CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có nhiều công dụng chữa được nhiều bệnh lý khác nhau.

vị thuốc hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc nổi bật với nhiều màu sắc rực rỡ

Hoa ngũ sắc là gì? 

Hoa ngũ sắc còn có nhiều tên gọi khác nhau như: thơm ổi, trâm ổi, hoa tứ quý, ổi nho, mã anh đơn… Sở dĩ người ta thường gọi loại cây này với cái tên hoa ngũ sắc là bởi hoa của loại cây này có nhiều màu sắc.

Hoa ngũ sắc là loại cây thuộc họ cây bụi, thân nhỏ với chiều cao chỉ từ 1 - 2m. Cũng có những bụi cây cao lớn hơn là do người trồng chăm sóc đúng cách.

  • Thân cây ngũ sắc có hình vuông, bề mặt thân cây có nhiều lông nhám và có cả gai. Toàn thân cây tỏa ra một mùi hăng rất đặc trưng.bThân cây phân ra nhiều cành, lá mọc đối nhau có màu xanh.
  • Lá ngũ sắc thường có hình trái xoăn hoặc trái tim, đầu lá nhọn, bề mặt xù xì, viền lá có hình răng cưa. Mặt trên lá có lông ngắn và cứng, mặt dưới lá lông mềm hơn. Cuống lá ngắn, trên cuống có dìa.
  • Hoa ngũ sắc mọc thành từng chùm nằm ở đầu cành hoặc đâm ra từ những kẽ lá. Một chùm hoa sẽ có nhiều màu sắc như đỏ, cam, vàng, hồng, trắng, chính vì thế mà loại cây này có tên gọi là cây ngũ sắc.
  • Quả ngũ sắc thuộc dạng quả bạch hình cầu. Khi quả chín sẽ chuyển màu đen, bề ngoài quả xù xì, bên trong có chứa từ 1 - 2 hạt có vỏ cứng. Ở Việt Nam hoa ngũ sắc được trồng nhiều để làm cảnh bởi màu sắc hoa rực rỡ. 

Công dụng của hoa ngũ sắc 

Theo như Đông Y thì lá ngũ sắc có vị đắng, hôi, hơi có độc, thế nhưng lại có tính mát. Hoa ngũ sắc lại có vị ngọt và cũng có tính mát. Rễ ngũ sắc có vị dịu, tính mát. Vậy nên hoa ngũ sắc sẽ có công dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, quai bị….

công dụng của hoa ngũ sắc
Cây ngũ sắc có công dụng điều trị các bệnh phong thấp hiệu quả

Lá cây ngũ sắc được sử dụng để cầm máu, hỗ trợ điều trị các vết thương chảy máu. Ngoài ra lá ngũ sắc cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như ngứa da, loét da, viêm da, chàm….

Hoa ngũ sắc có thể giảm các triệu chứng của các bệnh như nóng trong, ho ra máu, cao huyết áp, lao phổi….

Theo như y học hiện đại thì lá ngũ sắc tươi có chứa tinh dầu. Vào thời kỳ ra hoa, lá ngũ sắc có thêm chất lantaden và lantanin. Hoa ngũ sắc cũng có chứa tinh dầu và terpen bicyclic, L-a phelandren. Chiết xuất tinh chất từ đài hoa ngũ sắc có công dụng ngăn chặn các cơn co thắt cơ trơn đồng thời giúp cơ trong tử cung co giãn tốt hơn.

Ngoài ra tinh chất được chiết từ đài hoa ngũ sắc cũng có thể hoạt động giống như chất kháng sinh. Hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm ho và làm giảm khả năng hoạt động của một số loại vi nấm. Đài hoa và lá cây ngũ sắc cũng có tác dụng kích thích tiểu tiện, thông tiểu và nhuận gan.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc chính là một vị thuốc phổ biến xuất hiện trong nhiều thang thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc về hoa ngũ sắc mà Dược phẩm PQA đã tổng hợp, bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Trị cảm sốt

  • Sử dụng 15g hoa ngũ sắc tươi rửa sạch sắc cùng với 200ml nước.
  • Đun nhỏ lửa tới khi còn 50ml thì gạn uống, sử dụng trong 5 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 2 : Trị viêm da

  • Hoa ngũ sắc tươi rửa sạch ngâm cùng nước muối loãng để khử khuẩn.
  • Giã nhuyễn để lấy nước cốt thoa lên vùng da bị viêm, mỗi ngày thực hiện từ 2 - 3 lần.

Bài thuốc 3: Trị mẩn ngứa

  • Lấy khoảng 100 - 200g cành cùng lá ngũ sắc tươi rửa sạch, nấu cùng với 1 - 2 lít nước.
  • Để nguội lấy ngâm, rửa vùng da bị bệnh.
  • Mỗi ngày thực hiện 3 lần, cũng có thể sử dụng để làm nước tắm cũng được.
cây ngũ sắc còn được làm cây cảnh
Ngoài công dụng chữa bệnh cây ngũ sắc còn được trồng làm cảnh

Bài thuốc 4: Trị cảm sốt, quai bị

  • Lấy 30g ngũ sắc tươi sắc lấy 300ml nước cô đặc, chia thành 2 phần uống trong ngày.
  • Sử dụng liên tục cho tới khi hết bệnh.

Bài thuốc 5: Trị hạch phổi, ho ra máu, lao phổi

  • Sắc 20g hoa ngũ sắc tươi cùng 3 chén nước sạch lấy 1 chén.

Bài thuốc 6: Cầm máu, sát khuẩn

  • Lá và hoa ngũ sắc kết hợp cùng gừng theo tỉ lệ 3:1. Phơi khô, tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một lượng bột nhỏ rắc lên vết thương và băng lại.
  • Thay băng hàng ngày cho tới khi vết thương khỏi hẳn.

Bài thuốc 7: Trị đau nhức xương khớp

  • Sử dụng 15g rễ hoa ngũ sắc nấu cùng với rượu trắng và nước trong khoảng 60 phút.

Hoa ngũ sắc là loại cây có độc dược, vì vậy khi sử dụng các bạn không nên sử dụng liều cao trong nhiều ngày liên tục. Nếu không cẩn thận khi sử dụng quá liều hoặc kết hợp sai cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu muốn sử dụng cây hoa ngũ sắc, tốt nhất là các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y. Đảm bảo cơ thể người bệnh không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vị thuốc Đông Y này.


Bài viết liên quan:

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail