CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm hiểu kỹ hơn công dụng chữa bệnh của sinh khương, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Dược phẩm PQA dưới đây nhé. 

 

Tìm hiểu sinh khương - vị thuốc phổ biến trong Đông y
Tìm hiểu sinh khương - vị thuốc phổ biến trong Đông y

Sinh khương là gì?

Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe

Họ khoa học: họ Gừng (Zingiberaceae)

Tên gọi khác: Khương, Sinh khương, Can khương

Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ nảy mầm lên rồi hình thành củ. Lá gừng mọc so le, không có cuống, mặt bóng nhẵn và mùi thơm nhẹ đặc trưng. Cây gừng dễ sinh trưởng và phát triển nên được trồng phổ biến khắp nơi trên cả nước. Người ta dùng củ gừng làm gia vị nấu ăn hoặc làm thuốc.

Hình ảnh cây gừng tươi
Hình ảnh cây gừng tươi

Công dụng của sinh khương 

Theo y học cổ truyền

Sinh khương có vị cay nhẹ, tính ấm và được xếp vào kinh phế, tỳ, vị, và thận. Công dụng chính của sinh khương là tán hàn giải biểu, giải độc, ôn trung cầm nôn, chỉ ho. Cụ thể:

  • Điều trị cảm mạo do phong hàn. Có thể sử dụng gừng tươi hoặc kết hợp thêm với các vị thuốc khác như kinh giới, tía tô, bạch chỉ,...
  • Phòng cảm lạnh: Sau khi đi mưa hoặc ra gió, bạn có thể uống trà gừng nhằm phòng ngừa cảm lạnh. 
  • Làm ấm dạ dày, chữa chứng khó tiêu, trướng bụng, cầm nôn
  • Giữ ấm cơ thể cho người phụ nữ mắc chứng tay chân lạnh, đầy bụng, phụ nữ sau sinh, khí huyết ngưng trệ
  • Giải độc cơ thể, làm giảm độc tính của các dược liệu phụ tử, bán hạ, nam tinh
  • Dùng gừng đắp lên vết thương có tác dụng chữa sưng phù

Theo y học hiện đại

Y học hiện đại cũng đã thực nghiệm và chứng minh sinh khương chứa những thành phần dược tính cao. Theo các phân tích thành phần hoạt chất, Gừng chứa khoảng 2 – 3% tinh dầu, chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola. Những hoạt chất này có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, nổi bật nhất là công dụng:

  • Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên khi dùng thuốc barbituric
  • Giảm ho, giảm đau và kháng viêm rất tốt người bệnh hen phế quản
  • Tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như trùng roi âm đạo Trichomonas, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, khuẩn nấm T.violaceum, trực khuẩn thương hàn,...
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Bảo vệ gan, giải nhiệt
  • Tăng huyết áp

Những bài thuốc chữa bệnh từ sinh khương

Trị cảm mạo phong hàn

  • Tía tô 10g, 
  • Kinh giới 10g, 
  • Bạc hà 10g, 
  • Bạch chỉ 6g, 
  • Địa liền 6g, 
  • Vỏ quýt (trần bì) 6g, 
  • Sinh khương 3 lát. 

Sắc uống ngày 1 thang trong 3 ngày.

Chữa ho lâu ngày

Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) tròn mật ong (1 thìa). Sau đó, bạn đun nóng hoặc hấp cách thuỷ, uống dần ít một.

Chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, cơ thể đau mỏi toàn thân

Gừng sống rửa sạch và giã nhỏ, tẩm rượu trắng sao nóng gừng và xoa bóp vào chỗ đau mỏi.

Chữa cảm thấp nhiệt, sốt gai rét, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho đờm

Chuẩn bị gừng tươi và hành trắng, mỗi vị 15 – 20g. Sắc lấy nước uống nóng và xông cho ra mồ hôi.

Bài thuốc chữa bệnh từ sinh khương
Bài thuốc chữa bệnh từ sinh khương

 

Trị chứng cấm khẩu do trúng phong: 

Nước cốt gừng, nước sắc kinh giới, rượu, nước măng vòi (dùng vòi tre hơ lửa và vắt lấy nước cốt). Trộn các loại nước theo tỉ lệ 1:1:1:1. Sau đó đem uống. 

Chữa nôn mửa:

  • Cách 1: Nhấm gừng sống từng chút một đến khi hết buồn nôn.
  • Cách 2: 20ml sữa bò, 10ml nước gừng sống, đun nóng và uống dần.

Lưu ý khi sử dụng sinh khương

Sinh khương có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng sử dụng quá liều có thể phản tác dụng. Hàm lượng sinh khương khuyến nghị sử dụng là 4-12g/ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Người nóng trong, nhiệt thịnh không nên dùng gừng tươi bởi gừng có tính ấm nóng. 

Do sinh khương có tác dụng làm tăng huyết áp nên người bị cao huyết áp không nên dùng. Phụ nữ mang thai cũng được khuyên không nên sử dụng sinh khương bởi tính nhiệt cay của dược liệu có thể làm tổn hại khí huyết cơ thể.

Cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với tần tiêu, hoàng cầm, dạ minh sa, hoàng liên.

Kết luận

Tóm lại sinh khương là một vị thuốc vô cùng quen thuộc và dễ kiếm. Tuy nhiên để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc. Mong rằng bài viết cung cấp tới bạn đọc thông tin bổ ích. 


Bài viết liên quan: 

Đại táo là gì? 8 công dụng của đại táo có thể bạn không biết

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
Tô tử là gì? Tìm hiểu vị thuốc rất quen thuộc trong mọi gia đình

Tô tử là gì? Tìm hiểu vị thuốc rất quen thuộc trong mọi gia đình

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạn có biết Tô tử hay còn có tên gọi quen thuộc là tía tô? Loại cây trồng phổ biến này vừa làm gia vị nấu vừa được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu dược...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail