Bà ngoại tôi năm nay ngoài 70, gần đây bà có biểu hiện run tay chân, cử động chậm lại. Khi đi khám thì bác sĩ kết luận bà có những biểu hiện ban đầu của bệnh Parkinson. Tôi muốn hỏi liệu sau này tôi có thể mắc Parkinson không? Bệnh Parkinson có di truyền không?
Trên đây là câu hỏi của một bạn độc giả gửi về Dược phẩm PQA, để giải đáp thắc mắc về tính di truyền của căn bệnh Parkinson. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên và đưa ra lời khuyên kiểm soát bệnh cho người bị Parkinson.
Parkinson là căn bệnh liên quan tới các tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc chết, ảnh hưởng tới hoạt động của các chi. Hầu hết các trường hợp bị Parkinson đều được nghiên cứu là do yếu tố gen tác động cùng môi trường. Tình trạng thiếu hụt chất dẫn thần kinh mang tên dopamine có vai trò kiểm soát vận động của các cơ gây nên Parkinson.
Được nghiên cứu từ năm 1817, tuy nhiên cho đến nay, nhân loại vẫn chưa giải thích được sự chết đi hàng loạt của các tế bào sản xuất dopamine trong não.
Các biểu hiện thường thấy khi mắc bệnh Parkinson:
Trên thực tế, tính di truyền của Parkinson vẫn tồn tại. Nếu gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh Parkinson thì khả năng có thể mắc bệnh của bạn cao gấp 3 lần những người khác. Đặc biệt, nếu có 2 người thân bị bệnh, nguy cơ này tăng lên gấp 10 lần.
Lý giải cho điều này là từ kết luận của các nghiên cứu của các nhà khoa học. Đó là do sự đột biến gen bao gồm alpha-synuclein và các loại gen khác gây bệnh.
Thông thường, bệnh Parkinson thường xảy ra ở người già. Tuy nhiên với những người trẻ tuổi nếu mắc bệnh Parkinson thì yếu tố di truyền có thể chiếm phần lớn nguyên nhân gây bệnh.
Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc Parkinson do di truyền chỉ chiếm khoảng 4-5%. Dù không chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên đây cũng là yếu tố đáng quan tâm và lưu ý đối với gia đình bạn.
> Xem thêm: Cách chữa bệnh parkinson bằng đông y
Ngoài nguyên nhân di truyền, nguyên nhân bệnh Parkinson có thể khởi phát từ các yếu tố bên ngoài. Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rác thải, khói bụi công nghiệp, kim loại nặng trong sản xuất có nguy cơ mắc Parkinson. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh ở các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất cao hơn vùng nông thôn, đô thị.
Người bệnh cần kiểm soát và ngăn ngừa tiến trình phát triển của bệnh bằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ kết hợp với các nhóm thuốc điều trị Parkinson, người bệnh Parkinson có thể cải thiện sức khỏe của mình.
Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống giàu rau củ quả, các hạt ngũ cốc. Chúng chứa lượng lớn chất xơ, vitamin C có công dụng chống quá trình oxy hóa. Các tế bào của não bộ nhờ đó cũng hoạt động tốt hơn, sản xuất dopamine phòng ngừa Parkinson hiệu quả. Các thực phẩm trên cũng có tác dụng chống viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, omega-3 cũng là một thực phẩm dồi dào nguồn dinh dưỡng, chống viêm, ngăn ngừa dấu hiệu Parkinson. Các loại trà xanh, nước đậu đen, đậu xanh,... cũng chứa nhiều thành phần chống oxy hóa.
Nếu bạn làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, hãy đảm bảo quần áo kín, khẩu trang và trang bị găng tay cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại. Tốt nhất hãy tránh xa các nguồn ô nhiễm, các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm phổi, nhiễm độc và ung thư cũng từ đây.
Không gì tốt bằng trang bị cho mình một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Nên tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, sinh hoạt khoa học để có một sức khỏe tốt, phòng tránh mọi bệnh tật.
Ngay khi người bệnh có các dấu hiệu xuất hiện triệu chứng Parkinson như run tay chân, cử động kém, rối loạn căng thẳng hay rối loạn giấc ngủ, hãy tới ngay bác sĩ chuyên khoa thần kinh để chẩn đoán và kiểm soát bệnh kịp thời.
Bài viết trên đã giải đáp cho chúng ta về câu hỏi bệnh parkinson có di truyền không?. Người bệnh nên trang bị cho mình kiến thức, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh tốt nhất. Kết hợp với đó là phục hồi chức năng cho bệnh nhân Parkinson. Đối với những người có người nhà bị Parkinson cũng không nên lo lắng, luôn có biện pháp phòng ngừa để không bị mắc bệnh.
Nếu bạn hay người thân của bạn đang mắc phải Parkinson, uống thuốc không khỏi, hay tái đi tái lại, hạn chế vận động. Đừng ngần ngại gọi điện ngay cho dược sĩ PQA: 0818.288.717 để được tư vấn miễn phí
Để lại thông tin, số điện thoại, dược sĩ chuyên môn sẽ liên hệ lại cho bạn ngay
Có thể bạn quan tâm: