CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Đau thần kinh tọa khi mang thai, đọc ngay bài này kẻo hối hận!

Tham vấn Y khoa:

Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng không sớm thì muộn mẹ bầu nào cũng gặp phải. Đau nhức âm ỉ gây ra cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu. Để khắc phục, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây.

1. Nguyên nhân đau thần kinh tọa khi mang thai

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó có đau thần kinh tọa. Đặc trưng là cơn đau từ cột sống thắt lưng kéo dài xuống đùi và chân. Các cơn đau sẽ tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa khi mang thai là do:

đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai là triệu chứng mẹ bầu nào cũng gặp phải.

  • Thai nhi phát triển, chèn ép dây thần kinh: Theo thời gian, thai nhi dần lớn lên gây chèn ép các cơ quan ổ bụng và chèn ép tới dây thần kinh tọa. Từ đó mẹ bầu có cảm giác đau nhức ở các đốt sống vùng thắt lưng, lan xuống hông và mặt sau của hai chân. 
  • Sự thay đổi về cân nặng: Cân nặng tăng nhanh, sự to lên của bầu ngực bụng… khiến trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, làm tăng độ cong của cột sống. Vùng chân, hông thắt chặt lại để trọng lượng cơ thể không dồn về phía trước, từ đó chèn ép các dây thần kinh. 
  • Giai đoạn thai kỳ, cơ thể sẽ tập trung mọi dưỡng chất nuôi thai nhi khiến đốt sống lỏng lẻo và hoạt động không tốt. Thai nhi lại ngày càng lớn lên và tăng sức ép lên xương cột sống tạo cảm giác đau nhức vùng lưng dưới. Nguyên nhân này sẽ gây đau đớn nặng nề cho mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. 
  • Tử cung rộng hơn, đầu em bé quay xuống ở tư thế thích hợp để chuẩn bị sinh có thể đè vào dây thần kinh, gây đau nhiều ở mông, lưng và chân.
  • Do bệnh thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện trước hoặc trong khi mang thai. Khối thoát vị chèn ép dây thần kinh khiến mẹ bị đau buốt thắt lưng, hông, mặt sau đùi, chân và bàn chân.

Tốt nhất, mẹ bầu nên chia sẻ với bác sỹ chuyên khoa ngay khi cơn đau xuất hiện để có phương pháp xử lý kịp thời.

2. Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không?

đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không

Đau thần kinh tọa khi mang thai gây đau đớn và khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi đi lại.

Về cơ bản, đau thần kinh tọa khi mang thai không nguy hiểm mà chỉ gây ra đau đớn và khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi đi lại. Những thai phụ trẻ tuổi thường có nguy cơ bị đau thần kinh tọa nhiều hơn thai phụ lớn tuổi. Người từng có tiền sử đau lưng thì khi mang thai sẽ dễ bị đau lưng hơn những người khác. 

Thường đau thần kinh tọa sẽ giảm dần sau sinh. Một tỉ lệ rất nhỏ các mẹ bị đau dây thần kinh tọa sẽ trở nên nguy hiểm khi nguyên nhân gây bệnh là do thoát vị đĩa đệm. Khi đó nguy cơ bị liệt của mẹ bầu là rất cao và sức khỏe của thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. 

3. Cách chữa đau thần kinh tọa khi mang thai

Điều trị đau thần kinh tọa khi mang thai thường hướng đến các biện pháp không xâm lấn. Mục đích của điều trị đau dây thần kinh tọa trong giai đoạn này là giảm đau và tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. 

Thực tế, điều trị đau thần kinh tọa với người bình thường vốn đã khó khăn, xử lý căn bệnh này ở mẹ bầu lại càng nan giải hơn. E ngại việc điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi nên bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị dứt điểm sau sinh. Để xoa dịu cơn đau mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau: 

cách chữa đau thần kinh tọa khi mang thai

Điều trị đau dây thần kinh tọa giai đoạn mang bầu là giảm đau và ngừa bệnh tiến triển nặng. 

3.1. Chườm nóng để xoa dịu cơn đau:

Sử dụng túi chườm nóng, chườm lên vị trí lưng dưới khi xuất hiện cơn đau. Nhiệt độ sẽ tác động điều tiết dây thần kinh tọa, làm tăng tuần hoàn máu, giảm căng dây chằng, mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu. 

3.2. Xoa bóp lưng dưới: 

Xoa bóp nhẹ nhàng lưng dưới giúp giảm cảm giác khó chịu của các dây thần kinh tọa. Tốt nhất mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc chuyên gia về vật lý trị liệu để được thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng suốt giai đoạn thai kỳ. 

3.3. Tập yoga:

đau thần kinh tọa khi mang thai nên tập yoga

Yoga giảm đau thần kinh tọa cho bà bầu.

Đây là bộ môn rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ bị đau dây thần kinh tọa. Bài tập giúp giảm đau dây thần kinh tọa cho mẹ bầu là tư thế em bé. 

Thực hiện: 

  • Trải một miếng lót yoga trên mặt sàn, tư thế quỳ gối, chụm mặt hai lòng bàn chân vào nhau rồi từ từ gập nửa người trên về phía trước xuống mặt sàn. Mở rộng 2 chân để không gây tác động tới thai nhi.
  • Duỗi 2 tay về phía sau, ngửa hai lòng bàn tay lên. Thư giãn khoảng vài phút rồi nhẹ nhàng trở lại tư thế ban đầu.

3.4. Dùng thuốc:

Trong trường hợp đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu, bác sỹ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc. 

Mẹ bầu cần dùng thuốc theo đúng đơn, đúng liều lượng, đúng thời gian mà bác sỹ yêu cầu. Không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ để đảm bảo không có rủi ro cho mẹ và con. 

3.5. Thay đổi thói quen sinh hoạt:

đau thần kinh tọa khi mang thai nên ăn uống lành mạnh

Để có thai kì khỏe mạnh, mẹ bầu nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh.

  • Mẹ bầu nên hạn chế ngồi quá lâu một tư thế mà nên vận động nhẹ nhàng nhiều hơn. 
  • Khi ngồi hãy kê một chiếc gối phía sau lưng để giảm đau. 
  • Quá trình nằm ngủ nên nghiêng về phía không bị đau để giảm áp lực. 
  • Nên sử dụng các loại gối chuyên dụng cho mẹ bầu khi ngủ để không bị đau đớn. 
  • Không đi giày cao gót, không làm việc gắng sức để không tạo áp lực lên dây thần kinh tọa. 
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho hệ vận động. Ngoài ra, khi mẹ bầu bị đau thần kinh tọa nên kiêng ăn các loại thực phẩm không tốt để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Tránh thức khuya, căng thẳng, lo âu.
  • Tăng cân vừa phải, tăng từ từ để tránh gây áp lực đột ngột trên cột sống và dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa khi mang thai cũng là một bệnh lý mà mẹ bầu rất khó có thể tránh khỏi. Quá trình điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ lẫn thai nhi trong bụng và có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường. Nếu mẹ đang có dấu hiệu bị đau nhức tại vùng mông hông, hãy để lại thông tin hoặc gọi cho Dược sỹ PQA theo số hotline 0818-288-717 để ngăn chặn cơn đau tiến triển, đảm bảo cho bé và mẹ suốt một thai kỳ khỏe mạnh.

 

tư vấn

Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!

Bài viết liên quan: Chữa đau thần kinh tọa bằng đông y

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
N
Nguyễn Thị hoa
E bị đau dây thần Kinh tòa khi mang thai. Và giờ e đi lại rất đau
Trả lời 3
3 năm trước
L
Lê Thị Nguyệt
E bầu được 24 tuần rồi,2 hôm nay e đau nhức dữ dội ở phần bên phải như cánh tay,2 mông, bữa nay nó lại lan xuống 2 bắp chân Đau nhức nhiều về đêm khiến e ko ngủ được,xin bác sỹ tư vấn ạ,e cảm ơn.
Trả lời 0
3 năm trước
PQA
Thuốc Nam PQA
Chào Lê Thị Nguyệt, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Thuốc Nam PQA. Về tình trạng của bạn, dược sĩ PQA sẽ gọi lại tư vấn giúp bạn cải thiện vấn đề đau nhức ở bà bầu nhé ạ. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an!
Trả lời 0
3 năm trước
(*) Thông tin bắt buộc
1 trong tổng số 1
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

5 bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cực kỳ hiệu quả

5 bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đau thần kinh tọa là một bệnh lý dai dẳng và khó chữa trị, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để giảm đau thì các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cũng là một giải pháp tốt cho người...
Xem chi tiết
Bệnh đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách đẩy lùi hiệu quả

Bệnh đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách đẩy lùi hiệu quả

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đau thần kinh tọa gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Vậy thực chất đau thần kinh tọa có nguyên nhân...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Cùng Chậu là gì? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Viêm Khớp Cùng Chậu là gì? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Viêm khớp cùng chậu là 1 bệnh lý về xương khớp mạn tính, kéo dài. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân,...
Xem chi tiết
[3+] Tư thế nằm tốt cho người đau thần kinh tọa giúp giảm đau & ngủ ngon

[3+] Tư thế nằm tốt cho người đau thần kinh tọa giúp giảm đau & ngủ ngon

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đau thần kinh tọa đem đến những cơn đau buốt, khó chịu cho cơ thể. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn bất chợt tỉnh giấc giữa đêm bởi cơn đau xuất hiện hay cảm giác tê buốt chân tay vào sáng hôm...
Xem chi tiết
7 Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

7 Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:26/10/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đông - Tây y kết hợp là cách điều trị đau thần kinh tọa đạt hiệu quả cao được nhiều người áp dụng. Nhưng chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y thế nào mới đúng với quan điểm thận là...
Xem chi tiết
Nhận biết triệu chứng đau thần kinh tọa

Nhận biết triệu chứng đau thần kinh tọa

Ngày đăng:19/09/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, có vị trí trải dài từ phần thắt lưng tới các ngón chân. Bộ phận này có vai trò chính là kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động, vận động...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail