Bạn có biết Tô tử hay còn có tên gọi quen thuộc là tía tô? Loại cây trồng phổ biến này vừa làm gia vị nấu vừa được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu dược liệu Đông Y quen thuộc dễ kiếm trong bài viết dưới đây.
Tô tử là phần quả già ( thường nhầm là hạt) đã phơi khô của cây tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.]).
Tên khoa học của cây tía tô: Fructus Perillae frutescensis
Họ khoa học của cây tía tô: họ Bạc hà (Lamiaceae)
Tên gọi khác của cây tía tô: Xích tô, Tử tô, Tô diệp,…
Cây tía tô là một loại cây thân thảo có chiều cao trung bình từ 0.5-1m. Toàn bộ cây mọc lông nhỏ và có mùi thơm nhẹ. Thân cây có mày tím đậm. Lá mọc đối xứng, mép lá có răng cưa. Hoa tía tô nở vào khoảng tháng 7- tháng 9, có màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả tía tô có hình dạng quả trứng hoặc hình cầu, kích thước nhỏ.
Cây tía tô có 3 bộ phận chính được sử dụng làm dược liệu:
Để thu hoạch được tô tử, người ta sẽ cắt cả cây tía tô khi quả chín già, đập lấy quả và loại bỏ tạp chất. Phơi khô tô tử rồi sau đó, người ta sao với lửa nhỏ cho đến khi quả nở đều và có mùi thơm.
Tô tử là dược liệu mà cả y học cổ truyền và y học hiện đại sử dụng để chữa bệnh hoặc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Tô tử là vị thuốc có tính cay ôn và thuộc kinh phế. Dược liệu này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa chứng ngoại cảm phong hàn, rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ chữa hen suyễn, chủ trị viêm họng, ho, ngực sườn đầy tức, táo bón, và cả mộng tinh...
Nghiên cứu các thành phần hóa học có trong tô tử cho thấy hạt tía tô chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).
Nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra kết luận về khả năng kiểm soát một số bệnh tự miễn dịch của tô tử như lupus ban đỏ, hen phế quản , viêm khớp. Ngoài ra, tinh dầu tô tử còn được sử dụng để phòng ngừa sốc phản vệ nhờ khả năng ức chế các tế bào bạch cầu di chuyển vào phổi.
Nhờ chứa các thành phần có dược tính cao, tô tử từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ tô tử, các bạn tham khảo:
Thành phần: Tô tử, hạt Cải thìa, hạt Củ cải (cùng liều lượng).
Cách dùng: Tán các dược liệu thành bột và trộn đều. Ngày uống 9g, chia thành 3 lần.
Thành phần: 120g Tô tử, 8g Trần bì, 10g Cam thảo nam, và 3 lát Gừng tươi.
Cách dùng: Sắc thuốc với nước uống nóng, dùng 1 lần mỗi ngày.
Thành phần: 20g Tô tử
Cách dùng: Tô tử sao vàng, tán thành bột. Hòa bột với nước ấm hoặc dùng bột với cháo cho trẻ ăn.
Thành phần: Tô tử, 1 lít rượu gạo
Cách dùng: Tô tử sao thơm, tán bột mịn. Cho bột này vào rượu gạo. Sau 10 ngày chắt lấy nước, bỏ phần bã. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml.
Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc này khi người bệnh có dấu hiệu ho, có đờm vàng, cổ họng khô, rát cổ họng, miệng rát, môi đỏ.
Thành phần: 10g Tô tử, 10g Bạch giới tử, 10g Lai phục tử
Cách dùng: Sao vàng các nguyên liệu và tán nhỏ. Sau đó đem sắc lấy 200ml, chia làm 3, uống trong ngày.
Tô tử là một dược liệu lành tính, có nhiều công dụng chữa bệnh và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ hoặc thầy thuốc. Không được tự ý sử dụng bài thuốc hoặc tăng/ giảm liều lượng để đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, không sử dụng tô tử cho người bị sốt do âm hư, ra nhiều mồ hôi.
Qua bài viết có thể thấy tô tử là một loại rau gia vị dễ kiếm, chi phí rẻ nhưng lại có nhiều công dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên. Hi vọng, bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến sử dụng dược liệu này.
Bài viết liên quan: