CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng – Triệu chứng và cách chữa

Tác giả: Hòa Nguyễn
Tham vấn Y khoa:

Thoái hóa đốt sống lưng hay thoái hóa cột sống là một căn bệnh thoái hóa xương khớp phổ biến mà hầu hết mọi đối tượng đều có nguy cơ gặp phải trong đời. Như những bệnh lý thoái hóa khác, cột sống lưng tiến triển một cách âm thầm, chậm nhưng có thể để lại những hậu quả sức khỏe nặng nề. Thoái hóa đốt sống lưng nếu phát hiện sớm có thể điều trị và cải thiện, phục hồi sức khỏe xương khớp. Cùng bài viết sau tìm hiểu thông tin và căn bệnh và cách chữa thoái hóa đốt sống lưng. 

Tổng quan về cấu trúc cột sống của con người 

Cột sống là bộ phận kéo dài từ hộp sọ tới xương chậu, đây được coi như trục đỡ của cơ thể, tương ứng với từng bộ phận và bảo vệ các dây thần kinh quanh cột sống. Cột sống tạo thành 3 đường cong hình chữ S, gồm hàng loạt các đốt xương, ngăn ở giữa các đốt là đĩa đệm, nhờ đĩa đệm này giảm ma sát giữa các khớp, tăng tính linh hoạt, giảm các chấn động nặng ở khớp xương. 

Cấu trúc cột sống hình thành như sau: 3 khu vực gồm 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực T1-T12 và 5 đốt sống thắt lưng L1-L5. Cổ và thắt lưng được coi là 2 bộ phận dễ rơi vào thoái hóa nhất do chịu áp lực lớn từ các bộ phận. Căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng trong xã hội. 
Cấu trúc cột sống của con người

Cấu trúc cột sống của con người

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Nguyên nhân gây ra thoái hóa 

Thoái hóa cột sống là gì? 

Thoái hóa cột sống hay thoái hóa đốt sống lưng có tên khoa học là Spondylosis, là căn bệnh xương khớp khi đĩa đệm đỡ các khớp xương bị thoái hóa, khô cứng, tạo ra các gai xương trên cột sống. 

Chính điều này khiến người bệnh bị đau nhức, thần kinh liên quan bị tác động, khớp xương khô cứng khó di chuyển, vận động. Theo một số liệu thống kê của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở các đối tượng trên 60 tuổi là 85%. 


Thoái hóa đốt sống lưng là gì? Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng 

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa đốt sống lưng có thể đến từ hai yếu tố: 

Nguyên nhân nguyên phát 

Nguyên nhân nguyên phát là yếu tố tự nhiên, đến từ quy luật khi tuổi tác ảnh hưởng, quá trình lão hóa khiến cấu trúc cột sống bị suy giảm, đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm mỏng và dễ bị rách, các dây chằng hay các cơ bị xơ hóa, không còn dẻo dai. 

Hầu hết các đối tượng từ 50-60 tuổi đều có triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng. Bên cạnh đó, quá trình thoái hóa này có thể xảy ra sớm hơn ở các đối tượng người trẻ từ 30-40 tuổi do các thói quen sinh hoạt không tốt cho xương. 

Nguyên nhân thứ phát 

Nguyên nhân thứ phát là các yếu tố bên ngoài tác động lên xương khớp như: 

  • Tư thế làm việc không đúng, ngồi văn phòng với chỉ 1 tư thế
  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống 
  • Chấn thương, tai nạn làm tổn thương cột sống 
  • Làm các công việc nặng nhọc, thường xuyên khuân vác đồ nặng như công nhân, xây dựng,... 
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích ảnh hưởng tới sức khỏe của xương 
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thiếu các chất tốt cho quá trình hình thành, phát triển xương khớp như canxi, magie, vitamin C, K,.... 
  • Tập luyện thể thao quá sức, không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây thoái hóa. 

Thoái hóa đốt sống lưng cũng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. Nếu gia đình có tiền sử người thân mắc thoái hóa cột sống, bạn cũng có thể có nguy cơ thoái hóa ngay ở những độ tuổi còn trẻ. 

Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng 

Các dấu hiệu báo hiệu bạn có thể đã mắc thoái hóa đốt sống lưng 

Một số triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ 

  • Đau nhức, khô cứng phần cổ, cử động, xoay cổ khó khăn, các cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài vài ngày. Đau lan ra cánh tay, bả vai, vai gáy,... 
  • Nghiêm trọng có thể làm liệt các chi, cánh tay, ngón tay. 
  • Đau đầu, chóng mặt,... 

Triệu chứng đau cột sống lưng 

  • Đau thắt lưng âm ỉ, nhiều ngày, nhiều tuần
  • Các tư thế xoay người, cong, mang vác không thể thực hiện 
  • Các cơn đau thắt lưng có thể lan sang chi dưới, đau chân, bàn chân, ngón chân, khó khăn trong di chuyển, cử động, mất thăng bằng.  

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống 

  • Yếu tố di truyền: Người có người thân mắc thoái hóa đốt sống lưng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh 
  • Người bị thừa cân, béo phì, ít vận động, tập thể dục 
  • Người bị chấn thương, tai nạn hoặc phẫu thuật cột sống 
  • Người hút thuốc lá, dùng nhiều rượu bia, chất kích thích 
  • Đặc thù nghề nghiệp phải mang vác, tăng áp lực lên cột sống 
  • Người mắc các vấn đề tâm thần, trầm cảm, hay lo âu 

Người bị thừa cân, béo phì dễ có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ Người bị thừa cân, béo phì dễ có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm không? 

Thoái hóa cột sống sẽ bắt đầu ở thắt lưng và sau đó tấn công đốt sống cổ, đây là nơi tập trung các dây thần kinh vận động. Giai đoạn đầu, bệnh nhân không có nhiều biểu hiện rõ ràng, khi tiến triển nặng, thoái hóa có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Hạn chế khả năng vận động của người bệnh: Do thoái hóa cột sống tác động tới dây thần kinh vận động, vì vậy, người bị thoái hóa dễ gặp khó khăn trong quá trình cử động, di chuyển. Thoái hóa sẽ chèn ép các dây thần kinh, gây đau nhức, khó đi lại. 
  • Cột sống bị tổn thương, biến dạng: Người bị thoái hóa đốt sống lưng dễ bị các hiện tượng gù, vẹo xương sống, còng, không còn hình chữ S ban đầu. 
  • Đau dây thần kinh tọa: Hiện tượng đau thần kinh tọa không thể tránh khỏi với người bị thoái hóa, hiện tượng này có thể gây ra đau đầu và các cơ quan chức năng khác. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi các đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của chúng 
  • Mất ngủ, rối loạn tiền đình và các vấn đề sức khỏe khác 
  • Bại liệt: Giai đoạn nặng, thoái hóa cột sống ảnh hưởng tới các chi, đau nhức tay, cánh tay, chân và nguy hiểm sẽ dẫn tới bại liệt. 

Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống lưng như thế nào? 

Thoái hóa là căn bệnh không chỉ xảy ra ở người già mà đối tượng trẻ có thói quen sinh hoạt không khoa học cũng dễ mắc phải ngay khi còn trẻ. Do đó, với một chế độ ăn uống, sinh học khoa học, người bệnh có thể phòng ngừa và đẩy lùi tốc độ phát triển của bệnh. 

  • Tư thế ngồi làm việc và đứng đúng  
  • Học cách nâng đỡ các đồ vật đúng tư thế 
  • Vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh 
  • Tránh xa thuốc lá, chất kích thích 
  • Duy trì trọng lượng cơ thể 

Để chẩn đoán thoái hóa, người bệnh nên tới chuyên khoa xương khớp để thực hiện một số xét nghiệm như chụp X-quang xương cột sống, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu toàn phần.

>>Xem thêm bài viết: Bài tập cho người thoái hóa đốt sống lưng

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng 

Biện pháp tại nhà

Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, khi mới xuất hiện các triệu chứng đau nhức lưng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng tại nhà như: 

  • Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau này có thể sử dụng không theo liệu trình của bác sĩ. Loại thuốc chống viêm không steroid thường được áp dụng để giảm đau. 
  • Vận động, tập thể dục: Các bài tập bơi lội, đi bộ hay đạp xe phù hợp với bệnh nhân thoái hóa, tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của khớp xương. 
  • Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu, tập yoga tại nhà
  • Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, magie, vitamin D, K, E tăng cường sức khỏe xương khớp 

>>Tham khảo: Thoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì?

Dùng các phương pháp điều trị thay thế 

Người bệnh thoái hóa có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau để giảm triệu chứng đau và kiểm soát bệnh: 

  • Châm cứu, bấm huyệt 
  • Nắn chỉnh cột sống 
  • Xoa bóp giảm đau thoái hóa 
  • Điều trị bằng siêu âm 
  • Phương pháp kích thích điện 

Châm cứu, bấm huyệt hỗ trợ giảm đau cho người thoái hóa đốt sống lưng Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng

Sử dụng thuốc chữa thoái hóa 

Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ kê đơn cho người bị thoái hóa đốt sống lưng nặng như thuốc giảm đau kê đơn, thuốc giãn cơ, giảm co thắt và các cơn đau, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm khi các cơn đau nặng xuất hiện. 

Các loại thuốc trên có thể giảm ngay các triệu chứng của  thoái hóa, tuy nhiên, nếu sử dụng dài hạn có thể gây ra các tác dụng phụ, giảm sức đề kháng của cơ thể. 

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng phẫu thuật 

Một số đối tượng được chỉ định phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ khi rơi vào giai đoạn nặng, các biện pháp khác không còn hiệu quả. Các dây thần kinh bị tổn thương, chèn ép nghiêm trọng tác động mạnh tới ruột, bàng quang, các cơ quan nội tạng khác cơ thể được chỉ định phẫu thuật ngay.

Bài viết xem thêm:

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Lời khuyên của chuyên gia: Tê chân tay nên uống thuốc gì?

Lời khuyên của chuyên gia: Tê chân tay nên uống thuốc gì?

Ngày đăng:12/05/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
PGS.TS Trần Đình Ngạn nguyên (chủ nhiệm khoa tim, thận khớp, nguyên PGĐ viện Quân Y 103) cho biết: “Trong cuộc sống hàng ngày, thì đến 90% đều gặp phải chứng tê bì chân tay, phần đa trong số đó...
Xem chi tiết
7+ Cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

7+ Cách chữa bệnh tê bì chân tay bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:11/05/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Tê tay chân hay các bệnh lý về xương khớp là hiện tượng hầu hết các đối tượng đều gặp phải không chỉ do quá trình lão hóa mà còn do những thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học hằng...
Xem chi tiết
Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu trẻ hay bị tê chân - Cách xử trí

Mẹ cần lưu ý: Dấu hiệu trẻ hay bị tê chân - Cách xử trí

Ngày đăng:02/05/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Nếu các mẹ lầm tưởng các bệnh lý về xương khớp chỉ xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi thì có lẽ mẹ đã nhầm. Nhiều bà mẹ gọi tới Thuốc Nam PQA và thắc mắc về hiện tượng con...
Xem chi tiết
Vì sao PQA Phòng Phong giúp "đẩy lùi" bệnh thần kinh tọa tốt nhất hiện nay?

Vì sao PQA Phòng Phong giúp "đẩy lùi" bệnh thần kinh tọa tốt nhất hiện nay?

Ngày đăng:25/04/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Những căn bệnh về xương khớp thường gây nên những cơn đau đớn rất khó chịu cho bệnh nhân. Di chuyển khó khăn, đứng ngồi không yên hay những hôm trái nắng dở trời. Mọi sinh hoạt và lao động...
Xem chi tiết
[Danh sách] 10 bệnh viện khám tê bì chân tay đáng tin cậy nhất

[Danh sách] 10 bệnh viện khám tê bì chân tay đáng tin cậy nhất

Ngày đăng:24/04/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Các bệnh lý gây tê chân tay không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây ra biến chứng teo cơ và tàn phế nếu không được thăm khám sớm. Vậy bị tê tay chân khám ở đâu tốt? Dưới đây...
Xem chi tiết
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Ngày đăng:17/04/2023, Bởi: Hòa Nguyễn
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng cho thấy cơ thể đang gặp phải tổn thương về một bộ phận nào đó. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của...
Xem chi tiết
Xem tất cả

Tin tức - Sự kiện

Lễ kỷ niệm 12 năm thành lập và phát triển của Công ty CP Dược phẩm PQA

Lễ kỷ niệm 12 năm thành lập và phát triển của Công ty CP Dược phẩm PQA

Ngày đăng:07/06/2023
Ngày 29/5 vừa qua, tại Khách sạn Vị Hoàng Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 12 năm thành lập công ty CP Dược phẩm PQA với chủ đề “Hành trình 12 năm Chữa Bệnh Cứu Người”. Đây không chỉ là...
Xem chi tiết
Sứ mệnh "Chữa bệnh chữa vào gốc" của Dược phẩm PQA

Sứ mệnh "Chữa bệnh chữa vào gốc" của Dược phẩm PQA

Ngày đăng:11/05/2023
“Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi, chữa vào ngọn trăm thứ rối bời” đây là nguyên tắc chữa bệnh của Thánh y Hải Thượng Lãn Ông được Dược phẩm PQA học tập, tiếp thu và làm theo, thể...
Xem chi tiết
Dược phẩm PQA khẳng định chất lượng trong từng sản phẩm

Dược phẩm PQA khẳng định chất lượng trong từng sản phẩm

Ngày đăng:27/04/2023
Dược phẩm PQA đã và đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Với nỗ lực phát triển không ngừng, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm chinh phục thị trường...
Xem chi tiết
Dược phẩm PQA tự hào nhận giải thưởng "Thương Hiệu Vàng" 2022

Dược phẩm PQA tự hào nhận giải thưởng "Thương Hiệu Vàng" 2022

Ngày đăng:07/04/2023
Ngày 27/11, Lễ kỷ niệm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái năm 2022 được tổ chức bởi Hiệp hội VATAP phối hợp với Tạp chí Thương hiệu và Công luận, Tạp chí Thương hiệu và sản phẩm, đồng...
Xem chi tiết
Dược phẩm PQA không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Dược phẩm PQA không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Ngày đăng:07/04/2023
Nhằm nâng cao trải nghiệm sản phẩm của khách hàng, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng của đội ngũ dược sĩ PQA. Dược phẩm PQA đã tổ chức lớp tập...
Xem chi tiết
GMP - WHO là gì? Tiêu chuẩn GMP - WHO trong ngành sản xuất dược phẩm

GMP - WHO là gì? Tiêu chuẩn GMP - WHO trong ngành sản xuất dược phẩm

Ngày đăng:07/04/2023
GMP - WHO là thuật ngữ rất quen thuộc và phổ biến trong lĩnh vực sản xuất. GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc mà một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải tuân thủ. Vậy tiêu chuẩn GMP - WHO là gì?...
Xem chi tiết
Dược phẩm PQA vinh dự nhận giải thưởng Cống hiến vì sự nghiệp Y dược học Việt Nam 2020

Dược phẩm PQA vinh dự nhận giải thưởng Cống hiến vì sự nghiệp Y dược học Việt Nam 2020

Ngày đăng:07/04/2023
Ngày 12/07 vừa qua, Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA vinh dự nhận giải thưởng Cống hiến vì sự phát triển Y Dược Học Việt Nam tại chương trình Tự Hào Việt Nam, tổ chức tại Hội trường lớn...
Xem chi tiết
GMP - GLP - GSP là gì? Dược phẩm PQA đã áp dụng tiêu chuẩn này trong sản xuất như thế nào?

GMP - GLP - GSP là gì? Dược phẩm PQA đã áp dụng tiêu chuẩn này trong sản xuất như thế nào?

Ngày đăng:07/04/2023
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng là sản phẩm phẩm phải được sản xuất sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP, đã thông qua kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm GLP và được bảo quản...
Xem chi tiết
0818 288 717