CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Trả lời câu hỏi của bệnh nhân: Viêm phế quản có lây không?

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Viêm phế quản có lây không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân và độc giả gửi tới Thuốc Nam PQA để giải đáp thắc mắc. Viêm phế quản ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe người bệnh, sự lây lan có thể diễn ra ở trẻ nhỏ như thế nào? Cùng giải đáp trong bài viết sau. 

Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra khi các dịch nhầy, đờm bị tràn vào phổi, gây ra tổn thương và hiện tượng viêm sưng, nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản chính là sự tấn công của các vi khuẩn, virus tấn công, lẫn trong đờm nhầy tràn vào phổi. 

Các loại vi khuẩn, virus gây ra bệnh có thể kể đến như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus adenovirus,... 

Các loại virus này rất dễ gây nhiễm trùng phổi, chúng tấn công vào cơ thể qua các đường mắt, miệng, mũi,... Do đó, vi khuẩn này có thể lây lan từ người bệnh này sang người khác, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ miễn dịch kém qua quá trình giao tiếp, ho,... 

Như vậy có thể kết luận viêm phế quản có lây lan qua các vi khuẩn, virus trong không khí. 

Viêm phế quản có lây không?
Viêm phế quản có lây không?

Đường lây truyền của viêm phế quản

Viêm phế quản có thể lây lan thông qua hai con đường chính đó chính là trực tiếp tiếp xúc với người bệnh và lây lan gián tiếp qua việc sử dụng đồ dụng, dụng cụ cá nhân của người bệnh. 

Lây lan trực tiếp 

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản qua con đường giao tiếp gần, người bệnh ho, hắt hơi,... rất dễ phát tán vi khuẩn sang người đối diện. Bên cạnh đó, người có sẵn các triệu chứng cảm sốt, hệ miễn dịch kém khi tiếp xúc với người bệnh càng tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Ngoài ra, nếu sống trong khu vực ô nhiễm, có dịch bệnh, cúm,... sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản bởi sự tồn tại nhiều của virus, vi khuẩn trong môi trường sống. Do đó, khả năng lây lan là rất cao. 

Lây lan gián tiếp 

Lây lan gián tiếp là hiện tượng người lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát, thìa, đũa, cốc chén,... với người bệnh. Virus có thể tồn tại, sống vài giờ trên các vật dụng đó và làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa những đối tượng trong gia đình. 

Các giai đoạn của người bị lây nhiễm viêm phế quản 

Giai đoạn ủ bệnh 

Đây là giai đoạn người bệnh chưa phát hiện triệu chứng nào, có thể tồn tại trong khoảng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh ở người bệnh hoặc trong môi trường dịch bệnh. 

Giai đoạn viêm đường hô hấp trên 

Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các triệu chứng như đau họng, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, đau nhức,... Lúc này, người bệnh tiếp xúc với nhiều virus và có thể phát tán ra bên ngoài rất nhiều virus gây bệnh, dễ lây cho người khác. 

Giai đoạn viêm phế quản cấp 

Giai đoạn này các triệu chứng nặng hơn, người bệnh ho, ho có đờm. Đờm có màu sắc như trắng đục hoặc xanh vàng,... Nếu đau họng kéo dài, nguy hiểm, ho nhiều còn có thể ho ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường hô hấp. 

Giai đoạn hồi phục 

Đối với viêm phế quản cấp tính, người bệnh sẽ giảm dần các triệu chứng trong vòng 1 tuần tới 10 ngày. Lúc này, cơ thể có thể được bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng nặng hơn như ho có đờm do hệ miễn dịch yếu. 

Phòng ngừa lây lan và mắc bệnh viêm phế quản như thế nào? 

Viêm phế quản là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu phát hiện sớm. Hãy tuân thủ một số thói quen sinh hoạt sau để cải thiện bệnh: 

Môi trường sống sạch sẽ 

Môi trường sống ô nhiễm là môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tồn tại. Do đó, bạn nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để ngăn vi khuẩn lây bệnh phát triển. Hãy vệ sinh cả cơ thể, cổ họng, tai mũi miệng được sạch sẽ, loại bỏ tất cả vi khuẩn. 

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân viêm phế quản 

Nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị cảm sốt, nhiễm virus hay bị viêm phế quản. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nhất là thời điểm giao mùa, hãy giữ ấm cơ thể để không bị cảm lạnh. 

Đối với người nhà bị cảm, sốt, viêm phế quản, nên dùng riêng các đồ dùng, vật dụng. Các nơi như phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi vi khuẩn có thể phát triển và lây lan, do đó hãy vệ sinh sạch sẽ chúng.

Chế độ ăn uống khoa học 

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tăng cường bổ sung rau củ quả tươi, bổ sung vitamin, khoáng chất, protein để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Nên tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe người bệnh như đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá,... 

Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật. Người bị viêm phế quản nên tập thể dục nhẹ nhàng, tránh cường độ cao có thể ảnh hưởng khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng. 

Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Căn bệnh đáng lưu ý: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Căn bệnh đáng lưu ý: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Ngày đăng:13/10/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Có một dạng viêm phế quản đáng lưu ý mà nhiều người không quan tâm là viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường nếu không được điều trị...
Xem chi tiết
Viêm phế quản uống thuốc gì? Thuốc trị bệnh hiệu quả nhất

Viêm phế quản uống thuốc gì? Thuốc trị bệnh hiệu quả nhất

Ngày đăng:21/09/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Điều trị viêm phế quản bằng thuốc là phương pháp được các bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp và tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu xem những loại thuốc viêm phế quản cho người...
Xem chi tiết
Bị viêm phế quản có nên uống nước cam không?

Bị viêm phế quản có nên uống nước cam không?

Ngày đăng:06/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Viêm phế quản là bệnh lý gặp thường gặp ở nhiều đối tượng. Một loại nước được nhiều người yêu thích sử dụng đó là nước cam. Tuy nhiên, đối với căn bệnh viêm phế quản, nhiều...
Xem chi tiết
Viêm phế quản nên kiêng gì, ăn gì để cải thiện bệnh?

Viêm phế quản nên kiêng gì, ăn gì để cải thiện bệnh?

Ngày đăng:06/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố vô cùng quan trọng đối người bị bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới các triệu chứng bệnh thông thường. Viêm phế...
Xem chi tiết
Hiện tượng bà bầu bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

Hiện tượng bà bầu bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

Ngày đăng:06/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Một đối tượng vô cùng nhạy cảm với các bệnh lý, chính là phụ nữ khi mang thai. Viêm phế quản là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao. Do đó hiện tượng bà bầu bị viêm phế quản rất đáng quan...
Xem chi tiết
Bất ngờ với mẹo chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đơn giản

Bất ngờ với mẹo chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đơn giản

Ngày đăng:06/04/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Vòng quanh vườn nhà ở mọi làng quê, bạn rất dễ dàng bắt gặp cây diếp cá, một loại gia vị, rau sống dùng trong các bữa ăn của gia đình. Nhiều người truyền nhau bài thuốc chữa viêm phế quản...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail