Có một dạng viêm phế quản đáng lưu ý mà nhiều người không quan tâm là viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm tiểu phế quản là tình trạng tiểu phế quản - phần đường dẫn khí nhỏ bên trong phổi bị viêm cấp tính do một số tác nhân bên ngoài gây ra. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ, xảy ra nhiều ở bệnh nhân từ 3-6 tháng do đường hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện. Thời điểm bệnh có thể xảy ra mạnh nhất là khi thời tiết chuyển mùa đột ngột.
Đây là bệnh lý tiểu phế quản bị một nhóm vi khuẩn tấn công. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm điều trị khó gấp nhiều lần so với viêm tiểu phế quản giai đoạn đầu.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có các triệu chứng điển hình như phế quản bị phù nề, dịch tiết nhiều khiến đường thở bị tắc nghẽn. Bé có thể có các triệu chứng nặng hơn như ho, chảy nước mũi, sốt cao hoặc vừa.
Sau đợt viêm đầu khoảng 3-5 ngày, trẻ có thể có các triệu chứng nặng hơn, ho nhiều, khó thở, thở rít. Da mặt, môi, ngón tay ngón chân có thể bị tím tái, thậm chí nặng hơn có thể bị ngừng thở.
Nhiều trẻ đi khám có hiện tượng thở nhanh, gấp, tiếng thở ran rít, các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm. Trẻ có thể mệt mỏi, chán bú, tím tái. Nhiều trường hợp viêm cấp tính có thể cải thiện trong vòng 1 tuần đến 2 tuần rồi tự khỏi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp kéo dài nếu không được điều trị và dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tiểu phế quản cấp tính là do virus RSV. Chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ và người trưởng thành, nhưng nếu hệ miễn dịch tốt hoàn toàn có khả năng ức chế lại những cuộc tấn công.
Virus này dễ dàng xâm nhập vào trẻ em dưới 2 tuổi và cũng có khả năng bùng phát thành đại dịch. Nếu viêm tiểu phế quản không được điều trị kịp thời, nhanh chóng có thể chuyển biến thành tình trạng bội nhiễm, khó điều trị.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường do vi khuẩn phế cầu, liên cầu, haemophilus influenzae gây ra.
Thông thường, bệnh viêm tiểu phế quản dạng cấp tính có thể kiểm soát trong 10-14 ngày chăm sóc, điều trị. Tuy nhiên, nếu sinh ra tình trạng bội nhiễm, thời gian và phương pháp điều trị cần khó khăn hơn.
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm khác, đặc biệt ở các đối tượng trẻ sinh non, hệ miễn dịch kém.
Chủ yếu các bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị viêm tiểu phế quản bằng thuốc với chỉ định là liều lượng theo bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc điều trị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm tiểu phế quản do vi khuẩn gây ra. Để sử dụng kháng sinh, bác sĩ thường cho bệnh nhân xét nghiệm để xác nhận nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn nào thông qua dịch chất nhầy.
Kháng sinh có thể được sử dụng trong vòng 1 tuần tới 10 ngày. Với một số vi khuẩn khác, thời gian sử dụng có thể kéo dài khoảng 14 ngày.
Một số kháng sinh có thể được sử dụng trong quá trình điều trị như nhóm penicillin, cephalosporin, quinolone,...
Kháng sinh có thể dễ gây ra tác dụng phụ đối với người dùng, do đó nên sử dụng theo chỉ định theo chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thuốc điều trị triệu chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm:
Đối với trẻ bị viêm tiểu phế quản, cần một chế độ chăm sóc tốt, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, ức chế các tác nhân gây bệnh:
Bài viết liên quan: