CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Mẹ bầu lưu ý: Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Thụt hậu môn giúp kích thích động ruột, kích thích quá trình đại tiện nhanh chóng, giúp người táo bón dễ chịu và thoải mái ngay lập tức. Tuy nhiên, nhiều bà bầu bị táo bón thường băn khoăn việc thụt hậu môn có ảnh hưởng nguy hiểm tới thai nhi không? Giải đáp thắc mắc bà bầu bị táo bón có được dùng được thuốc thụt không? Dược phẩm PQA sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các mẹ. 

Táo bón khi mang thai - Ám ảnh của mỗi mẹ bầu 

Thống kê cho biết có tới 50% phụ nữ bị táo bón trong giai đoạn thai kỳ. Đây là vấn đề khá phổ biến tuy không gây ra nguy hiểm lớn gì nhưng lại khiến cho bà bầu khó chịu mệt mỏi. Nếu hiện tượng này kéo dài, táo bón có thể gây biến chứng thậm chí nguy hiểm cho mẹ mang thai. 

Khi mang thai phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh táo bón do hormone thai kỳ gây giãn và giảm hoạt động của nhu động ruột. Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm tăng áp lực lên xương chậu, gây xung huyết làm cho tình trạng táo bón của mẹ gia tăng. Nếu mang trạng thái mệt mỏi, ít vận động cũng dễ bị táo bón.

Mẹ bầu bị táo bón có những triệu chứng như căng thẳng trong thời gian đi đại tiện, phân cứng và khô, cảm giác tắc nghe hoặc cản trở  gây ra cảm giác không trọn vẹn, đi ít hơn 3 lần một tuần. Khi bị táo bón những triệu chứng này kéo dài ít nhất là 12 tuần.

>>Xem ngay: Cách chữa táo bón cho bà bầu

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Được Dùng Thuốc Thụt

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Được Dùng Thuốc Thụt

Vậy bà bầu bị táo bón có nên dùng thuốc thụt không?

Thuốc thụt hậu môn là thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel, đóng các tuýp thuốc nhựa có đầu chuyên dụng để tiện bơm thuốc sâu vào trực tràng. Thuốc thụt bôi trơn ống hậu môn, kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. 

Sử dụng thuốc thụt là phương pháp tháo gỡ vấn đề táo bón hiệu quả và nhanh nhưng đây không phải là sự lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai nhất là với những bà bầu chưa có sự đồng ý của bác sĩ càng không được sử dụng. Thuốc thụt hậu môn không được khuyến khích sử dụng vì trong thuốc thụt có một số chất gây hại cho thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu sử dụng thuốc thụt sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn đối với phụ nữ ba tháng cuối việc sử dụng thuốc thụt sẽ gây ra các cơn co thắt dẫn tới chuyển dạ sớm. Nhưng nếu đi kiểm tra thăm khám và có sự đồng ý của bác sĩ bà bầu vẫn có thể sử dụng.

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Được Dùng Thuốc Thụt

Thuốc thụt hậu môn không được khuyến khích sử dụng cho bà bầu

Bà bầu bị táo bón sử dụng thuốc thụt là việc không an toàn nên nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định cho bà bầu sử dụng một số cách thụt hậu môn như: 

  • Dầu khoáng giúp cho ruột hấp thu nước từ từ, giúp phân mềm ra và dễ dàng thải ra ngoài.
  • Thuốc thụt lợi khuẩn có khả năng cân bằng vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu 
  • Thuốc thụt cà phê là cách làm sạch ruột, thải độc gan nhưng vẫn cần ý kiến của bác sĩ bởi vì caffeine là chất kích thích
  • Thuốc thụt microlax có tác dụng nhanh chóng, ngay sau 30 phút sau khi sử dụng. 

>> Tham khảo cách chữa: Bấm huyệt chữa táo bón an toàn và hiệu quả cho bà bầu

Trước khi sinh, bà bầu có cần thụt hậu môn không? 

Trong quá trình sinh nở, táo bón có thể gây cản trở cho bà bầu bởi mẹ bầu cần phải rặn. Theo nhiều chuyên gia, thụt hậu môn trước sinh sẽ giúp bà bầu đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh nhiễm trùng cho mẹ và bé. Điều này còn giảm thời gian chuyển da, giảm đau đớn cho mẹ bầu. 

Việc thụt hậu môn trước khi sinh đảm bảo vệ sinh và an toàn cho quá trình sinh nở. Bác sĩ khuyên rằng, mẹ nên thụt hậu môn ngay trước khi tới bệnh viện để phòng ngừa thời gian chuyển dạ. 

Bên cạnh đó, trong quá trình thụt hậu môn, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Lưu ý thực hiện thụt hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thụt hậu môn không đúng cách vào 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn tới tình trạng sảy thai, ở 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. 
  • Sử dụng thuốc thụt có thể cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ mang thai cũng không nên lạm dụng loại thuốc này. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Ngoài việc sử dụng thuốc bà bầu nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, sữa chua, uống đầy đủ nước  2 - 3 lít nước mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, hạn chế giảm liều lượng uống sắt, có thể sử dụng các phương pháp bấm huyệt.

Táo bón kéo dài khiến cho bà bầu cảm thấy khó chịu nặng hơn có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng. Tuy vậy nhưng các mẹ bầu bị táo bón không nên tự ý sử dụng thuốc thụt nếu không có sự chỉ dẫn cho phép của bác sĩ. Nên thay đổi chế độ ăn cho bà bầu và luyện tập để có sức khỏe phòng bệnh táo bón. 

Việc sử dụng thuốc thụt khi bà bầu bị táo bón cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Thuốc thụt có thể giúp giảm ngay triệu chứng táo bón, nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây kích ứng và làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bà bầu nên ưu tiên các phương pháp tự nhiên như tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, uống đủ nước, và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Nếu tình trạng táo bón kéo dài và nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

>> Xem ngay: Bà bầu bị táo bón ra máu phải làm sao để cải thiện?

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bệnh táo bón

Tìm hiểu về sản phẩm PQA Nhuận Tràng tại đây!

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Top 5 cách hỗ trợ trị táo bón cấp tốc cho người lớn tại nhà

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, thường lo âu, buồn bực. Táo bón kéo dài dễ biến chứng thành bệnh trĩ, bệnh sa trực tràng,...Đâu là phương pháp hỗ trợ trị táo bón cấp...
Xem chi tiết
7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

7 Cách hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

Ngày đăng:30/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Quá trình mang thai và sinh nở có thể tạo ra những thách thức lớn cho hệ tiêu hóa của phụ nữ sau khi sinh. Đặc biệt, tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện và mang lại sự khó chịu, gây street...
Xem chi tiết
Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Top 7+ thuốc hỗ trợ trị táo bón tốt và nhanh nhạy hiện nay

Ngày đăng:16/05/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Sử dụng thuốc trị táo bón được xem là giải pháp giúp người bệnh có thể đi ngoài ngay lập tức. Nếu bạn đang tìm kiếm loại thuốc táo bón tốt nhất hiện nay,lại an toàn sức khỏe, Dược...
Xem chi tiết
Nhuận Tràng PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Nhuận Tràng PQA mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Ngày đăng:26/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Táo bón không phải là 1 căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, tình trạng táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho...
Xem chi tiết
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì?

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón thì nên uống sữa gì? Sữa mẹ rất dễ cho trẻ tiêu hóa, trên thực tế nó được coi là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên dành cho trẻ. Vì vậy trẻ sơ sinh rất...
Xem chi tiết
[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

[Cảnh báo] 5 thói quen đi vệ sinh cần bỏ ngay!

Ngày đăng:02/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế tối đa các tác động xấu tới cơ thể. Hãy loại bỏ ngay 5 thói quen đi vệ sinh xấu gây bất lợi cho sức khỏe dưới đây....
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail