Khi bị sa tử cung ở mức độ nhẹ, nhiều chị em thường không nhận ra rõ ràng về bệnh. Điều này có thể khiến họ không nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của sa tử cung. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển biến nặng hơn, nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Có nhiều chị em còn băn khoăn liệu "sa tử cung có nguy hiểm không?". Đừng bỏ qua "4 biến chứng nguy hiểm của sa tử cung" dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Sa tử cung là bệnh thường gặp ở những phụ nữ sau sinh hoặc những phụ nữ tiền mãn kinh đã trải qua quá trình sinh nở nhiều lần. Dưới tác động của nhiều lần sinh nở, các cơ chằng tử cung bị ảnh hưởng, dần dần tử cung bị sa xuống. Tuy sa tử cung chưa gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Sa tử cung được chia thành 3 cấp độ:
Sa tử cung ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện cụ thể nên người bệnh khó phát hiện ra bệnh. Chỉ đến khi bệnh trở nặng hơn với các biểu hiện, triệu chứng sa tử cung cụ thể mới biết bệnh. Tuy bệnh này không ngay lập tức tước đi mạng sống của người bệnh thế nhưng về lâu về dài bệnh từ nhẹ chuyển nặng sẽ kèm theo các biến chứng khác. Sa dạ con có nguy hiểm không? chắc chắn có nhiều chị em đang cùng đặt câu hỏi trên. Mời bạn đọc tiếp
Nhiều người thường lo ngại, lo sợ đi khám phụ khoa nên để bệnh sa tử cung tiến triển nặng hơn từ đó dẫn tới mức độ nguy hiểm của sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh.
Những người bị sa tử cung cấp độ 3 thì rất dễ bị loét âm đạo. Bởi khi này tử cung đã bị sa xuống tận cửa mình, khi người bệnh di chuyển thì phần sa đó sẽ có sự ma sát với quần áo. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển từ đó dễ dàng tạo hiện tượng loét âm đạo.
Biến chứng của sa tử cung nguy hiểm nhất chính là sa cơ quan khác vùng xương chậu. Đây là hiện tượng tụt của các cơ quan vùng xương chậu như bàng quang, trực tràng do tác động sa tụt của tử cung.
Sa thành âm đạo trước với túi bàng quang kéo dài, bàng quang lồi ra phía trước đè chèn lên âm đạo sẽ dẫn tới tình trạng khó khăn trong việc đi tiểu. Về lâu về dài điều này sẽ gây nên nhiễm trùng đường nước tiểu không hề mong muốn. Còn những người bị sa trực tràng thì lại dẫn tới việc đi tiêu gặp nhiều khó khăn.
Những người có sức đề kháng kém, khi bị cọ xát dẫn tới viêm loét, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm diện rộng. Bao gồm viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,...nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và có thể dẫn tới tử vong.
Những người bị sa tử cung nặng, khối sa bị viêm loét, hoại tử,...thì việc cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn phần là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ tính mạng cho người bệnh. Khi tử cung bị cắt bỏ thì đồng nghĩa với việc người bệnh không còn khả năng mang thai nữa.
Biến chứng của sa tử cung rất nguy hiểm nên người bệnh cần phải rất lưu tâm khi thấy cơ thể mình có điều bất thường. Nếu để bệnh diễn biến nặng mới bắt đầu thăm khám và tìm cách chữa sa tử cung dự phòng thì điều này là vô nghĩa. Do đó, ngay từ trước và sau quá trình mang thai phụ nữ cần phải phòng bệnh sa tử cung một cách thận trọng.
Chat trực tiếp với chuyên gia ngay tại đây để được tư vấn tốt nhất!
Bạn có thể thực hiện phòng ngừa hoặc kiểm soát tiến triển của bệnh khi ở giai đoạn đầu một cách dễ dàng ngay tại nhà:
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, tử cung và dây chằng tử cung bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, ngay sau khi sinh nở thai phụ cần phải nằm nghỉ ngơi, tránh mang vác nặng cũng như vận động mạnh. Từ việc nghỉ ngơi điều độ này, hệ thống dây chằng tử cung sẽ có thời gian phục hồi, điều này sẽ kiểm soát tối đa tình trạng sa tử cung sau sinh.
Bên cạnh việc nghỉ ngơi điều dưỡng, ăn uống hợp lý, chị em cũng nên thực hiện các bài tập co bóp tử cung, co bóp vùng xương chậu để hỗ trợ khả năng phục hồi của dây chằng tử cung hiệu quả nhất. Có thể áp dụng ngay các bài tập Kegel và duy trì tập hàng ngày để đem lại nhiều lợi ích tốt nhất cho các bà bầu sau sinh.
Rất nhiều phụ nữ sau sinh thường không để ý đến việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp dẫn tới tình trạng táo bón sau sinh. Tình trạng này kéo dài khiến các mẹ luôn thấy nặng tức bụng, dùng hơi rặn khi đi đại tiện, dẫn tới sa tử cung. Nên khi thai phụ có dấu hiệu táo bón, không được sử dụng quá nhiều sức để rặn khi đi vệ sinh. Thay vào đó hãy tìm cách khắc phục tình trạng táo bón an toàn, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc sử dụng các món ăn nhuận tràng để thúc đẩy cải thiện tình trạng táo bón.
Đội ngũ chuyên gia luôn ở đây và sẵn sàng tư vấn giúp bạn - Tư vấn miễn phí!
Đội ngũ dược sĩ chụp ảnh trước nhà máy sản xuất thuốc đông y đạt chuẩn GPM-WHO
Trung tâm bán thuốc chính hãng dược phẩm PQA
Qua bài viết này, chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi "sa tử cung có nguy hiểm không? và 4 biến chứng nguy hiểm của sa tử cung". Lời khuyên cho chị em, nên đi thăm khám định kỳ 6 tháng để sớm phát hiện bệnh, đặc biệt với chị em ngoài 40 tuổi. Nên sinh nở trong độ tuổi phù hợp (22-29 tuổi) để ngăn ngừa cũng như thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ hôm nay để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu sa tử cung nào hãy liên hệ ngay với chuyên gia PQA qua tổng đài 0818.288.717 để được tư vấn tốt nhất.