CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì? Nó có khả năng điều trị được những loại bệnh nào? Hãy cùng Dược phẩm PQA khám phá ngay công dụng tuyệt vời từ loại cây dược liệu này.

Thông tin về cây Phòng Phong

Cây Phòng phong hay còn được gọi là cây hồi thảo, sơn hoa trà, bỉnh phong…..Tên khoa học của loại cây này là Ledebouriella seseloides wolff. Loại cây này được chia thành nhiều nhóm khác nhau, cụ thể là: thiên phòng phong, xuyên phòng phong, trúc diệp phòng phong.

Phòng phong

Cây phòng phong được chia thành nhiều nhóm khác nhau

1. Thiên phòng phong:

Thiên phòng phong có chiều cao trung bình khoảng 0,3 - 0,8m. Lá mọc cách nhau, cuống lá dài ở phía dưới thường phát triển thành bẹ ôm lấy thân cây. Lá thiên phòng phong thuộc dạng lá kép 2 - 3 nhánh, hình xẻ lông chim giống như lá ngải cứu. Hoa thiên phòng phong có hình tán kép, mỗi tán kép có từ 5 - 7 tán nhỏ. Cuống tán nhỏ không đều nhau, mỗi tán sẽ có khoảng 4 - 9 hoa nhỏ màu trắng. Quả cũng là quả kép, 2 quả phong dính vào nhau giống như hình chuông. Trên lưng quả có ống tinh dầu ở giữa sống chạy dọc lưng quả.

2. Xuyên phòng phong:

Xuyên phòng phong cũng là loại cây sống lâu năm, chiều cao mỗi cây có thể lên tới 1m. Lá xuyên phòng phong cũng là lá kép và có hình xẻ lông chim. Khoảng cách từ lá tới mặt đất chỉ khoảng từ 10 - 15 cm. Hoa xuyên phòng phong cũng mọc thành cụm và có màu trắng. Quả xuyên phòng phong hình dạng trứng dẹp, không có lông bao phủ.

Cây phòng phong

Cây xuyên phòng phong

3. Trúc diệp phòng phong:

Trúc diệp phòng phong còn được gọi là vân phòng phong, cũng thuộc họ cây sống lâu năm. Chiều cao trung bình của trúc diệp phòng phong chỉ khoảng 0,3 - 0,5m. Lá cũng là dạng lá kép 2 - 3 lần và xẻ lông chim. Phiến lá giống lá tre, dài khoảng 7 - 10cm, rộng từ 2 - 4cm, mép lá không có răng cưa.

Hoa trúc diệp phòng phong có hình tán kép màu trắng gồm 5 - 8 tán nhỏ. Mỗi tán nhỏ có từ 10 - 20 hoa nhỏ, cuống không đều nhau. Quả có hình trứng và có màu nâu tái, trên lưng quả cũng có sống chứa 3 ống tinh dầu.

>>> Sản phẩm PQA phòng phong- chữa đa thần kinh tọa, tê bì chân tay

Cây phòng phong có tác dụng gì?

Cây phòng phong có chứa các thành phần hóa học bao gồm: manit, phenol, xanthotoxin, phenola glycosid, tinh dầu, acid hữu cơ manital, anomaly, marmesin, panaxynol falcarinol…. Những thành phần này đều có công dụng như:

  • Kháng khuẩn: nước được sắc từ cây phòng phong có khả năng ức chế một số loại virus cúm và một số loại vi khuẩn gây bệnh khác.
  • Giảm đau: Theo như tài liệu của trung dược ghi lại thì nước phòng phong có tác dụng giảm đau đáng kể.
  • Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • Điều trị các chứng đau nhức xương khớp, chóng mặt, đau đầu, phong hành toàn thân…..
  • Chủ trị 36 chứng phong, có tác dụng thông lợi ngũ tạng, ích thần, thất thương, năng an thần…
Cây phòng phong có tác dụng gì
Phòng phong chuyên điều trị đau nhức xương khớp

Bài Thuốc từ cây Phòng Phong

Từ xa xưa các thầy thuốc đã lựa chọn cây phòng phong là vị thuốc điều trị một số bệnh lý khá hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến từ cây phòng phong:

1. Bài thuốc chữa thiên đầu thống từ cây phòng phong:

Cây phòng phong kết hợp cùng bạch chỉ đem tán bột mịn, trộn đều cùng với mật ong. Sau đó viên thành từng viên to bằng quả táo ta, mỗi ngày ngậm 1 viên cùng với nước chè xanh.

2. Bài thuốc thanh nhiệt, điều trị chứng sơ phong:

  • Kinh giới: 20g
  • Ma hoàng: 20g
  • Xuyên khung: 20g
  • Bạch thược: 20g
  • Hắc chi tử: 20g
  • Mang tiêu: 20g
  • Phòng phong: 20g
  • Liên kiều: 20g
  • Bạch hà: 20g
  • Đương quy: 20g
  • Đai Hoàng: 20g
  • Bạch truật: 20g
  • Hoạt thạch: 120g
  • Cát cánh: 40g
  • Thạch cao: 40g
  • Hoàng cầm: 40g
  • Cam thảo: 80g

Sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột, mỗi ngày dùng từ 6 - 8g bột cùng với nước gừng.

3. Phòng phong điều trị chứng ra mồ hôi trộm: 

  • Xuyên khung: 40g
  • Phòng phong: 80g
  • Đảng sâm: 20g

Tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày dùng 10 - 12g trước khi đi ngủ 

4. Bài thuốc điều trị ngộ độc phụ tử:

Phòng phong đem nấu kỹ lấy nước cốt uống để giải độc.

5. Bài thuốc trị ban chẩn, mụn nhọt, thương hàn: 

Chi tử, phòng phong, cam thảo, liên kiều tán thành bột, mỗi ngày dùng 8 - 12g chia thành nhiều lần uống trong ngày. 

6. Bài thuốc trị khí hư:

  • Trần bì: 4g
  • Sài hồ: 4g
  • Phòng phong: 12g
  • Chi tử: 12g
  • Nhân trần: 12g
  • Bạch phục linh: 20g
  • Cam thảo: 20g
  • Bạch thược: 20g

Đem sắc lấy nước uống.

Phòng phong có công dụng gì
Phòng phong có nhiều công dụng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau

7. Bài thuốc điều trị kiết lỵ:

  • Thược dược: 40g
  • Phòng phong: 40g
  • Hoàng cầm: 40g

Trộn đều các vị thuốc với nhau, mỗi ngày sắc từ 20 - 40g lấy nước uống.

8. Bài thuốc điều trị đại tràng từ cây phòng phong:

  • Chỉ thực: 40g
  • Phòng phong: 40g
  • Cam thảo: 20g

Đem tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng khoảng 8g cùng nước sôi trước khi ăn.

9. Bài thuốc điều trị băng trung ở phụ nữ:

Phòng phong bỏ đầu, đuôi, lông đem nướng chín đỏ, tán thành bột. Mỗi lần dùng 4g cùng với rượu.

10. Bài thuốc điều trị chứng chóng mặt, phong đờm, nôn mửa:

  • Nhân sâm: 80g
  • Quất bì: 80g
  • Sinh khương: 160g
  • Phòng phong: 80g
  • Phục thần: 120g
  • Bạch truật: 120g

Sắc lấy nước uống chia thành 4 ngày, dùng hết trong ngày.

Trên đây, Dược phẩm PQA chia sẻ thông tin liên quan đến cây phòng phong và công dụng. Như đã nêu ở trên, cây phòng phong là một cây thuốc quý sống lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vị thuốc phòng phong có rất nhiều tác dụng dược lý vì vậy được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian như thiên đầu thống, tiêu chảy, đại tràng, mồ hôi trộm,... Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được tư vấn cũng như có bài thuốc phù hợp.

>>> Xem thêm: Huyền sâm- vị thuốc quý trong Y học Cổ truyền

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail