Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng và áp dụng. Lá trầu không là loại cây quen thuộc, có nhiều công dụng trong chữa bệnh về đường hô hấp. Cùng tìm hiểu 4 bài thuốc dùng lá trầu không chữa viêm phế quản.
Trầu không theo Đông y có vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm, có công dụng hiệu quả trong việc sát trùng, tiêu viêm.
Thành phần trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và hợp chất phenolic. Đây là các chất có tính kháng khuẩn, kháng sinh mạnh đẩy lùi các loại vi khuẩn, virus tấn công phế quản.
Công dụng của lá trầu không trong việc chữa viêm phế quản
Với tác dụng của Đông y, trầu không quy vào các kinh phế, vị, tỳ, hỗ trợ kháng khuẩn, sát trùng, trị viêm phổi, phòng ngừa các bệnh lý hô hấp.
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Người bệnh có thể dùng lá trầu không nguyên chất ép thành nước uống để chữa viêm phế quản. Lá trầu không rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát chắt lấy nước cốt, pha cùng nước để uống mỗi ngày.
Loại lá này có vị nồng, cay nên khó uống. Bạn có thể thêm nước, thêm đá mát hoặc pha đường để giảm vị cay của trầu không. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cùng các loại thuốc khác để điều trị viêm phế quản.
Mật ong vừa giúp thanh nhiệt, làm dịu họng vừa giảm độ cay nồng của trầu không, hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho, đau họng.
Lá trầu không đem rửa sạch rồi giã nát, thêm nước vào lá trầu không đã giã, để khoảng 20 phút thì lọc lấy nước. Thêm mật ong vào hỗn hợp để giảm vị khó uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, dùng sau ăn. Kiên trì sử dụng khoảng 10 ngày để phát huy tác dụng.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lá trầu không hơ nóng, áp vào ngực mỗi tối để giảm đau do viêm phế quản.
Lá trầu không kết hợp với gừng
Gừng được coi là vị thuốc quý của dân gian, chúng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, vị nồng, tác động trực tiếp vào phế quản. Gừng có tác dụng trị ho, hỗ trợ long đờm, giảm đau, đào thải độc tố.
Chuẩn bị khoảng 300ml nước, một củ gừng là 10 lá trầu không. Dùng lá trầu không đem giã nhuyễn và ngâm với nước sôi khoảng 20 phút. Sau đó dùng vải lọc lấy nước, bỏ bã. Thêm gừng vào và để 2-3 phút rồi đem uống. Nên uống sau bữa ăn khoảng 15-30 phút. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, dùng liên tục trong vòng 1 tuần.
Củ nén còn có tên gọi hành tăm, có vị cay, tính nồng, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, kháng khuẩn, giải độc, giải cảm hàn. Do đó, kết hợp với lá trầu không sẽ tạo nên bài thuốc có công dụng giảm nhanh các triệu chứng do viêm phế quản gây ra.
Lá trầu không đem rửa sạch, giã nát. Trộn cùng với củ nén giã nhuyễn và ngâm với nước khoảng 20 phút. Lọc lấy nước cốt đem uống. Mỗi ngày nên sử dụng 2 lần, sau khi ăn khoảng 15 phút. Dùng liên tục trong vòng 3-4 ngày.
Khi lựa chọn lá trầu không để chữa viêm phế quản, hãy chọn những chiếc lá già bởi chúng chứa nhiều tinh chất chống viêm, trị ho, kháng khuẩn. Nên tuân thủ liệu trình điều trị, đảm bảo sử dụng lâu dài, kiên nhẫn để có thể thấy hiệu quả.
Một số đối tượng người bị đau dạ dày không nên áp dụng phương pháp này bởi chúng có thể tác động xấu tới bệnh dạ dày.
Khi sử dụng phương pháp này, nếu các triệu chứng sốt, ho không giảm mà còn nặng lên thì bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bài viết liên quan: