng sắc uống
Công dụng: Trị chứng lậu khí, bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, thông tiện, bỉ muộn.
Liều dùng: Sắc uống.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn.
Công dụng: Trị trẻ nhỏ nhiệt ở tâm và phế bị tắc, phiền khát.
Liều dùng: Ngày uống 4-6g thuốc hoàn.
Thành phần:
Mạch môn đông hoàn
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Tán bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn.
Công dụng: Trị bệnh trẻ nhỏ da thịt gầy yếu, nóng trong xương, nước tiểu đỏ, vàng.
Liều dùng: Ngày uống từ 4-6g thuốc hoàn
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc tán. Các vị thuốc có lượng bằng nhau.
Công dụng: Trị bệnh phụ nữ bị hàn nhiệt nghịch trở, sữa không thông.
Liều dùng: Ngày uống từ 12-16g thuốc tán
Tóm lại, củ mạch môn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người và nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Theo Đông y, mạch môn được ứng dụng trong những bài thuốc chữa táo bón, ho, ho đờm, ho ra máu,… Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bằng các bài thuốc từ mạch môn, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
>>Xem thêm: Thảo quyết minh là gì? vị thuốc quen thuộc ở quanh ta