CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều trị những bệnh gì. Hãy cùng Dược phẩm PQA theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng của cây thuốc này nhé.

Trắc Bách Diệp là gì?

Trắc bách diệp còn được biết đến với những cái tên khác như bá tử nhân. Ngoài ta tên khoa học của trắc bách diệp là Thuja orientalis L. Cây trắc bách diệp xanh tốt quanh năm, chiều cao mỗi cây có từ 6 -8, thân cây phân ra thành nhiều nhánh, lá cây có hình vảy, mọc đối nhau. Hạt trắc bách diệp hình trứng có màu nâu sẫm và không có cạnh.

Hình vẽ trắc bách diệp
Hình vẽ trắc bách diệp

Trắc bách diệp được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Lá cây được thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất vẫn là khoảng thời gian từ tháng 9 - tháng 11. Khi thu hoạch sẽ thu hoạch cả cành, loại bỏ cành to, phơi khô dùng dần. Hạt trắc bách diệp được thu vào mùa thu hoặc mùa đông, phơi khô, xát bỏ vảy ngoài.

Tác dụng của cây Trắc Bách Diệp

1. Theo Y học hiện đại

Theo như y học hiện đại lá trắc bách diệp có chứa tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu của lá trắc bách diệp có thành phần pinen, cariophylen. Dựa vào báo cáo của phòng hóa học thực vật, viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc, lá cây trắc bách diệp có phản ứng glucozit chữa được bệnh tim.

Ngoài ta trắc bách diệp còn có các hợp chất flavonoid như quercetin, myricetin C15H10O8, hinojuflavon C30H18O10… Phần sáp trên thân cây trắc bách diệp sau khi được xà phòng hóa sẽ được 81% axit hữu cơ. Trong đó chủ yếu là các axit juniperic, axit sabinic…

tác dụng của cây trắc bách diệp
Trắc bách diệp có công dụng điều trị nhiều bệnh lý

Năm 1962 bộ môn dược lý của trường đại học y dược Hà Nội đã nghiên cứu về tác dụng của trắc bách diệp. Tất cả những thí nghiệm này đều được thực hiện trên động vật và đã cho ra kết quả trắc bách diệp có công dụng tăng khả năng đông máu. Đồng thời trắc bách diệp cũng hỗ trợ tử cung co bóp nhanh hơn.

2. Theo Y học cổ truyền

Dựa vào các tài liệu y học cổ để lại thì trắc bách diệp là vị thuốc có vị đắng, chát, hơi hàn. Vị thuốc này có tác dụng lương huyết, cầm máu, được sử dụng để điều trị các chứng như thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung. 

Hạt trắc bách diệp có vị ngọt cũng được sử dụng để làm thuốc bổ tâm tỳ, định thần, nhuận tràng, giải ngủ, da khô, rụng tóc, mồ hôi nhiều…..

Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng Trắc Bách Diệp

Một số bài thuốc cổ truyền từ trắc bách diệp được ghi chép lại từ các tài liệu y học cổ như sau. Hãy tham khảo cùng Dược phẩm PQA nhé

1. Bài thuốc chữa xuất huyết:

Lấy lá trắc bách diệp tẩm cùng với giấm gạo, sao đen, sau đó mang đi tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 8 - 12g bột thuốc.

2. Bài thuốc ngâm rượu bồi bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ:

  • Hạt trắc bách diệp: 60g
  • Hà thủ ô thái nhỏ: 60g
  • Nhục thung dung thái nhỏ: 60g
  • 2 lít rượu trắng.

Ngâm tất cả các nguyên liệu cùng rượu trắng trong khoảng 10 ngày đối với mùa Xuân, mùa Hạ. Mùa Đông thì phải ngâm khoảng 20 ngày. Sau khi ngâm xong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 chén nhỏ.

Công dụng của trắc bách diệp đã được chứng minh 
Hạt trắc bách diệp ngâm rượu bồi bổ khí huyết

3. Bài thuốc chữa mất ngủ:

  • Hạt trắc bách diệp: 15g
  • Tim lợn: 1 quả.

Tim lợn rửa sạch sau đó dùng miếng tre để mổ ra, hạt trắc bách diệp nhồi vào bên trong đem hấp cách thủy. Khi ăn có thể cho thêm gia vị tùy theo khẩu vị từng người. Bài thuốc này có tác dụng bổ huyết, an thần, đặc biệt là điều trị chứng mất ngủ.

4. Bài thuốc dưỡng tâm đan:

  • Lá trắc bách diệp khô: 400g
  • Đương quy: 200g

Đem tán thành bột mịn và trộn đều viên thành viên kích thước bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần khoảng 50 viên. Khi chiêu thuốc nên sử dụng nước muối nhạt.

5. Bài thuốc điều trị đại tiện ra máu bằng trắc bách diệp:

  • Lá trắc bách diệp sao đen: 30g
  • Hoa kinh giới sao đen: 30g
  • Hoa hòe sao đen: 30g
  • Chỉ xác bỏ ruột: 20g

Đem tất cả các vị thuốc sấy khô, tán nhỏ, bảo quản trong lọ kín có nắp đậy. Người lớn mỗi lần dùng 8g bột uống cùng nước đun sôi để nguội.

Lá trắc bách diệp khô trị đại tiện ra máu

6. Bài thuốc trị bệnh ngoài da từ trắc bách diệp:

  • Trắc bách diệp: 20g
  • Địa long: 20g
  • Hoàng liên: 25g
  • Hùng hoàng: 15g
  • Khinh phấn: 10g
  • Tùng hương: 6g.

Tác các vị thuốc trên thành bột mịn, sau đó trộn đều cùng với dầu thơm. Mỗi ngày bôi 1 lần để trị các bệnh ngoài da, lở loét, chảy nước vàng. Sau 3 - 7 ngày các vết loét sẽ khô lại và dứt bệnh.

7. Bài thuốc trị ho gà:

Sắc 30g trắc bách diệp tươi cùng với 100ml nước và 20ml mật ong. Mỗi lần uống từ 15 - 20 ml, ngày dùng 3 lần. Sau khoảng 4 - 10 ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Trên đây là một vài bài thuốc dân gian sử dụng trắc bách diệp đã được chứng minh công hiệu. Tất cả những bài thuốc này đều được lưu truyền lại từ các danh y nổi tiếng từ thời xa xưa. Cho tới nay các thầy thuốc Đông y vẫn thường xuyên lựa chọn vị thuốc này trong bài thuốc của mình.


Bài viết liên quan:

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Ngày đăng:29/01/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Hòe hoa hay hoa hòe là dược liệu thiên nhiên có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Đây được xem là thần dược chữa được nhiều bệnh. Liệu hòe hoa có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng PQA tìm...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail