CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cách chữa bệnh trĩ bằng ngâm lá trầu có tốt không?

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp an toàn, đơn giản nhưng lại mang tới hiệu cao vô cùng lớn. Lá trầu không là loại thảo dược tự nhiên, có thể ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có điều trị bệnh trĩ. Cùng tìm hiểu một số cách thức chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không. 

Vì sao lá trầu không có thể chữa bệnh trĩ? 

Lá trầu không là một loại dược liệu vô cùng quen thuộc trong mỗi vườn quê, cũng là vị thuốc phổ biến xuất hiện trong các bài thuốc Đông y cổ truyền. Theo dân gian, lá trầu không có tính ấm, vị cay, nồng, mùi thơm. Đây là thảo dược có công dụng trong việc điều trị viêm nhiễm, táo bón, trĩ,... Trong 100g lá trầu không chứa khoảng 2,4% tinh dầu betel phenol, đây là loại tinh dầu có tác dụng cầm máu, sát khuẩn mạnh, hỗ trợ các búi trĩ co lại. 

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng ngứa rát, giảm viêm nhiễm, đau rát hậu môn, đi đại tiện dễ dàng hơn. 

Ngoài công dụng chữa bệnh trĩ, các hoạt chất chống oxy hóa trong lá trầu không có tác dụng hỗ trợ hoạt động của đường ruột, giảm triệu chứng đau dạ dày, tiêu hóa,... 

Lá trầu không không được chỉ định ở một số đối tượng sau: Người bệnh trĩ ở giai đoạn bệnh trung bình nhẹ, người nứt hậu môn. 

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có tốt không?
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có tốt không?

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không như thế nào? 

Lá trầu không là một nguyên liệu rất phổ biến, đơn giản và dễ tìm. Bạn có thể hái những lá trầu không không quá già hoặc non để đảm bảo đủ tinh chất cho hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Cùng tìm hiểu các chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không sau đây: 

Chữa bệnh trĩ bằng cách ngâm hậu môn với lá trầu không

Bài thuốc này có thể thực hiện vào buổi tối sau khi đi vệ sinh xong, người bệnh hãy vệ sinh hậu môn bằng nước ấm. Nấu nước trầu không sau đó đợi nước còn ấm thì ngâm hậu môn vào. Lúc này, tinh chất trầu không dễ thấm vào hậu môn, giúp búi trĩ co lại. Hỗ trợ cho điều trị bệnh trĩ, ngâm nước ấm, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm đau rát, viêm nhiễm. 

Thực hiện cụ thể như sau: Dùng nắm lá trầu không, ngâm nước muối khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Cho lá trầu không đun cùng 4 lít nước, đun sôi và đợi nước bớt nóng, cho hậu môn vào ngâm tới khi nước nguội. 

Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ
Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ 

Bài thuốc đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ 

Đắp lá trầu không là cách chữa bệnh trực tiếp. Thực hiện cách này giúp vùng tổn thương do trĩ hấp thụ tinh chất lá trầu không, sát trùng, kháng khuẩn và làm búi trĩ co lại. Thực hiện đều đặn trọng vòng 1 tuần, ngày 1 lần có thể thấy được hiệu quả cao. 

Cách thực hiện: 

  • Dùng một nắm lá trầu không sau đó ngâm nước muối, rồi rửa sạch, để ráo nước 
  • Đem lá trầu không giã nát, bỏ thêm một chút muối 
  • Lọc lấy phần nước rồi chấm lên phần búi trĩ đau 
  • Phần lá lọc ra đem đắp lên xung quanh hậu môn, có thể dùng khăn cố định khoảng 20 phút 
  • Sau đó gỡ khăn, bỏ lá trầu rồi rửa sạch với nước 

Thực hiện ngày khoảng 1-2 lần, cách làm này tác động trực tiếp và có hiệu quả vô cùng nhanh chóng. 

Kết hợp lá trầu không với thảo dược chữa bệnh trĩ 

Lá trầu không kết hợp với một số loại thảo dược có thể làm tăng tác dụng giảm các triệu chứng co thắt búi trĩ, giảm chảy máu,... 

Chuẩn bị lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết mỗi loại 10g đem rửa sạch rồi giã nát. Bỏ hỗn hợp vào nồi và thêm 3 lít nước, 1 quả cau đã cắt nát đun sôi trong khoảng 10 phút rồi đổ ra chậu nhỏ. 

Dùng nước này xông hơi khoảng 20 phút tới khi nước nguội hẳn. Phần bã hỗn hợp có thể đem ra đắp quanh hậu môn trong vòng 30 phút, thực hiện ngày 1-2 lần để giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. 

Xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ 

Lá trầu không có thể dùng để xông hơi trực tiếp giúp hấp thụ tinh dầu và các tinh chất để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, đau rát hậu môn. 

Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Dùng nắm lá trầu không ngâm với muối khoảng 20 phút rồi vớt ra đun sôi cùng 2 lít nước. Đun sôi và để khoảng 10 phút thì bắc xuống bếp. Để nồi ở dưới và xông hơi hậu môn tới khi nước nguội. 

Sau đó phần nước có thể dùng để vệ sinh quanh hậu môn. 

Một số lưu ý khi thực hiện chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không 

Khi điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không, người bệnh cần lưu ý một số lưu ý sau: 

  • Kết hợp ăn uống, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất, bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất kích thích, đồ cay nóng 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày 
  • Tập luyện thể dục, cải thiện tuần hoàn máu 
  • Luôn để tâm trạng thoải mái, không lo lắng 
  • Điều trị kết hợp cùng các phương pháp khác 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc về việc dùng lá trầu không điều trị bệnh trĩ.

Bài viết liên quan:

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá vông? Có thể đã từng hoặc chưa thì bạn cũng nên đọc bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ cho những bệnh nhân bị trĩ một phương pháp chữa...
Xem chi tiết
6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ

6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có nhiều bài thuốc hay như sử dụng tỏi làm thuốc đạn hay uống rượu tỏi, bôi hậu môn,... Các cách thức dễ thực hiện và cùng đem lại hiệu quả cao trong việc giảm...
Xem chi tiết
Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có nguy hiểm không? Tác hại của trĩ

Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có nguy hiểm không? Tác hại của trĩ

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh trĩ? Bệnh trĩ có gây ung thư không là thắc mắc nhiều người gửi tới Thaythuocnam. Cùng theo bác sĩ giải đáp thắc mắc này. 
Xem chi tiết
Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là gì? Cách chăm sóc và điều trị bệnh

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là gì? Cách chăm sóc và điều trị bệnh

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý tích hợp giữa trĩ nội, trĩ ngoại, hai dạng trĩ của bệnh trĩ. So với các thể trĩ khác, trĩ hỗn hợp có mức độ nghiêm trọng và điều trị phức tạp hơn. Cùng tìm...
Xem chi tiết
3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả.

3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả.

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo quả sung chữa bệnh trĩ? Có vẻ lạ lẫm đúng không. Nhiều người cho rằng, ăn nhiều sung có thể gây táo bón, tăng triệu chứng trĩ. Cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu xem quả...
Xem chi tiết
2 cách đơn giản dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ: làm bớt đau, co búi trĩ

2 cách đơn giản dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ: làm bớt đau, co búi trĩ

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hạt gấc chữa bệnh trĩ là bài thuốc được nhiều người truyền miệng trong dân gian. Từ lâu đời, nhiều người đã biết cách sử dụng hạt gấc trong chữa các bệnh đau xương khớp, sát trùng,...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail