CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

5 Cách làm tử cung co lại sau sinh mổ nhanh nhất, an toàn

Sau khi trải qua quá trình sinh nở bằng phương pháp mổ, chị em đừng nghĩ rằng vết mổ đã liền, khô thì cơ thể khỏe hẳn. Tử cung bên trong cần phải có thời gian dài hơn mới bình phục trở lại. Làm sao để tử cung nhanh chóng hồi phục. Tham khảo ngay 5 cách làm tử cung co lại sau sinh mổ nhanh chóng, an toàn, hiệu quả dưới đây:

Trong quá trình thai nghén, tử cung chính là căn nhà để bé sinh trưởng phát triển. Theo từng giai đoạn hình thành thai nhi, tử cung sẽ giãn dần ra để tạo không gian tốt nhất cho bé. Vậy sau sinh bao lâu thì tử cung co lại bình thường? Và cách làm tử cung co lại sau sinh mổ có nhanh, hiệu quả, an toàn không? Chuyên gia PQA cùng đồng hành với chị em tháo gỡ mọi thắc mắc trên giúp chúng mình phần nào ổn định tâm lý thoải mái, tăng chất lượng sữa mẹ tốt nhất cho con.

Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại bình thường

Khoảng 1-2 ngày sau khi sinh, tử cung của bạn sẽ co lại bằng kích thước của thai kỳ 18 tuần, và kích thước của tử cung sẽ tiếp tục co lại trong vài ngày tới. Vì tử cung bắt đầu co lại sau khi sinh nên bạn có thể bị đau bụng trong vài tuần. Nếu không có gì bất thường, tử cung có thể trở lại kích thước và hình dạng ban đầu khoảng 6 tuần sau khi sinh. 

cách làm tử cung co lại sau sinh mổ
Tử cung sẽ tự phục hồi sau sinh 6 tuần

Tuy nhiên, tử cung co nhanh bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sự phục hồi của tử cung đối với người sinh thường sẽ nhanh hơn so với người sinh mổ. Vì khi mổ sẽ tác động tới nhiều tầng mô cơ quá trình phục hồi cần phải diễn ra từ từ. Ngoài ra, mẹ sinh con lần đầu tử cung hồi phục nhanh hơn mẹ sinh con thứ hai.

Trong quá trình tử cung co bóp, phần dịch còn sót lại sẽ được đưa ra ngoài cơ thể thông qua quá trình co bóp mạnh. Mức độ co thắt nhiều hay ít phụ thuộc vào số lần sinh và cơ địa của mỗi người. Trong thời kỳ hậu sản, nhịp co bóp tử cung tăng lên nhiều hơn để thúc đẩy hết sản dịch ra bên ngoài. Sản dịch đẩy ra càng nhanh, thời gian phục hồi tử cung sau sinh càng diễn ra nhanh. 

Cách làm tử cung co lại sau sinh mổ nhanh chóng

Để giúp các bà mẹ sau sinh đẩy nhanh quá trình phục hồi tử cung thì có thể tham khảo các cách đơn giản dưới đây: 

1. Nằm sấp với một chiếc gối dưới hông

Ngay trước khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng phương pháp này để tập trung vào xương chậu và cơ bụng. Nằm sấp và kê một chiếc gối dưới mông, điều này cũng sẽ giúp bình thường hóa các cơ quan vùng chậu.

cách phục hồi tử cung sau sinh khi nằm sấp
Nằm sấp với gối kê dưới hông

2. Hãy đứng dậy và tập thể dục càng nhiều càng tốt

Để giảm mệt mỏi, hãy thử tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là cách tốt nhất để phục hồi sinh lý và sức khỏe thể chất, giúp phục hồi tử cung và tiết dịch tốt hơn.

Thường 6 giờ sau khi sinh con, sản phụ có thể đi lại được. Nếu sinh mổ, bạn cần tập thể dục sau 24 giờ để tránh nằm nghỉ trên giường và gây bí tiểu. Lúc đầu, cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, tiếp đất bằng chân từ từ, sau đó đứng lên. Nếu cảm thấy chóng mặt, bạn hãy nằm trên thuyền để máu lưu thông lên não tránh bị ngất, ngã.

3. Cố gắng tập các bài tập cơ sàn chậu sau khi sinh con

Đơn giản chỉ cần ngắt dòng chảy của nước tiểu mỗi khi bạn đi tiểu để tăng cường cơ sàn chậu và ngăn ngừa sa tử cung. Đây cũng là bài tập Kegel đặc biệt tốt cho phục hồi tử cung, phòng ngừa sa tử cung sau sinh hiệu quả. 

cách làm tử cung co lại sau sinh mổ
Bài tập kegel phục hồi và phòng ngừa sa tử cung hiệu quả

4. Xoa bóp tử cung nhẹ nhàng

Đều đặn mỗi ngày hãy thực hiện xoa bóp tử cung nhẹ nhàng liên tục bằng cách sử dụng 1 bàn tay vào bụng dưới, sau đó xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn theo chiều hướng kim đồng hồ để kích thích tử cung. Cách thực hiện nay vô cùng dễ dàng và giản đơn. Đối với những mẹ bầu sinh mổ thì cần xoa bóp lực nhẹ để tránh tác động mạnh lên khu vực vết mổ. 

xoa bụng giúp tử cung co lại sau sính
Xoa bóp nhẹ nhàng để phục hồi tử cung

5. Cho con bú bằng sữa mẹ để kích thích tử cung co lại tự nhiên

Kích thích núm vú có thể giúp tử cung co bóp nhanh hơn. Trẻ bú mẹ có xu hướng kích thích phản xạ co bóp và đẩy nhanh thời gian hồi phục của tử cung. Nếu bạn không cho con bú, hãy xoa bóp vú thường xuyên để kích thích núm vú của mẹ.

cho con bú giúp tử cung co hồi nhanh hơn
Cho con bú sẽ kích thích co bóp phục hồi tử cung tốt hơn

Lưu ý sau khi sinh con, các mẹ nên tranh thủ thời gian đi khám hậu sản, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể của mẹ. Về phần tử cung, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nó có phục hồi hoàn toàn như ban đầu hay không, đồng thời sẽ tư vấn cách chăm sóc và phòng tránh sa dạ con cho mẹ.

Với các mẹ sinh thường thì việc phục hồi tử cung sẽ nhanh hơn. Cách làm tử cung co lại sau sinh thường cũng tương tự với 5 việc làm trên. Tuy nhiên thời gian để thực hiện sẽ ngắn hơn so với sinh mổ. Quan trọng hơn, chị em sau khi sinh cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh làm những việc nặng nhọc, không để tình trạng ho kéo dài, ăn nhiều chất sơ, uống nhiều nước để hạn chế tình trạng táo bón.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ 5 cách làm tử cung co lại sau sinh mổ và sinh thường các mẹ có thể tham khảo. Sau sinh cần nghỉ ngơi đầy đủ và thực hiện các bài tập sàn chậu để hạn chế tình trạng sa tử cung có thể xảy ra. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc mẹ và bé có sức khỏe thật tốt.


Bài viết tham khảo thêm:

     -->  Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không?

     -->  5 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa chị em đặc biệt chú ý

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Sa tử cung

Tìm hiểu về sản phẩm Ích khí thăng dương ngay tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Bệnh sa tử cung sau sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh sa tử cung sau sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngày đăng:15/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh sa tử cung đang trở thành một vấn đề sức khỏe đáng chú ý tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh phụ nữ thường xuyên gặp áp lực của công việc và gia đình, chế độ dinh dưỡng,...
Xem chi tiết
3+ Cách hỗ trợ điều trị sa tử cung sau sinh hiệu quả

3+ Cách hỗ trợ điều trị sa tử cung sau sinh hiệu quả

Ngày đăng:08/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sa tử cung là bệnh dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Bệnh tiến triển âm thầm nên không điều trị sớm bệnh sẽ nặng hơn kèm theo những biến chứng khó lường. Vậy đâu là cách hỗ trợ trị sa tử cung...
Xem chi tiết
Bị sa tử cung kiêng ​​gì và nên ăn gì? - Chị em cần biết

Bị sa tử cung kiêng ​​gì và nên ăn gì? - Chị em cần biết

Ngày đăng:19/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tưởng tượng cảm giác khó chịu khi 'tử cung" như đang sa ra ngoài. Đó là thực tế mà hàng triệu phụ nữ trên thế giới đang phải đối mặt với chứng sa tử cung. Nó còn âm thầm đánh cắp sự tự...
Xem chi tiết
Sa tử cung người già: nguyên nhân, hướng điều trị hiệu quả

Sa tử cung người già: nguyên nhân, hướng điều trị hiệu quả

Ngày đăng:19/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sa tử cung ở người già - vấn đề sức khỏe âm thầm nhưng dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ cao tuổi. Giống như những cơn đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa,...
Xem chi tiết
3 Quy tắc "vàng" phục hồi sa tử cung có thể bạn chưa biết

3 Quy tắc "vàng" phục hồi sa tử cung có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:19/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sa tử cung là một trong những nỗi sợ hãi của phụ nữ sau khi trải qua quá trình sinh nở. Khi bị sa tử cung người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau tức bụng dưới thường xuyên. Nếu...
Xem chi tiết
Sinh mổ có bị sa tử cung không? Chuyên gia giải đáp!

Sinh mổ có bị sa tử cung không? Chuyên gia giải đáp!

Ngày đăng:17/04/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Mang thai và sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thử thách đối với mỗi người phụ nữ. Trong đó, sinh mổ dần trở thành lựa chọn phổ biến, mang đến niềm vui chào đón thiên thần...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail