CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Huyền sâm - Vị thuốc quý trong Y học Cổ truyền

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Huyền sâm (hắc sâm, nguyên sâm) là vị thuốc quý bắt nguồn từ Trung Quốc có công dụng sinh tân, giải độc, lợi yết hầu, chỉ khát, nhuận táo và tả nhiệt. Dược liệu được sử dụng để điều trị các chứng bệnh do âm hư kèm thực nhiệt như lao hạch, viêm amidan, viêm họng cấp, táo bón,…

Tìm hiểu về vị thuốc Huyền sâm

Tên gọi khác: Hắc sâm, nguyên sâm 

huyền sâm

Vị thuốc quý Huyền sâm

Bộ phận dùng: Huyền sâm ( radix  Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq) thuộc họ hoa Mõm chó (Scrophulariaceae). Có tài liệu ghi Huyền sâm là: Scrophularia oldhamii Oliv hoặc rễ cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl.

Đào lấy rễ (củ) Huyền sâm, rửa sạch, cắt rễ con, cắt đầu chồi chừa 3 mm, tách riêng từng rễ. Phân loại to, nhỏ phơi hay sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C cho đến gần khô (còn mềm). Sau đó đem ủ 5 đến 6 ngày đến khi trong ruột còn màu nâu đen hay màu đen , rồi phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 14%.

Cách ủ: Khi phơi Huyền sâm gần khô đem tải ra nong, nia thành một lớp dày khoảng 15cm. Để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên 1 lớp rơm mỏng hay một cái nong, nia khác.

Không để dầy quá hoặc đậy kín quá, Huyền sâm dễ bị hấp hơi và sẽ bị hỏng, thối.

Tính vị:

  • Vị đắng, ngọt, hơi mặn, tính mát.
  • Vào các kinh: phế, thận.
  • Trong huyền sâm có chất serophularin, alcaloid, tinh dầu, acid béo, asparagin và các chất đường.

Tác dụng: Dưỡng âm, sinh tân dịch, giải độc, thanh hỏa.

Chỉ định: Chữa sốt nóng, khát nước, mẩn ngứa, viêm họng, táo bón, mụn nhọt, lở loét, yết hầu sưng đau, tràng nhạc,...

Liều dùng: Ngày dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.

Kiêng kị: Các chứng âm hư không nóng và tỳ hư tiết tả không được dùng.

Tương kỵ: Đồ đồng

Các bài thuốc có vị thuốc Huyền sâm

1. Mát hầu giảm đau

Thành phần: 

  • Huyền sâm: 20g
  • Ngưu bàng tử: 20g

Bài thuốc huyền sâm mát hầu giảm đau

Vị thuốc huyền sâm có tác dụng mát hầu giảm đau

Bào chế: Dạng thuốc sắc..

Chỉ định: Chữa đau họng, yết hầu tấy đỏ sưng đau.

Liều dùng: Sắc uống ngày 2 lần.

2.Bài thuốc lục vị

Thành phần:

  • Huyền sâm: 6g
  • Mạch môn: 6g
  • Hoài sơn: 3g
  • Sơn thù: 3g
  • Bạch linh: 2,25g
  • Sinh địa: 6g
  • Thảo quyết minh: 5g
  • Mẫu đơn bì: 2,25g
  • Trạch tả: 2,25g

Bào chế: Dưới dạng bột, siro, cao lỏng.

Chỉ định: tư âm, dưỡng huyết, sinh tân, nhuận tràng, phá kết, thông tiện.

Liều dùng: Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần uống 5-10g tùy thuộc vào độ tuổi.

3. Thang dưỡng âm mát phổi

Thành phần:

  • Huyền sâm: 20g
  • Sinh địa: 16g
  • Mạch môn: 12g
  • Cam thảo: 4g
  • Bối mẫu: 8g
  • Đơn bì: 12g
  • Bạch thược: 16g
  • Bạc hà: 2g

Bào chế: Dạng sắc thuốc

Chỉ định: Trị bạch hầu

Liều dùng: Sắc uống.

4. Thang thanh dinh

Thành phần:

  • Huyền sâm: 20g
  • Tê giác: 4g
  • Trúc diệp tâm: 12g
  • Đơn sâm: 16g
  • Mạch đông: 12g
  • Kim ngân hoa: 16g
  • Liên kiều: 16g
  • Hoàng liên: 4g

vị thuốc huyền sâm

Huyền sâm kết hợp với một số thành phần làm cải thiện giấc ngủ,...

Bào chế: Dạng sắc thuốc

Chỉ định: Trị nhiệt làm tổn thương âm, tim hồi hộp, miệng khát, ngủ không ngon giấc, các chứng lao phổi, xương đau nhức, sốt nhẹ, trị ung thư máu, tinh, hồng nhiệt độc do đơn mà phát ban, sởi, mê man.

Liều dùng: Sắc uống

5. Hoàng tiêu lịch gia vị

Thành phần:

  • Huyền sâm 16g
  • Mẫu lệ 12g
  • Bối mẫu 8g
  • Liên kiều 16g
  • Hạ khô thảo 12g

Bào chế: Dạng thuốc sắc.

Chỉ định: Thuốc nhuyễn cứng tan kết, dùng trong bệnh lao hạch ở cổ (chưa vỡ mủ), hạch lâm ba viêm.

6. Thang chống viêm

Thành phần:

  • Huyền sâm 10g
  • Cam thảo 5g
  • Cát cánh 5g
  • Mạch môn 8g
  • Thăng ma 5g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Chỉ định: Chữa viêm amidan, viêm họng, ho.

Liều dùng: Sắc uống. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

7. Thang tư sinh

Thành phần: 

  • Huyền sâm 20g
  • Sơn dược 40g
  • Bạch truật 12g
  • Ngưu bàng tử 12g
  • Kê nội kim 8g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Chỉ định: Trị lao phổi, suy nhược cơ thể, kém ăn, ho hen, sốt

Liều dùng: Sắc uống

8. Thang hóa ban (tức thang bạch hổ - xem thạch cao)

Thành phần: 

  • Thang bạch hổ, thêm
  • Huyền sâm 12g
  • Tê giác 4g

Bào chế: Dạng sắc uống

Chỉ định: Thuốc giải độc tiêu ban, dùng cho các bệnh ôn phát ban.

Liều dùng: Sắc uống.

9. Thang tăng dịch thừa khí

Thành phần:

  • Huyền sâm 40g
  • Mạch môn 32g
  • Sinh địa 32g
  • Đại hoàng 12g
  • Mang tiêu 6g

bài vị thuốc huyền sâm

Kết hợp Huyền sâm, mạch môn,sinh địa,...dùng chữa các bệnh truyền nhiễm

Bào chế: Dạng sắc uống

Chỉ định: Dưỡng âm, thanh nhiệt, tăng dịch thông tiểu tiện, dùng chữa các bệnh truyền nhiễm sốt cao gây táo bón, mất nước.

Liều dùng: Sắc uống

10. Huyền thỏ đơn

Thành phần:

  • Huyền sâm 200g
  • Thỏ ty tử 400g

Bào chế: Dạng thuốc hoàn. Hai loại dược liệu rửa sạch, phơi hay sấy khô, tán bột mịn, trộn đều với đường, làm hoàn.

Chỉ định: Phòng chứng đậu.

Liều dùng: Ngày uống 6-8g hòa với nước đường.

Huyền sâm là loại thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Huyền sâm đem lại nhiều công dụng hữu ích trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên để tránh các rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

>>Xem thêm: Vị thuốc Mạch môn - Các bài thuốc quý chữa bách bệnh từ mạch môn

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail