Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu sắc hơn. Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Ngũ hành chính là 5 nhóm vật chất, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất với những thuộc tính khác nhau bao gồm: kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất). Cụ thể:
Ngũ hành còn có ý nghĩa là sự vận động, chuyển hoá của các chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.
Ngũ hành luôn vận động theo quy luật nhất định, trong điều kiện bình thường hay sinh lý vật chất thì đều có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có thể thúc đẩy nhau để không ngừng - tương sinh hoặc chế ước nhau - tương khắc.
Quy luật tương sinh tương khắc
Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của các hành. Trong đó, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Đây là quy luật tất yếu và được tuần hoàn bất biến.
Trong cơ thể người thì ngũ hành tương sinh sẽ thể hiện là:
Đối lập với ngũ hành tương sinh chính là ngũ hành tương khắc. Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của các hành. Theo đó, Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quy luật tương khắc cũng tuần hoàn song hành cùng quy luật tương sinh.
Trong cơ thể người thì ngũ hành tương sinh sẽ thể hiện:
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý thì sẽ theo quy luật vũ - thừa
Trong y học cổ truyền thì học thuyết Ngũ hành chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động chẩn đoán, điều trị bệnh.
Theo học thuyết Ngũ hành về quy luật tương sinh - tương khắc thì mối quan hệ sinh lý với các tạng cụ thể như sau:
Thông qua vị trí của ngũ hành, các thầy thuốc sẽ thăm khám và chẩn đoán nơi phát sinh bệnh tiếp đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn:
Ngũ hành trong cơ thể
Học thuyết Ngũ hành được áp dụng nhất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh. Thầy thuốc sẽ dựa vào sắc mặt, vị và mạch đập của người bệnh mà chẩn đoán bệnh trạng. Ví dụ:
Bằng cách sử dụng học thuyết Ngũ hành để chẩn đoán bệnh thì các thầy thuốc sẽ dựa vào đó để điều trị và khống chế bệnh.
Theo quy luật tương sinh: con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con
Dựa theo tương thừa, tương vũ tìm nguồn gốc chính của bệnh. Ví dụ đau dạ dày do can khí uất kết mà “thừa tỳ” thì phép chữa phải bình can, sơ càn là chính.
Dựa vào bảng quy loại Ngũ hành vị, sắc của thuốc có quan hệ với tạng phủ trong cùng hành. Ví dụ:
Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan tới học thuyết ngũ hành mà người bệnh cần quan tâm tới. Đây là phạm trù lý luận biện chứng trong triết học cổ đại hiện càng ngày càng đi sâu vào y học cổ truyền và trở thành kim chỉ nam dẫn dắt quá trình điều trị vào gốc căn nguyên của các bệnh mãn tính.
>> Tìm hiểu ngay: Tiên thiên, hậu thiên, thuỷ hoả: "Chữa một bệnh trăm bệnh đều khỏi"