CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson chi tiết nhất

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Bệnh Parkinson là căn bệnh cần phải chữa trị dài lâu kết hợp với chế độ chăm sóc, chế độ sinh hoạt hợp lý mới tăng hiệu quả phục hồi. Dưới đây là cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Parkinson để giúp người bệnh vượt qua những khó khăn trong sinh hoạt. Hãy cùng Dược phẩm PQA ghi nhớ nhé. 

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân parkinson

Đối với người bệnh parkinson, chế độ dinh dưỡng rất cần thiết để tăng cường phục hồi. Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị parkinson, gia đình cần xây dựng chi tiết chế độ dinh dưỡng và thực đơn đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt, gia đình cần biết người bệnh parkinson nên ăn gì và không nên ăn gì như sau: 

  • Bệnh nhân cần được ăn đủ chất, thức ăn dễ tiêu, nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước tránh táo bón ngăn ngừa các bệnh đường ruột. Luôn luôn bổ sung chất xơ như rau, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi,...
  • Cần hạn chế cho người bệnh sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, thực phẩm nhiều đường, muối. Không cho người bệnh ăn các đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tiêu,...
  • Nên điều chỉnh cân bằng 4 nhóm thực phẩm thiết yếu và chia tỷ lệ giữa các nhóm thực phẩm như sau: 2-3 phần thịt, 4-5 phần rau và hoa quả, 2-3 phần sữa và ít nhất là 6 phần ngũ cốc. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật, Cholesterol và nhiều Protein.
  • Thực hiện chế độ thực đơn linh hoạt đều đặn sẽ giúp cho người bệnh bổ sung được dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời cũng kích thích người bị Parkinson cảm thấy hứng thú trong các bữa ăn.
người bị parkinson nên ăn nhiều rau xanh
Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn thường nhật của người bệnh Parkinson 

2. Tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho người bệnh

Khi mắc parkinson, người bệnh sẽ bị suy giảm chức năng vận động, lâu dài dễ bị vấp ngã, nên những người thân cần phải chú ý hơn về môi trường sống của người bệnh. Người nhà nên xây dựng không gian lý tưởng để người bệnh sinh hoạt như: 

  • Dùng thảm trải sàn để giảm nguy cơ trơn trượt, hạn chế va vấp. Ngoài ra có thể thay thế gạch đá hoa thông thường bằng gạch chống trơn hay lát sàn gỗ
  • Chú ý hệ thống đèn và dây điện: đảm bảo các công tắc nằm trong tầm với và thuận tiện với người bệnh. Hãy cố định các loại dây điện tránh nguy cơ bị rơi hay làm người bệnh té ngã.
  • Sắp xếp đồ đạc gọn gàng hợp lý để người bệnh có thể di chuyển thuận lợi và bạn nên sắm thêm một vài thiết bị hỗ trợ có thể giúp người bệnh di chuyển dễ dàng. 
  • Hạn chế trang trí trong nhà những đồ trang trí như bình hoa lớn, tượng,... ở lối đi chính. 
  • Phòng ngủ nên thiết kế thêm các thanh chắn hoặc tay cầm an toàn cạnh khung giường để hỗ trợ bệnh nhân di chuyển. 
  • Khu vực phòng ăn cần bố trí đồ dùng trong tầm với của người bệnh
  • Phòng tắm được đánh giá là nơi nguy hiểm có khả năng khiến người bệnh parkinson bị trượt ngã. Vì vậy đối với gia đình có người bệnh parkinson cần chú ý đảm bảo an toàn bằng việc lắp đặt các thanh vịn cạnh bồn rửa mặt, bồn tắm hay bồn cầu.

3. Hỗ trợ người bệnh tập luyện, vận động phù hợp

Người bệnh Parkinson nên tập luyện và vận động hằng ngày. Các hoạt động thường xuyên sẽ làm hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn, luyện tập thường xuyên song song với việc dùng thuốc sẽ giúp tăng sự linh hoạt cho hệ cơ của người bệnh.

Người chăm sóc cần thường xuyên động viên người bệnh vận động cho dù vận động tương đối khó khăn cũng cần phải thực hiện để khớp xương linh hoạt. Không vận động, chỉ nằm/ngồi một chỗ sẽ khiến cho cơ thể “trì trệ”. Các mạch máu cũng khó lưu thông và không có được sự phục hồi nhanh. 

Các bài tập vận động phù hợp với người bệnh parkinson

  • Đi bộ và xoay người: Đi theo đường thẳng, bước từng bước dài và dạng tách hai chân để giữ thăng bằng tốt hơn, đong đưa hai tay đều đặn, khi cần xoay lại hãy đi thành đường cung tròn.
  • Tập “đi” khi đang ngồi: Ngồi trên ghế có lưng tựa, lần lượt nhấc đầu gối phải và trái lên cao như khi đang đi bộ. Lặp lại động tác này 10 lần.
  • Ngồi lên khỏi giường khi đang nằm: Xoay người nằm nghiêng và co hai đầu gối lại. Đầu tiên, di chuyển chân ra khỏi giường, sau đó chống tay ngồi dậy trên giường.
  • Kéo vai: Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, hai tay đặt trước và khuỷu tay khép vào nhau. Mở rộng cánh tay của bạn sang hai bên hết mức có thể, đưa hai bả vai lại gần nhau hơn. Đưa tay trở lại vị trí ban đầu trước mặt bạn. Lặp lại động tác này 10 lần.
  • Đứng lên và ngồi xuống: Hãy chọn một chiếc ghế tựa có tay vịn và ghế ngồi chắc chắn. Khi muốn đứng dậy, bạn phải rướn người về phía trước và dùng tay vịn vào thành ghế để đẩy người lên. Khi muốn ngồi, bạn dựa lưng vào ghế, nghiêng người về phía trước rồi từ từ ngồi xuống, hai tay chống vào tay cầm của ghế.
  • Bài tập vặn mình: Ngồi trên ghế, đặt hai tay lên vai, xoay thân trên từ phải sang trái và ngược lại. Làm điều đó càng sớm càng tốt. Lặp lại động tác này 10 lần

> Xem thêm: Bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh parkinson

Bạn có thể tìm hiểu và ghi chép lại các hoạt động mà người bệnh Parkinson thực hiện mỗi ngày. Khuyến khích người bệnh phối kết hợp với phác đồ của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn. Những ghi chép này cũng sẽ giúp cho các bác sĩ đánh giá được hiệu quả và có định hướng điều chỉnh phác đồ phù hợp.

động viên tinh thần cho người điều trị parkinson
Động viên tinh thần giúp người bệnh Parkinson thoải mái hơn

Khi mắc Parkinson người bệnh sẽ rơi vào trạng thái tự ti vì không thể tự mình kiểm soát mọi hành động. Để tránh người bệnh rơi vào triệu chứng u uất, bạn cần phải thường xuyên tiếp xúc, nói chuyện, chia sẻ, động viên để phục hồi tâm lý cho người bệnh. Thái độ tích cực của người thân khi chăm sóc người bệnh sẽ giúp cho bản thân người bệnh cảm thấy tự tin hơn, hòa nhập lại với xã hội.

Đặc biệt, người bệnh parkinson nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nhằm rút ngắn thời gian chữa bệnh với tác động sâu bên trong và tăng hiệu quả phục hồi một cách tốt nhất. Để làm được điều này, không có dòng sản phẩm nào tốt hơn sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết của Dược phẩm PQA

4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Parkinson

PQA Thư Can Dưỡng Huyết được nghiên cứu phát triển từ bài thuốc cổ phương “Nhu Can Dưỡng Huyết Thang” (Theo Thiên gia diệu phương, trang 770). Sản phẩm có công dụng hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết; hỗ trợ điều trị Parkinson, hỗ trợ giảm các triệu chứng như run rẩy chân tay, cứng cơ, cứng khớp. 

bài thuốc nhu can dưỡng huyết
PQA Thư Can Dưỡng Huyết sở hữu tinh hoa bài thuốc Nhu Can Dưỡng Huyết Thang

Cái hay của sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết chính là tác động sâu từ gốc căn nguyên gây bệnh là do Can huyết và Thận âm bị suy yếu (Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Tỳ và thận bị hư không vận hóa được thuỷ dịch trong cơ thể, thuỷ dịch hóa thành thấp, tụ lại thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trong kinh mạch hóa thành nhiệt, khiến cho phong quấy động gây nên run).

Nên khi sử dụng sản phẩm, người bệnh sẽ cảm nhận rõ hiệu quả theo từng giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn đầu: HÓA GIẢI ĐÀM THẤP, HÀN KHÍ tích tụ trong cơ thể, thanh nhiệt cơ thể. Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ thấy tình trạng run tay chân tiến triển nặng hơn so với trước khi sử dụng thuốc. Bởi đây là giai đoạn công thuốc, thúc đẩy hoạt huyết ứ đọng được lưu thông. Kết thúc giai đoạn thải độc này cơ thể sẽ trở nên nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái hơn. 
  • Giai đoạn 2: An thần, bổ can thận, giảm đau đầu, KHÍ HUYẾT LƯU THÔNG đưa máu tới hệ thần kinh và các khớp. Trong giai đoạn này, người bệnh đã có thể làm chủ được vận động của cơ thể, tình trạng run tay chân, co cứng cơ được cải thiện. Có thể ăn ngon, tiêu hóa tốt tinh thần tốt hơn.
  • Giai đoạn 3: PHỤC HỒI chức năng vận động, nuôi dưỡng hệ thần kinh giảm suy nhược cơ thể. Đây là giai đoạn phục hồi nên sức khỏe người bệnh sẽ cải thiện rõ rệt, tinh thần minh mẫn, các khớp, các cơ không còn co cứng và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. 
pqa thư can dưỡng huyết
PQA Thư Can Dưỡng Huyết hỗ trợ tăng cường hiệu quả phục hồi run tay chân, căng cứng cơ khớp

Hiệu quả của sản phẩm có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý và mức độ tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Tùy vào tình trạng bệnh, Dược sĩ PQA sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Đồng thời, xuyên suốt thời gian người bệnh sử dụng sản phẩm, dược sĩ sẽ đồng hành, thường xuyên gọi điện, chăm sóc, căn chỉnh liều dùng để người bệnh đạt kết quả tốt nhất.

> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách "xử lý" bệnh Parkinson chỉ sau một liệu trình

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson là hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực của cả người bệnh, gia đình và đội ngũ y tế. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp cho người thân của mình. Nếu bạn cần tư vấn về cách chữa bệnh Parkinson bằng đông y hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 0818 288 717, Dược sĩ PQA sẽ tư vấn cho bạn.

Chúc bạn và người thân nhiều sức khỏe!

Tìm hiểu cả ngày không bằng nghe tư vấn 10 phút từ dược sĩ PQA - Tư vấn miễn phí

chat với dược sĩ pqa

Chat trực tiếp với Dược Sĩ PQA qua Zalo - Gọi điện theo tổng đài: 0818.288.717

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn ngay tại đây!

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Các nhóm thuốc điều trị Parkinson và những lưu ý khi sử dụng

Các nhóm thuốc điều trị Parkinson và những lưu ý khi sử dụng

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Parkinson là một loại bệnh lý liên quan tới sự suy thoái của hệ thần kinh. Parkinson không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên các phương pháp sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật có...
Xem chi tiết
5 cách hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay

5 cách hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất hiện nay

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh Parkinson được biết tới là bệnh thoái hóa thần kinh với các dấu hiệu đặc trưng là run, cứng đờ, vận động chậm chạp. Đây là căn bệnh liên quan tới hệ thần kinh nên chữa bệnh Parkinson...
Xem chi tiết
Chi phí phẫu thuật bệnh parkinson có đắt không? Lưu ý điều gì?

Chi phí phẫu thuật bệnh parkinson có đắt không? Lưu ý điều gì?

Ngày đăng:15/08/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Phác đồ điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Nhưng nếu như người bệnh không đáp ứng với thuốc thì sẽ được chỉ định chuyển sang phương án...
Xem chi tiết
Bệnh parkinson giai đoạn cuối: Cách kiểm soát và cải thiện bệnh hiệu quả

Bệnh parkinson giai đoạn cuối: Cách kiểm soát và cải thiện bệnh hiệu quả

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Parkinson là căn bệnh có tiến triển giữa các giai đoạn rất nhanh. Bệnh nhân khi rơi vào giai đoạn cuối vô cùng hoang mang và lo lắng.Vậy liệu bệnh Parkinson giai đoạn cuối liệu có chữa được không?...
Xem chi tiết
Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán bệnh

Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán bệnh

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Parkinson là hội chứng thoái hóa của hệ thần kinh khiến cho cơ thể không thể tự làm chủ các vận động của mình dẫn tới liên tục run rẩy, cứng khớp các chi, mất thăng bằng,...Nắm được nguyên...
Xem chi tiết
5 loại thuốc mới điều trị bệnh Parkinson: Hiệu quả ra sao?

5 loại thuốc mới điều trị bệnh Parkinson: Hiệu quả ra sao?

Ngày đăng:17/07/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh Parkinson cần phải sử dụng thuốc liên tục để kiểm soát tiến triển của bệnh. Thế nhưng sau khi sử dụng thuốc từ 3 - 5 năm các nhóm thuốc điều trị Parkinson thông thường sẽ giảm tác...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail