CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Thăng ma - Loài thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Thăng ma - một trong những thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Dược liệu này xuất hiện khá nhiều trong các bài thuốc giải độc, thanh nhiệt cơ thể, thăng dương cử hãm. Cụ thể thăng ma là gì, công dụng cụ thể của nó ra sao?  Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

 

Thăng ma là gì?
Thăng ma là gì?

Thăng ma là gì?

Thăng ma còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Quỷ kiếm thăng ma; châu thăng ma; kê cốt thăng ma; châu ma; tây và bắc thăng ma. Tên khoa học của nó là Cimicifuga foetida L., thuộc họ Ranunculaceae (Mao Lương). Đây là loài cây thảo sống lâu năm, cây trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 1-2m, thân có lông tơ nhỏ. 

Hiện nay ở Việt Nam chưa phát hiện ra cây Thăng Ma nên chủ yếu nhập khẩu dược liệu này từ các tỉnh của Trung Quốc như Thanh Hải, Vân Nam, Tứ Xuyên, và Thiểm Tây. 

Công dụng tuyệt vời của Thăng ma

Dược liệu Thăng ma được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu và đã chỉ ra được rằng vị thuốc này rất có ích trong việc chữa bệnh cứu người. 

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học đã nghiên cứu các thành phần có trong Thăng ma. Thành phần chủ yếu là các triterpen với hàm lượng lên tới 4.3%. Một số tác dụng dược lý có thể cân nhắc như:

  • Chống co thắt hỗng tràng: nhờ vào chất Visamminol và visnagin trong thăng ma. Nó đạt khoảng 10-30% tác dụng so với papaverin hydroclorid.
  • Giảm nồng độ cholesterol và triglucerid máu: nhờ vào hàm lượng chất cyclolanostan triterpen chiết từ cây thăng ma.
  • Dự phòng tổn thương gan: trong các xét nghiệm hóa sinh và mô học, thăng ma có chứa cumigenol 3-O-D-xylopyronosid giúp dự phòng tổn thương ở gan.
  • Hạ đường máu: Trong thân rễ thăng ma có chất Acid isoferulic có tác dụng chống tăng đường máu invivo, hiệu quả sử dụng cho người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Hỗ trợ chữa bệnh sa tử cung: Thử nghiệm lâm sàng trên 66 người phụ nữ mắc sa sinh dục sử dụng Thăng ma kết hợp 3 dược liệu khác. Kết quả cho thấy người mắc sa tử cung độ 1 phục hồi hoàn toàn, độ 2 hồi phục 60%, độ 3 hạn chế biểu hiện bệnh 38%.

Theo y học cổ truyền

Trong Đông Y, Thăng ma được miêu tả là vị thuốc có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính bình và hơi độc. Thăng ma được xếp vào 4 kinh: phế, tỳ, vị, và đại trường.

Thăng ma có tác dụng tán phong giải độc, thăng thanh. Nó cũng được kê cùng trong các bài thuốc chữa phong nhiệt. Ngoài ra, khi bị đau bụng khi trúng độc, chữa lở loét cổ họng và sốt rét, sử dụng Thăng ma cũng là một trong những bài thuốc hiệu quả nhanh chóng.

Có thể thấy, Thăng ma chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao. Chính vì thế, nó được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. 

Thăng ma được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau
Thăng ma được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau

 

Những bài thuốc chữa bệnh từ Thăng ma

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh quen thuộc từ thảo dược Thăng ma:

1. Trị cảm sốt, ban sởi

  • Thăng ma và Cát căn: 6g/ vị
  • Kim ngân hoa, Bông trang, Kinh giới: 10g/ vị
  • Cam thảo dây, Liên kiều (hoặc Đơn kim): 8g/vị

Sắc uống ngày một thang.

2. Trị sởi

  • Thăng ma: 8g; 
  • Đậu sị và Phù bình: 12g/vị 
  • Cát căn, Liên kiều, Ngưu bàng tử: 8g/vị 
  • Xác Ve sầu: 4 g. 

Sắc uống ngày một thang.

3. Trị quai bị

  • Thăng ma, Cát cánh, Hoàng cầm, Liên kiều, Thiên hoa phấn: 8g/vị
  • Sài hồ, Cam thảo: 4g/vị 
  • Cát căn, Ngưu bàng: 12g/vị
  • Thạch cao: 1 g. 

Sắc uống ngày một thang.

4. Trị viêm amidan mạn tính

  • Thăng ma 6g, 
  • Cát cánh 4g; 
  • Xạ can 8g; 
  • Sa sâm, Mạch môn, Tang bạch bì, Ngưu tất, mỗi vị 12g; 
  • Huyền sâm 16g. 

Sắc uống ngày một thang.

5. Trị viêm tai giữa mạn tính

  • Thăng ma, Hoàng bá, Đương quy, Hoàng liên: 8g/vị
  • Trần bì: 6g 
  • Cam thảo: 4g; 
  • Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Sài hồ: 12g/vị 

Sắc uống ngày một thang.

6. Trị táo bón ở phụ nữ sau sinh, người già

  • Thăng ma, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sài hồ: 12g/vị 
  • Bá tử nhân, Đương quy, Nhục thung dung, Vừng đen: 8g/vị
  • Cam thảo, Trần bì: 6g/vị 
  • Sắc uống ngày một thang.

7. Trị rong kinh

  • Thăng ma, Bạch truật, Hoàng kỳ: 8g/vị
  • Cam thảo: 4g; 
  • Đảng sâm: 12g. 

Sắc uống ngày một lần.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Thăng Ma

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Thăng Ma

 Lưu ý khi sử dụng Thăng ma

Thăng ma có dược lý cao nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đối tượng không nên sử dụng Thăng ma: người âm hư hỏa vượng, chảy máu cam, thổ huyết, nôn mửa, thận kinh bất túc, sởi đã mọc hết, hen suyễn.
  • Phân biệt Thăng ma họ Mao Lương với họ Cúc (Serratura chinensis). Dược tính hai loại khác nên nên cần chú ý liều lượng.

Kết luận

Thăng ma là thảo dược tự nhiên được sử dụng từ lâu trong Đông Y. Tuy nhiên bạn không được tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm mà không có chỉ định hướng dẫn của lương y để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 


Bài viết liên quan: 

Thảo thuyết minh có tác dụng gì? - Vị thuốc nam quen thuộc ai cũng biết

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail