Sinh địa (còn có tên gọi khác là địa hoàng) là loại cây thân thảo, sống lâu năm cao khoảng 10-30cm khi trưởng thành. Là một thảo dược quý bắt nguồn từ Trung Quốc được du nhập vào nước ta từ năm 1958. Hiện nay, cây sinh địa được trồng ở tất cả các tỉnh miền bắc, trung, nam như Bắc Giang, Thanh Hóa. Sinh địa có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu. Tốt cho người âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, suy nhược cơ thể.
Tên khác: sinh địa hoàng, địa hoàng.
Bộ phận dùng: Sinh địa hoàng (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây sinh địa hoàng hoặc sinh địa hoặc địa hoàng (Rehmannia glutinosa - Gaertn - libosch) thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Sinh địa thường gọi tên 3 vị thuốc là:
Sinh địa hoàng thuốc nam chữa bách bệnh
Thường thu hoạch mỗi năm 2 vụ là vào tháng 2-3 và 8-9. Cần đào vào ngày nắng ráo, vì gặp mưa dễ bị thối. Khi đào lên cho tới khi sấy, tránh làm sầy sớt (củ nào bị sầy sớt thì phải nhặt riêng, nếu không cũng dễ bị thối).
Củ sinh địa tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bị bẻ gãy, mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vòng thắt lại, chia củ thành từng khoang, trên các vòng có vết của mầm, đôi khi có những bì khổng chạy qua.
Can địa là củ sinh địa khô: Củ sinh địa tươi mới đào về, không sứt mẻ sầy sớt, đem phân riêng thành từng loại to nhỏ khác nhau, rồi rải vào lò sấy (củ to để dưới, củ nhỏ để trên)
Ngày đầu sấy ở nhiệt độ 35-40 độ C cho se vỏ ngoài. Ngày thứ 2 trở đi giữ ở nhiệt độ 50-60 độ C. Hàng ngày đảo trở cho nóng đều. Sấy trong 6-7 ngày. Khi củ mềm, dẻo, thịt bên trong đen lại, đem rải mỏng ra nơi khô ráo, thoáng gió trong 5-6 ngày, rồi xếp đống lại, lấy bao tải ủ lên để thêm 3 ngày nữa, mở bao tải thấy vỏ ngoài ngả màu xám, lên mốc trắng, củ mềm nhũn, bẻ ra có tiết chất mật dính.
Can địa là sinh địa sấy khô
Đem sấy lại 1 lần nữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C cho tới khi độ ẩm còn khoảng 15-18%. Củ sinh địa khô, nhuận, da mỏng, màu nâu hay nâu gio, cắt ngang, thịt đen hay nâu sẫm có chất mật dính.
Lấy 10kg sinh địa khô, rửa sạch, để ráo nước.
Thục địa: Ngoài đen nhánh, mềm, thịt chắc, không dính tay, thớ dài là tốt.
Lấy 10kg sinh địa khô, rửa sạch, ủ 2 ngày đêm, đem tẩm rượu sa nhân.
Cách chế biến rượu sa nhân: Bột sa nhân 100g, rượu 40 độ là 5 lít.
Ngâm sinh địa trong rượu sa nhân tử 5-7 ngày, rồi cho vào thạp hay thùng men tất cả chỗ rượu còn lại. Đậy kín và nấu cách thủy trong 1 nồi tôn to trong 3 ngày đêm.
Vớt ra để ráo nước. Sau đó lấy nước thục pha thêm ½ lượng rượu mà tẩm. Rồi lại đồ trong 3 giờ và đem phơi (có thể cửu chưng cửu sái) cho tới khi hết nước thục. Khi phơi phải che đậy, tránh ruồi nhặng, muỗi và bụi bặm.
Bảo quản: Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ.
_ Tính vị:
_ Vào các kinh:
_ Trong đó sinh địa có Mannit, Rehmanin, Glucose, Cartoten.
Tác dụng:
Chỉ định:
Liều dùng:
Kiêng kỵ: Người tỳ hư có thấp, bụng đầy ỉa lỏng, cũng như các chứng dương hư cấm dùng.
Thành phần:
Sinh địa hoàng
Bào chế: Dưới dạng thuốc sắc
Công dụng: Thuốc trị âm giáng hỏa, dùng cho các chứng âm hư hỏa vượng hay nhiệt quá thịnh mà thương tổn phần âm, yết hầu sưng đau. Trị hư lao phát sốt, ho hen mạch yếu mà thanh.
Liều dùng: sắc uống
Thành phần:
Bào chế: dạng sắc uống
Công dụng: Trị bạch hầu, yết hầu phát sốt, miệng khát.
Thành phần: Sinh địa hoàng tươi
Bào chế: Dạng sắc uống.
Công dụng: Trị chứng chảy máu mũi.
Liều dùng: Sắc uống.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị mụn trĩ sưng đau chảy máu.
Liều dùng: Sắc uống.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị huyết nhiệt thổ huyết, chảy máu cam.
Liều dùng: Sắc uống
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Trị bệnh truyền nhiễm cấp sau khi sốt cao đã giảm, miệng khô, họng đau, chân răng chảy máu .
Liều dùng: Sắc uống.
Thành phần:
Bào chế: Dạng sắc uống
Công dụng: Thuốc nhuận trường thông tiện, dùng cho các chứng tân dịch khô kiệt, bí kết nhiều ngày không đi ngoài được.
Liều dùng: Sắc uống
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Giã sinh địa lấy nước. Và đem tẩm nước này vào Hoàng liên, đem phơi khô và lại tẩm phơi cho đến khi hết nước sinh địa. Sau cùng đem hoàng liên tán thành bột mịn, thêm mật, làm hoàn to bằng hạt ngô.
Công dụng: Chữa người bị gầy yếu và có thể bị đái tháo đường.
Liều dùng: Ngày uống 40-60 hoàn, chia 2-3 lần.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc sắc
Công dụng: Chữa chứng huyết hư, huyết trệ gây kinh nguyệt không đều, thông kinh và chữa chứng thiếu máu.
Thành phần:
Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Giã thục địa cho mềm nhũn trộn đều với 5 vị dưới đã sấy khô, tán nhỏ, luyện với mật, làm thành hoàn to bằng hạt ngô.
Công dụng: Chữa đau đầu, chóng mặt, cổ khô đau, miệng lưỡi lở loét, tai ù, răng lung lay, lưng đau, gối mỏi, di mộng tinh, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, trẻ em gầy yếu.
Liều dùng: Ngày uống 20-30 hoàn (8-12g hoàn), chia 2 lần trong ngày, uống trước bữa ăn 15 phút.
Trên đây là tất cả kiến thức về vị thuốc quý sinh địa mà Dược Phẩm PQA sưu tầm, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn cao. Không tự ý sử dụng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.
>>Xem thêm: Vị thuốc huyền sâm có công dụng gì? Các bài thuốc quý từ huyền sâm