CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

[Góc tìm hiểu] Học thuyết Âm Dương ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Học thuyết âm dương là học thuyết chính được đưa vào sử dụng trong Y học cổ truyền (YHCT)  nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu kỹ càng về học thuyết này. Do đó hãy cùng Thuốc Nam PQA chúng tôi tìm hiểu chi tiết học thuyết âm dương là gì và ứng dụng của học thuyết âm dương trong YHCT trong bài tổng hợp chia sẻ dưới đây. 

biểu đồ quy luật âm dương ngũ hành

Học thuyết âm dương luôn được áp dụng trong chữa trị bệnh nan y

1. Định nghĩa

Học thuyết âm dương đã được nghiên cứu phát triển từ 3000 năm trước bởi các nhà triết học cổ đại phương Đông

1.1 Học thuyết âm dương là gì?

Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là y học từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe con người, bào chế, sử dụng thuốc.

Học thuyết âm dương cũng có thấy nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật do hai yếu tố cơ bản (âm, dương) trong sự vật quyết định. 

1.2. Phân định âm dương

phân định âm dương

2. Quy luật cơ bản của học thuyết âm dương

Học thuyết âm dương được thể hiện rõ ràng theo những quy luật nhất định. Bạn có thể hiểu quy luật cơ bản của học thuyết âm dương như sau: 

2.1. Âm dương đối lập

Học thuyết âm dương đối lập chính là mâu thuẫn chế ước, đấu tranh lẫn nhau giữa hai mặt âm dương như ngày với đêm, như nóng với lạnh.

2.2. Âm dương hỗ căn

Hỗ căn là nương tựa vào nhau của hai mặt âm dương như đồng hóa và dị hóa, hưng phấn và ức chế, âm phải có dương và ngược lại mới tồn tại được.

2.3. Âm dương tiêu trưởng

  • Tiêu nghĩa là sự mất đi
  • Trưởng nghĩa là sự trưởng thành

Âm dương tiêu trưởng nói lên sự không ổn định mà luôn biến động không ngừng của vật chất, khi lâu, tiêu thì dương trưởng và ngược lại. Quá trình biến động thường theo một chu kỳ nhất định như sáng và tối trong một ngày, bốn mùa trong năm.

Khi sự biến động vượt quá mức bình thường thì có sự chuyển hóa âm dương: “Cực âm tất dương, cực dương tất âm, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”.

2.4. Âm dương bình hành

Âm dương bình hành là vận động không ngừng nhưng luôn luôn giữ được thế thăng bằng giữa hai mặt đối lập, là cân bằng cùng tồn tại, cân bằng động, cân bằng sinh vật.  Âm dương bình hành trong sự Tiêu trưởng và tiêu trưởng trong thể bình hành. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị diệt vong, không tồn tại.

3. Ứng dụng trong y học 

Học thuyết âm dương chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của y học cổ truyền. Nó xuyên suốt từ lý luận tới thực tế lâm sàng, từ phòng bệnh tới chữa bệnh, từ chế thuốc tới dùng thuốc. 

Đầu tiên là trong phân định tính chất âm dương trong cơ thể thì:

  • Âm sẽ bao gồm các tạng bên trong cơ thể, tinh, huyết, các đường kinh âm, ngực, bụng,...ở nửa người bên trái.
  • Dương sẽ bao gồm da, cơ, cân, khớp, lông, tóc, móng, vệ khí, lưng, các đường kinh dương, các phủ và ở phía nửa người bên phải.

Theo đó, bệnh tật phát sinh là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Một bên quá mạnh còn một bên quá yếu, âm thịnh dương suy hoặc âm hư dương hư đều sẽ khiến cho cơ thể mất cân bằng, từ đó dẫn tới chức năng các tạng bị suy yếu. 

Cũng theo phép lý giải đó, nếu một bên quá mạnh thì dùng phép tả, dùng thuốc có tính đối lập để xóa bỏ phần thừa. Còn nếu một bên quá yếu thì dùng phép bổ tức, sử dụng thuốc có tính chất đền bù vào chỗ thiếu hụt. 

bào chế thuốc luôn tuân thủ luật âm dương

Bào chế thuốc luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo học thuyết âm dương

Học thuyết âm dương cũng được áp dụng trong bào chế thuốc. Để làm ổn định hoặc biến đổi một phần dược tính - tăng giá trị sử dụng của dược liệu thì cần sử dụng thuốc có tính đối lập để thay đổi dược tính. Chẳng hạn như Sinh địa lạnh đem tẩm Gừng, Sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được vị Thục địa có tính ấm,....

Thông qua phân tích học thuyết âm dương, y học cổ truyền luôn hướng người bệnh phải rèn luyện tính thích nghi với môi trường. Để từ đó có thể tự tạo lập, cân bằng âm dương trong cơ thể và xây dựng được cơ chế phòng bệnh tự nhiên. 

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn hiểu được rõ hơn về học thuyết âm dương và ứng dụng của học thuyết này trong YHCT. Đây là một trong những học thuyết giúp cho YHCT đưa ra được những phương thuốc có thể hỗ trợ điều trị vào gốc căn nguyên gây bệnh và ngừa tái phát hiệu quả hơn, an toàn hơn. 

>> Tìm hiểu về Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail