Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y khác. Để hiểu rõ hơn về công dụng, hiệu quả của nhọ nồi hãy cùng Dược Phẩm PQA tham khảo ngay các nội dung dưới đây.
Nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc hán liên. Đây là loại cây thân thảo có màu lục hoặc đỏ tía, quanh thân cây thường có lông cứng. Phần lá cây nhọ nồi có hình mác. Cụm hoa màu trắng mọc ở phần thân.
Tại Việt Nam, cây cỏ nhọ nồi mọc phân bổ ở hầu hết các vùng đồng bằng đặc biệt là những khu vực ẩm ướt.
Bộ phận được sử dụng chủ yếu trong hỗ trợ điều trị chính là phần thân trên của cây nhọ nồi bao gồm thân cây, lá và hoa. Dù dùng tươi hay sấy khô thì cỏ nhọ nồi vẫn phát huy công dụng hiệu quả.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng trong cây nhọ nồi có chứa tinh dầu, tanin cùng chất đắng. Ngoài ra cỏ nhọ nồi còn có các dẫn chất khác như thiophene, diphenyl acetylene ester….Với thành phần như vậy cỏ nhọ nồi có công dụng chính là cầm máu. Một số công dụng khác của cỏ nhọ nồi phải kể đến nữa là ích âm, bổ thận, hạ sốt, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, chảy máu cam, mề đay….
Cỏ nhọ nồi đã được chứng minh là có tính hàn, vị ngọt, chua rất có lợi với các kinh tỳ, vị, tác dụng thanh nhiệt, giải động. Theo một số tài liệu cổ của Ấn Độ, cỏ nhọ nồi còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý có liên quan tới gan. Loại cỏ dược này còn có còn có thể chữa được chứng bệnh choáng váng, đau răng, chứng lâu tiêu và giúp lành vết thương nhanh hơn.
Ở Trung Quốc cây nhọ nồi được dùng để điều chế chất cầm máu. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau mắt, ho ra máu, đi tiểu ra máu, đau lưng….Ở Việt Nam cỏ nhọ nồi đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có thể chống lại tác dụng của dicumarin ( thuốc chống đông). Vậy nên có thể sử dụng để cầm máu ở tử cung, hỗ trợ tăng trương lực cơ tử cung….
Nhọ nồi được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều bài thuốc Đông Y ở Việt Nam. Khi kết hợp với nhiều loại dược liệu khác nhau cỏ nhọ nồi sẽ phát huy được toàn công dụng của mình.
Lấy 50g cỏ nhọ nồi sắc lấy nước cô đặc bôi trực tiếp lên vết thương. Thực hiện từ 2 - 3 ngày là dịch rỉ giảm đi đáng kể. Vết thương sẽ đóng vảy và đỡ ngứa sau khoảng 1 tuần là khỏi hoàn toàn. Đây là bài thuốc được ghi lại theo y học cổ truyền giúp hỗ trợ điều trị bệnh eczema ở trẻ em mà không gây kích ứng.
Trong trường hợp gan nhiễm mỡ do tình trạng nghiện rượu gây nên thì cần thêm 30g cát căn, 15g bồ công anh, 15g chỉ củ tử vào thang thuốc. Nếu tình trạng gan nhiễm mỡ do béo phì thì cần thêm 6g đại hoàng, 15g lá sen vào thang thuốc là được.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng của cây cỏ nhọ nồi cùng với một số bài thuốc dân gian phổ biến. Tất cả những bài thuốc này đều được ghi chép lại từ các loại sách y học cổ từ xa xưa lưu truyền lại. Rất hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cỏ dược này.
Bài kế tiếp: