CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Khí phế thũng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tác giả: Hòa Nguyễn
Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với biểu hiện thường gặp nhất là khó thở. Bệnh gây nên khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt vì khả năng hô hấp suy yếu. Việc làm thế nào để kiểm soát tiến triển của bệnh là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Hãy cùng chuyên gia PQA tìm hiểu chi tiết điều này trong bài tổng hợp phân tích dưới đây.

hình ảnh các phế nang khi bị bệnh khí phế thũng
Hình ảnh khí phế thũng

1. Khí phế thũng là gì?

Khí phế thũng là bệnh đường hô hấp dưới, cụ thể là bệnh ở phế nang và các tiểu phế nang. Trong đó, phế nang gồm nhiều túi nhỏ chứa khí, khi bệnh khí phế thũng xảy ra thì những vách giữa các túi khí này sẽ bị suy yếu, vỡ ra tạo nên khoảng không khí lớn thay vì nhiều khe nhỏ như trước đó. Những vách ngăn này khi vỡ sẽ làm giảm diện tích bề mặt của phổi từ đó hạn chế lượng oxy từ phổi đến máu. 

Tình trạng khí phế thũng xuất hiện thường do người bệnh tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài với khí độ môi trường như khói thuốc, khói cần sa, khói hóa chất, bụi và ô nhiễm không khí. 

2. Nguyên nhân dẫn tới khí phế thũng

Nhiều người mắc hội chứng khí phế thũng thường do nguyên nhân chính sau: 

  • Do thường xuyên hít khói thuốc lá, khói cần sa, thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm nhiều bụi và khói hóa chất.
  • Thiếu hụt di truyền của 1 protein bảo vệ cấu trúc trong phổi - thiếu khí alpha-1-antitrypsin - đây là loại protein có nhiệm vụ chống  lại hoạt động của enzym elastase của bạch cầu đa nhân trung tính, bảo vệ tế bào khỏi quá trình viêm nhiễm
  • Do hen phế quản kéo dài làm căng dãn các túi khí phế nang, tiểu phế quản gây nên khí phế thũng
  • Do biến dạng lồng ngực bẩm sinh dẫn tới chít hẹp phế quản gây tắc nghẽn đường dẫn khí. Tình trạng này kéo dài dẫn tới không khí bị ứ đọng trong phổi tạo nên khí phế thũng. 
hen suyễn dễ biến chứng thành khí phế thũng
Hen suyễn mãn tính dễ biến chứng thành khí phế thũng

3. Các triệu chứng khí phế thũng

Khi mức chứng khí phế thũng, người bệnh thường  gặp các triệu chứng có thể biến đổi theo thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của khí phế thũng:

  • Khó thở: Khi mắc khí phế thũng, người bệnh sẽ gặp tình trạng điển hình là khó thở, thở nặng nhọc. Đặc biệt khi lao động nặng nhọc, khi leo cầu thang thì tình trạng khó thở còn kéo dài hơn. 
  • Ho: ho khan, đờm ít nên khó có thể khạc loại bỏ đờm ra bên ngoài
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Ở giai đoạn phát triển nặng người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, da xanh xao, môi tím tái đặc biệt lao lực khi hô hấp. 
  • Một số người bệnh khác sẽ có triệu chứng không khí phổi giảm, nên trong phổi nghe tiếng thùng, lốp bốp trong phổi. 

Các triệu chứng của khí phế thũng thường phát triển chậm rãi và có thể không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Việc đánh giá và chẩn đoán sớm có thể giúp quản lý bệnh tốt hơn. Vậy những đối tượng nào dễ mặc bệnh này, mời bạn đọc tiếp ngay dưới đây:

4. Đối tượng dễ mắc hội chứng khí phế thũng

Khí phế thũng là căn bệnh dễ gặp ở những đối tượng:

  • Hút thuốc lá: khói thuốc lá khiến cho các vi khuẩn, các chất độc hại dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp và tích tụ lại gây viêm nhiễm đường hô hấp diện rộng. Những người càng sử dụng thuốc lá nhiều trong thời gian dài càng tăng nguy cơ mắc khí phế thũng cao hơn những người thường.
  • Người lớn tuổi: chức năng phổi suy giảm sẽ khiến cho tình trạng khí phế thũng dễ bề xuất hiện. 
  • Tiếp xúc với môi trường khói bụi: khói bụi hay hóa chất độc hại là nguyên nhân chủ đạo khiến cho người bệnh mắc khí phế thũng
làm việc trong môi trường khói bụi là nguyên nhân dẫn đến khí phế thũng
Làm việc trong môi trường ô nhiễm rất dễ mắc khí phế thũng

5. Điều trị khí phế thũng

Bệnh phế thũng có có được không? Chuyên gia PQA trả lời: Khí phế thúng đến nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên khi mắc khí phế thũng thì người bệnh chỉ có thể sử dụng các phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh chứ không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh. 

Điều trị bằng thuốc

Để tiến hành điều trị khí phế thũng cần tiến hành sử dụng các loại thuốc chính sau: 

  • Thuốc giãn phế quản: Đây là nhóm thuốc được sử dụng để nâng cao chức năng hô hấp của phổi. Giúp người bệnh có thể giảm tình trạng khó thở khi lao động gắng sức. Có thể sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc giãn phế quản để hiệu quả điều trị được tốt nhất. 
  • Corticosteroid đường hít: sử dụng kết hợp với thuốc giãn phế quản để tiến hành nâng cao khả năng thở của người bệnh
  • Thuốc kháng sinh: sử dụng để đẩy lùi các đợt nhiễm trùng cấp tính, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh.

Điều trị không dùng thuốc

Đối với trường hợp không sử dụng thuốc, người bệnh sẽ tiến hành điều trị phục hồi bằng phương pháp:

  • Thở oxy liều thấp kéo dài để tăng khả năng gắng sức của người bệnh đồng thời chậm diễn tiến của bệnh khí phế thũng từ đó kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 
  • Phục hồi chức năng hô hấp để người bệnh có thể tự chủ thực hiện hoạt động thở, giúp cho giảm thể tích khí ứ đọng trong phổi từ đó nâng cao hiệu quả hơn. 
  • Phẫu thuật cắt một phần phổi bị ứ giãn khí từ đó cải thiện chức năng hô hấp và giúp người bệnh tăng khả năng tự gắng sức của mình.

6. Cách phòng ngừa khí phế thũng

Để phòng ngừa mắc khí phế thũng, cần phải kiên trì thực hiện: 

  • Bỏ hành động hút thuốc lá, thuốc lào
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày
  • Nếu làm việc trong môi trường nhiều khói bụi cần chuẩn bị đồ bảo hộ đầy đủ. Nhất là những người làm việc trong lĩnh vực khai thác than đá, xây dựng, dệt may….
  • Tập thể dục đều đặn kết hợp với ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe và nâng cao chức năng phổi
  • Khi thấy có dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên cần ngay lập tức thăm khám điều trị chuyên sâu để hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng gây ảnh hưởng tới chức năng của phổi. 

Trên đây, PQA đã chia sẻ chi tiết về bệnh khí phế thũng để mọi người có thể tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm bắt được các thông tin chi tiết về bệnh để có thể phòng tránh cũng như điều trị khí phế thũng kịp thời. 

Tham Vấn Y Khoa

Trần Quang Đạt Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Đạt nguyên là trưởng Khoa Châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc tại Đại học Y Hà Nội Họ tên: Bác sĩ Trần Quang Đạt Sinh ngày: 03/08/1949 Quê quán: Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Địa chỉ nhà riêng: 108B nhà B1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Bác sĩ Trần Quang Đạt...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

10 Cách chữa hen suyễn (hen phế quản) triệt để tại nhà

Ngày đăng:12/10/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn triệt để là cách duy nhất giúp người bệnh có thể...
Xem chi tiết
Hen suyễn kiêng gì? Những món ăn tốt cho người hen suyễn

Hen suyễn kiêng gì? Những món ăn tốt cho người hen suyễn

Ngày đăng:07/12/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Một chế độ ăn uống hoàn hảo có thể coi như một "liều thuốc tự nhiên" giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là đối với những người đang phải đối mặt với bệnh lý như hen...
Xem chi tiết
6 bài tập yoga tốt nhất dành cho người bị hen suyễn

6 bài tập yoga tốt nhất dành cho người bị hen suyễn

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
“Yoga là chìa khóa vàng để mở tung cánh cửa dẫn tới sự bình an, tĩnh lặng và niềm vui sướng.” Có lẽ bạn đã từng nghe rất nhiều câu nói về lợi ích của việc tập yoga. Không chỉ đạt tới...
Xem chi tiết
Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả nhất được khoa học chứng minh

Top 7 lá cây trị hen suyễn hiệu quả nhất được khoa học chứng minh

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Nếu bạn đang bị hen suyễn hoặc đang chăm sóc người thân mắc hen phế quản, bạn sẽ thấy sử dụng thuốc kê đơn chữa hen suyễn tốn rất nhiều tiền mà lại nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế,...
Xem chi tiết
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không, có di truyền không?

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có lây không, có di truyền không?

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp mãn tính gây ra bởi tình trạng viêm và co thắt đường dẫn khí có thể dẫn tới tử vong khi không điều trị kịp thời. Vậy “Bệnh hen suyễn có lây không, có di...
Xem chi tiết
2+ cách xử trí cắt cơn hen suyễn đột ngột ngay tại nhà

2+ cách xử trí cắt cơn hen suyễn đột ngột ngay tại nhà

Ngày đăng:30/11/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Mỗi năm, có khoảng 4000 sinh mạng bị cướp đi do hen suyễn. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen suyễn khoảng 3,9% dân số, tương đương 4 triệu người. Những cơn hen cấp tính đột ngột xuất hiện là mối...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail