CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Những lưu ý không thể bỏ qua trong cách trị táo bón dành cho bà bầu

Mang thai là một giai đoạn đầy biến động về cảm xúc và sức khỏe đối với các bà mẹ. Ngoài những cảm giác ốm nghén, khó chịu và tâm trạng thay đổi thất thường, táo bón cũng là một vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá về táo bón vì đó chỉ là hiện tượng tạm thời trong thời kỳ mang thai. Trong bài viết này, Dược phẩm PQA sẽ chia sẻ những lưu ý quan trọng và cách hỗ trợ trị táo bón cho bà bầu hiệu quả để giúp các bà mẹ giải quyết vấn đề an toàn và hiệu quả.

Lý giải nguyên nhân bà bầu bị táo bón 

Phụ nữ mang thai được liệt kê là một đối tượng có tỷ lệ bị táo bón cao. Theo thống kê của Bộ y tế ước tính, có tới 50% mẹ bầu rơi và tình trạng táo bón khi mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu? 

  • Những thay đổi về hormone khi mang thai: Một trong các nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ khi mang thai là việc thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sớm khiến làm chậm quá trình di chuyển của phân trong ruột. Khi mang thai, cơ thể bà bầu có sự gia tăng hormone progesterol, có tác dụng ngăn các cơ co dãn tử cung, tăng cường co bóp vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu. Ruột sẽ tái hấp thụ nước cho tới khi phân được đào thải ra ngoài. Quá trình này diễn ra khiến phân cứng hơn, rắn chắc và khó đi qua hậu môn. 
Chữa táo bón cho bà bầu như thế nào?
Bà bầu bị táo bón là do thay đổi hormone  

 

  • Ít vận động: Do chịu áp lực và sức nặng của thai nhi nên càng vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu càng ít vận động. Điều này khiến hoạt động của động ruột chậm lại, có thể gây nên táo bón. 
  • Áp lực tử cung: Trong quá trình mang thai, sự phát triển của tử cung có thể gây áp lực lên ruột. Điều này khiến phân di chuyển trong ruột khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thai nhi theo từng chu kỳ phát triển sẽ chiếm phần lớn ổ bụng, chèn ép đường tiêu hóa gây khó khăn trong việc tiêu hóa. 
  • Nôn nghén, thiếu nước: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị nôn nghén, điều này có thể gây mất một lượng nước lớn cho quá trình tiêu hóa và bài tiết. Nước không đủ để cung cấp cho bài tiết, ruột tái hấp thụ nước từ phân khiến phân trở nên khô cứng và dễ bị táo bón. 
Nôn nghén thiếu nước gây táo bón
Nôn nghén thiếu nước cũng gây ra táo bón

 

  • Bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng khi mang bầu: Khi mang thai, mẹ bầu thường bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi, trong đó có canxi và sắt. Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng thừa canxi và sắt, phân sẽ bị cứng và dễ bị táo bón. Ngoài ra, bổ sung quá nhiều đạm từ thịt cá mà thiếu đi chất xơ cũng gây táo bón ở mẹ bầu. 
  • Nhịn vệ sinh: Thói quen nhịn đi vệ sinh là một nguyên nhân gây táo bón cũng như rối loạn tiêu hóa. Khi nhịn đi vệ sinh, chất thải bị ứ đọng quá lâu khiến ruột liên tục phải tái hấp thụ nước, phân khô và cứng gây táo bón. 
  • Nguyên nhân khác: Táo bón ở bà bầu có thể do bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai kỳ hoặc nhược tuyến giáp. Việc khi bị táo bón, bà bầu lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây táo bón. 

Táo bón ở bà bầu - Cảnh báo những biến chứng không thể xem thường 

Tuy táo bón xảy ra phổ biến ở mẹ bầu, có thể cải thiện sau vài tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, không thể xem thường hiện tượng này. Bạn có biết, táo bón có thể là nguyên nhân gây ra những biến chứng xấu cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi? Vậy thì đừng bỏ qua hiện tượng này.

Không chỉ ảnh hưởng tới thai nhi, táo bón còn đe dọa sức khỏe người mẹ: tăng nguy cơ bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, sa trực tràng thậm chí ung thư đại trực tràng. Những biến chứng nguy hiểm có thể gây nên những tác động xấu cho sức khỏe thậm chí tử vong. 

Táo bón gây ảnh hưởng tới thai nhi không?

Táo bón gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu 

 

Những dấu hiệu khi phụ nữ mang thai bị táo bón: 

  • Đau tức bụng, đầy hơi do rối loạn tiêu hóa 
  • Đi đại tiện khó khăn, phải cố rặn, thi thoảng phân có lẫn máu hoặc lẫn máu ở giấy vệ sinh 
  • Táo bón ở bà bầu có thể đi kèm với buồn nôn, chán ăn 
  • Tâm lý thường bị khó chịu, cáu gắt, căng thẳng

>> Xem ngay: Bà bầu bị táo bón ra máu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không? 

Táo bón gây nên phản xạ phải cố rặn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, khi đang mang thai, bà bầu không nên rặn bởi khi rặn, tử cung dễ bị co thắt dễ dẫn tới biến chứng sảy thai hoặc sinh non. 

Thêm nữa, việc rặn khi đi đại tiện sẽ khiến rách nứt hậu môn, gây viêm nhiễm, lâu ngày có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hậu môn, bệnh trĩ và ung thư đại tràng. 

Tuy nhiên, không nên vì thế mà nhịn đi vệ sinh bởi có thể khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo một số mẹo để đi ngoài dễ dàng hơn, các chất thải được đào thải ra ngoài và giảm tình trạng táo bón. 

Bật mí cách hỗ trợ trị táo bón cho bà bầu vô cùng đơn giản 

Táo bón chẳng hề khó điều trị như các mẹ thường lo lắng. Nhiều bà mẹ thử đủ mọi cách chữa bệnh mà không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bật bí về cách đẩy lùi táo bón, đó lại là những mẹo vô cùng đơn giản hằng ngày. Cách trị táo bón nhanh nhất cho bà bầu như thế nào? 

1. Nước - Nguồn bổ sung không thể thiếu 

Mẹ bầu khi mang thai thường rơi vào tình trạng thiếu nước do thai nghén. Sự phát triển của thai nhi cũng gây áp lực lên vùng chậu khiến mẹ phải đi vệ sinh nhiều lần hơn do đó có thể gây thiếu nước. 

Hằng ngày, mẹ vẫn nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho quá trình bài tiết cũng như thanh lọc cơ thể, đào thải chất cạn bã trong cơ thể. Mỗi sáng thức dậy, trước khi đi vệ sinh, mẹ bầu nên uống một cốc nước lọc hoặc có thể bổ sung thêm một chút mật ong, sữa tươi nóng cả trước khi đi ngủ phát huy tác dụng nhuận tràng hiệu quả. 

Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể bổ sung nước từ các loại sinh tố hoa quả, nước ép, nước canh, súp, cháo,... 

Bổ sung nước cải thiện táo bón cho bà bầu
Bổ sung nước cải thiện táo bón cho bà bầu

 

2. Một chế độ ăn giàu chất xơ 

Trong thời kỳ mang thai, để đảm bảo sự phát triển của thai nhi, mẹ thường xuyên phải bổ sung những dưỡng chất bổ dưỡng. Theo khuyến nghị, mỗi ngày mỗi người cần bổ sung 28 - 34g chất xơ mỗi ngày. 

Chất xơ sẵn có trong các loại rau củ quả, hạt ngũ cốc. Bạn nên bổ sung các rau xanh như súp lơ xanh, bông cải xanh, rau bina, rau cải,... Các loại quả chứa nhiều chất xơ như mận, táo, lê, kiwi,... 

Bổ sung chất xơ cho phụ nữ mang thai bị táo bón
Bổ sung chất xơ cho phụ nữ mang thai bị táo bón

 

Chất xơ có tác dụng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Chất xơ ngoài cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể còn có công dụng làm tăng khối lượng phân, quá trình đi ngoài nhờ đó dễ dàng và phân đào thải dễ dàng hơn.


>>Xem ngay: Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì?


3. Men vi sinh cải thiện tiêu hóa cho đường ruột 

Probiotic là một loại men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Probiotic hỗ trợ các vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Các vi khuẩn này có tác dụng rất lớn trong điều hòa tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện chứng táo bón. Probiotic là men vi sinh trị táo bón hiệu quả cho bà bầu. 

4. Vận động nhẹ nhàng 

Phụ nữ mang thai thường ít vận động bởi giữ gìn sự an toàn cho thai nhi cũng như thai nhi ngày càng phát triển, gây sức nặng cho cơ thể. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ có thể giúp hoạt động đường ruột trơn tru hơn, phân di chuyển trong ruột dễ dàng hơn. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Tình trạng phân tồn đọng lâu ngày có thể gây nên táo bón. Đi vệ sinh đúng giờ tạo thói quen hoạt động đều đặn của đường ruột, không gây trì trệ hay táo bón. 

Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng để cải thiện táo bón
Chữa táo bón cho bà bầu bằng cách vận động nhẹ nhàng

 

5. Massage vùng bụng

Massage là một phương pháp giúp cải thiện táo bón ở bà bầu đơn giản mà cũng hiệu quả. Dùng lực bàn tay và ngón tay massage nhẹ vùng bụng để điều hòa hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 

Massage còn giúp bà bầu thư giãn, cải thiện sự khó chịu, căng tức khi mang bầu. Tuy nhiên, phương pháp này này cần sử dụng nhẹ nhàng và đúng cách, tránh những tổn thương với mẹ bầu. 

6. Các loại trà vừa làm đẹp, vừa kích thích tiêu hóa 

Thức uống là nguồn dinh dường cũng là một cách để cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Một số loại trà có công dụng điều trị táo bón như: 

  • Trà bồ công anh: Đây là loại trà có công năng tuyệt vời trong việc kích thích gan tiết mật, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn. Cũng như các loại thức uống khác, trà cung cấp nước cho quá trình bài tiết ở ruột tốt hơn. 
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc được sử dụng hằng ngày như một thức uống với khả năng làm đẹp, thư giãn, thanh lọc cơ thể rất tốt. Trong trà hoa cúc cũng có chứa tinh chất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể uống trà hoa cúc hằng ngày, buổi sáng ngủ dậy hoặc sau bữa ăn, trước khi đi ngủ để cải thiện táo bón. 

7. Mẹ đã biết cách dùng dầu dừa như một vị thuốc? 

Dầu dừa nổi tiếng là một nguyên liệu với nhiều công dụng làm đẹp như làm đẹp da, tóc. Ít ai biết được một công dụng nữa của dầu dừa trong điều trị táo bón. Acid béo trong dầu dừa sẽ giúp kích thích đường ruột. 

Cách chữa táo bón cho bà bầu
Sử dụng dầu dừa cải thiện táo bón cho mẹ bầu

 

Điều này giúp làm mềm phân, tăng trao đổi chất cũng như đẩy phân ra ngoài dễ hơn. Dầu dừa cũng giống như mật ong, trở thành chất bôi trơn hiệu quả. 

Dầu dừa có thể sử dụng bằng cách trộn cùng salad hoặc các món ăn khác hoặc nước ấm để uống. Sử dụng hằng ngày để đạt được hiệu quả cải thiện táo bón nhanh nhất. 

8. Tránh các thực phẩm khiến táo bón thêm nặng 

Táo bón có thể trở nên nghiêm trọng nếu sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên rán, dầu mỡ,... Bên cạnh đó, việc bổ sung các khoáng chất như canxi và sắt cần phù hợp với cơ thể của từng bà bầu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho mình loại thực phẩm cũng như vitamin khoáng chất phù hợp với cơ thể. 

9. Có nên sử dụng thuốc nhuận tràng cho mẹ mang thai? 

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón ở phụ nữ mang thai là tình trạng tạm thời ngắn hạn. Tuy nhiên, đối với các tình trạng táo bón lâu ngày, nghiêm trọng, mẹ bầu cần tới sự hỗ trợ của thuốc nhuận tràng. 

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, phụ nữ sau sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc cũng như tần suất, liều lượng sử dụng. 

Thuốc nhuận tràng có một số tác dụng phụ như gây mất cân bằng điện giải hoặc chất lỏng ở một số người. Tác động này có thể gây nên những bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận,... Sử dụng thuốc nhuận tràng có thể khiến ruột bị động trong việc đẩy phân qua ruột. 

Ngoài ra, phụ nữ mang bầu có thể sử dụng một số loại thuốc tạo khối. Thuốc tạo khối hoạt động như chất xơ, có tác dụng giúp hấp thụ nhiều nước, khiến phân nở ra, tăng khối lượng phân, mềm hơn và dễ dàng đào thải ra ngoài. Một số loại thuốc tạo khối như psyllium, methylcellulose và polycarbophil.

Kết bài

Một số cách hỗ trợ trị táo bón cho bà bầu vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Mẹ bầu cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt để cải thiện các triệu chứng của táo bón, tránh gây táo bón lâu ngày, kinh niên để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

>> Xem thêm: Bà bầu bị táo bón có được dùng thụt không?

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh táo bón

Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, thường lo âu, buồn bực. Táo bón kéo dài dễ biến chứng thành bệnh trĩ, bệnh sa trực tràng,...Đâu là phương pháp hỗ trợ trị táo bón cấp...
Xem chi tiết
7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

Ngày đăng:30/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Quá trình mang thai và sinh nở có thể tạo ra những thách thức lớn cho hệ tiêu hóa của phụ nữ sau khi sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện và mang lại sự khó chịu, gây street...
Xem chi tiết
Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sử dụng thuốc trị táo bón được xem là giải pháp giúp người bệnh có thể đi ngoài ngay lập tức. Nếu bạn đang tìm kiếm loại thuốc táo bón tốt nhất hiện nay,lại an toàn sức khỏe, Dược...
Xem chi tiết
Nhuận Tràng PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Nhuận Tràng PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Ngày đăng:26/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón không phải là 1 căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, tình trạng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho...
Xem chi tiết
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì? Sữa mẹ rất dễ cho trẻ tiêu hóa, trên thực tế nó được coi là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên dành cho trẻ. Vì vậy trẻ sơ sinh rất...
Xem chi tiết
[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế tối đa các tác động xấu tới cơ thể. Hãy loại bỏ ngay 5 thói quen đi vệ sinh xấu gây bất lợi cho sức khỏe dưới đây....
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail