CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông Chữa bệnh chữa vào gốc

Mách bạn 5 cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô cực dễ

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Lá tía tô (tô tử) là thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trong hỗ trợ điều trị hen phế quản. Dưới đây, Dược Phẩm PQA chia sẻ 5 bài thuốc hỗ trợ chữa hen phế quản bằng lá tía tô bạn có thể tham khảo. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Công dụng của lá tía tô đối với sức khoẻ

Lá tía tô là một loại thảo mộc mọc hàng năm, cây cao từ 30 đến 60 cm. Lá tía tô có hình bầu dục, mép có răng cưa, mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu đỏ tía. Hoa tía tô nhỏ, màu trắng hoặc tím, mọc thành chùm ở đầu cành.

thành phần của lá tía tô trị hen suyễn
Lá tía tô có công dụng tốt cho sức khỏe

Lá tía tô chứa nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu là perillaaldehyde, limonene, linalool. Lá tía tô còn chứa các vitamin A, C, B1, B2, PP và các khoáng chất như canxi, sắt, kali.

Trong Đông y, tía tô còn có tên gọi là tô tử, vị cay, tính ấm, có công dụng giải biểu, phát hãn, hỗ trợ trị cảm, ho, long đờm, giảm đau bụng, tiêu chảy, chống dị ứng, kháng viêm, chống oxy hóa.... Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh hen suyễn từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu lá tía tô.

Lá tía tô trị hen suyễn có hiệu quả không?

Một số nghiên cứu cho rằng lá tía tô có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết, làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn.

  • Chống oxy hóa: Lá tía tô có thể chống lại oxi hóa, qua đó giúp giảm tổn thương các tế bào mà gốc tự do gây ra trong quá trình bệnh hen phế quản xảy ra.
  • Giảm triệu chứng dị ứng: Histamin là một chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm và dị ứng sẽ kích hoạt các cơn hen phế quản. Đó là do histamin gây co thắt và hình thành nên các triệu chứng khó thở ở người bị bệnh hen phế quản. Tía tô có thể kiểm soát và ngăn ngừa khởi phát hen phế quản nhờ có chứa thành phần như luteolin có hoạt tính của natri cromoglycate giống như một loại thuốc kháng histamin chống dị ứng mạnh.
  • Khả năng chống viêm: Trong lá tía tô có chứa lutein có thể ức chế các hóa chất gây viêm mạnh TNF-a và axit aracodonic. Như vậy, phản ứng dị ứng và phù nề của bệnh hen suyễn sẽ giảm đi nếu người bệnh dùng chiết xuất từ lá tía tô có khả năng ức chế viêm.

Từ đó có thể thấy rằng lá tía tô trị hen suyễn sẽ mang lại những công dụng nhất định cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng một cách khoa học, tham khảo ý kiến của bác sĩ để phù hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.

chữa hen phế quản bằng lá tía tô
Lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người bệnh hen

5 cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô, dễ áp dụng

Để chữa hen phế quản bằng lá tía tô các bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc lành tính dưới đây.

Cách 1: Nước lá tía tô

Nguyên liệu: 200g lá tía tô, 3 lát chanh tươi, 2,5 lít nước lọc.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối loãng trong 10 phút. Vớt ra, để ráo nước.
  • Đun sôi 2,5 lít nước lọc. Bỏ lá tía tô vào nước, đun sôi thêm 3-5 phút rồi tắt bếp.
  • Đợi nước tía tô nguội rồi đổ vào chai thủy tinh, thêm mấy lát chanh vào và sử dụng dần dần.
  • Chia nước tía tô uống nhiều lần trong ngày.

Cách 2: Rượu lá tía tô

Nguyên liệu: 90g lá tía tô, 1 lít rượu gạo.

Thực hiện:

  • Đem sao qua lá tía tô rồi nghiền thành bột mịn.
  • Ngâm bột tía tô với rượu trong 10 ngày.
  • Sau đó, lọc lấy nước, bỏ bã.

Cách sử dụng: Ngày uống rượu tía tô 3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20ml.

Cách 3: Lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế

Nguyên liệu: Lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế.

Thực hiện:

  • Lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế đem rửa sạch.
  • Cho vào chén sứ, thêm chút đường phèn và một ít nước để đun cách thủy trong vòng 15p.
  • Dùng nước này uống chậm để thuốc ngấm vào lưỡi.
  • Bài thuốc chữa hen phế quản bằng lá tía tô và hoa đu đủ rất tốt để hỗ trợ chữa trị hen ở trẻ

Cách 4: Lá tía tô và nhục quế

Chuẩn bị: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, nhục quế 8-10g (hoặc khô 8-10g), hạt ý dĩ 10-12g.

Thực hiện:

  • Sắc với 750ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

Cách 5: Lá tía tô và hạt cải củ

Chuẩn bị: Hạt tía tô 8-10g, bán hạ 8-10g, hạt ý dĩ 10-12g (hoặc bèo cái 10-12g), hạt cải củ 8-10g, trần bì 6-10g.

Thực hiện:

  • Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn, uống ấm.

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô trị hen suyễn

  • Nên sử dụng lá tía tô tươi, sạch để mang lại hiệu quả tốt nhất
  • Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao nên thận trọng khi sử dụng lá tía tô.
  • Không nên sử dụng lá tía tô thay thế cho các loại thuốc điều trị bệnh.

Lá tía tô là một vị thuốc dân gian hiệu quả và an toàn trong hỗ trợ điều trị hen phế quản. Tuy nhiên, người bệnh nên áp dụng các cách chữa hen phế quản bằng lá tía tô theo hướng dẫn và kết hợp với các biện pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất. 


Có thể bạn quan tâm

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh Hen suyễn
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Bật mí 3 cách chữa hen suyễn tại nhà cực hay

Ngày đăng:26/05/2025 , Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng khi bệnh chuyển biến nặng. Nắm được cách chữa hen suyễn tại nhà là cách duy nhất giúp người...
Xem chi tiết
PQA Hen Suyễn – Hỗ trợ giảm ho, cải thiện đường thở từ thảo dược Đông y

PQA Hen Suyễn – Hỗ trợ giảm ho, cải thiện đường thở từ thảo dược Đông y

Ngày đăng:04/07/2025 , Bởi:
Ho – khó thở – hen kéo dài? Đừng để mỗi hơi thở làm cản trở lối sống của bạn! Siro PQA Hen Suyễn – bí kíp thảo dược giúp bạn “phá vỡ” chuỗi ngày mệt mỏi, thở đều, ngủ sâu, cải...
Xem chi tiết
7 cách trị hen suyễn tại nhà cho bé, ba mẹ không nên bỏ qua

7 cách trị hen suyễn tại nhà cho bé, ba mẹ không nên bỏ qua

Ngày đăng:26/05/2025 , Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ bị hen phế quản (hen suyễn) sẽ có sức đề kháng yếu, thường xuyên ho, khò khè, tức ngực. Những cơn hen kịch phát có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nếu không được xử trí cấp cứu...
Xem chi tiết
Siro PQA Hen Suyễn có tốt không? Đánh giá thực tế từ người dùng

Siro PQA Hen Suyễn có tốt không? Đánh giá thực tế từ người dùng

Ngày đăng:26/05/2025 , Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Những năm gần đây, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng, các bài thuốc Đông y chữa hen phế quản ngày càng thay thế dần thuốc tây nhờ ưu điểm an toàn, lành tính với cơ thể. Tuy nhiên, chính...
Xem chi tiết
Trẻ bị hen phế quản (hen suyễn) không nên ăn gì?

Trẻ bị hen phế quản (hen suyễn) không nên ăn gì?

Ngày đăng:26/05/2025 , Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Việc quản lý chế độ ăn uống một cách khoa học và hợp lý không chỉ giúp nâng cao thể trạng mà còn hỗ trợ kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị hen phế...
Xem chi tiết
Định Suyễn Thang - Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị hen suyễn

Định Suyễn Thang - Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị hen suyễn

Ngày đăng:25/05/2025 , Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sử dụng vị thuốc Đông Y để tạo ra bài thuốc trị hen suyễn lành tính, là phương hướng điều trị được nhiều người bệnh chọn lựa. Với lợi thế về chi phí điều trị thấp cũng như tác...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail