CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bệnh đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách đẩy lùi hiệu quả

Tham vấn Y khoa: BS. Trần Quang Đạt

Đau thần kinh tọa gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gây suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Vậy thực chất đau thần kinh tọa có nguyên nhân từ đâu? Triệu chứng cụ thể là gì và cách điều trị thế nào hiệu quả? Cùng đón đọc những chia sẻ của dược sỹ PQA dưới đây nhé!

1. Tổng quan về đau thần kinh tọa

1.1 Dây thần kinh tọa là dây nào?

Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa là: trái và phải để điều khiển từng bên tương ứng. Dây thần kinh tọa có ba chức năng chính là: chi phối ,cảm giác và vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.

đau dây thần kinh tọa

1.2 Đau thần kinh tọa là gì ?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.

1.3 Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau dây thần kinh tọa hay tọa thống phong trong y học Cổ truyền. Đây là một bệnh y học, có đặc thù là triệu chứng đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài, và tận ở các ngón chân. Thường người bệnh sẽ chỉ có cảm giác đau ở 1 bên. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nhất định, đôi khi người bệnh sẽ thấy đau ở cả 2 bên kèm đau lưng dưới. 

đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa làm giảm khả năng vận động hoặc liệt hoàn toàn chi dưới.

Đau thần kinh tọa khi mới xuất hiện không quá nguy hiểm. Chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gặp phải phiền toái trong sinh hoạt, ngủ nghỉ. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ trở nặng nhanh chóng, gây đau đớn và nhiều biến chứng sau: 

  • Đau nhức dữ dội, mất khả năng kiểm soát đôi chân. Chân thường yếu, mỏi, di chuyển kém.
  • Cứng cột sống, có thể kèm theo co thắt cơ bắp, mất lực ở chi dưới. 
  • Teo cơ vận động, gây khó khăn trong cử động, lâu dần các cơ bên chân đau không được sử dụng thường xuyên sẽ trở nên teo rút, mất dần chức năng. 
  • Hạn chế vận động toàn thân. Người bệnh không thể cúi người, không đủ sức nâng, nhấc vật nặng. Khó xoay người, đứng lên, ngồi xuống cũng khó khăn. 
  • Liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn, liệt vĩnh viễn cơ vận động khi không được điều trị kịp thời. 
  • Giảm hoặc mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như bí tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ...

2. Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa

Theo y học hiện đại, đau thần kinh tọa có nguyên nhân từ việc dây thần kinh bị kích ứng quá đà. Bất kỳ điều gì gây kích thích tới dây thần kinh đều sẽ gây ra cảm giác đau từ nhẹ đến nặng. Tổn thương dây thần kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là các vấn đề về cột sống thắt lưng. 

nguyên nhân gây bệnh thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa thường là do các vấn đề về cột sống. 

  • Thường gặp nhất là do bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Đĩa đệm vốn có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống, thắt lưng. Nhưng trong một số trường hợp đĩa đệm bị thoát vị ra bên ngoài và đè trực tiếp lên dây thần kinh, gây ra cảm giác đau đớn. 
  • Thoái hóa đốt sống, trượt đốt sống. Thường xảy ra ở vị trí L4, L5. Khi các đốt sống bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh hông. 
  • Viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa; dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ; nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu. 
  • Do hẹp tủy sống, có khối u trong cột sống, nhiễm trùng…
  • Các yếu tố nguy cơ khác: nâng nhấc vật nặng sai tư thế. Ngồi sai tư thế, thường xuyên cúi gập, ngồi nhiều tại chỗ trong thời gian dài. Do thừa cân, béo phì, mang thai hoặc luyện tập thể thao quá sức. 

Hiện nay, thuật ngữ “đau thần kinh tọa” hay bị lẫn lộn với đau lưng. Để phân biệt, mọi người nên biết rằng thần kinh tọa không giới hạn ở lưng. Đây là dây thần kinh dài và rộng nhất trong cơ thể, chạy từ lưng dưới, qua hông, đầu gối và xuống tới các ngón chân. Do vậy, đau thần kinh tọa sẽ không giới hạn ở đau lưng mà là những cơn đau lan tỏa. 

Trong Đông y, đau thần kinh tọa sẽ do can thận suy yếu, các khí phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, kinh lạc ứ trệ, khí huyết không thông gây ra tê bì gân cốt, đau nhức khớp xương, đau thần kinh tọa và vận động khó khăn. 

3. Đối tượng dễ mắc đau thần kinh tọa

Đối tượng mắc nhiều nhất là từ 30 - 35 tuổi, những người thường xuyên lao động nặng. Bệnh cũng thường gặp ở người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, béo phì, mỡ máu, mỡ gan…

4. Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa

Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn dọc theo dây thần kinh, từ lưng dưới, qua mông và chạy phía sau chân của một bên cơ thể. Cụ thể:

triệu chứng đau thần kinh tọa

Biểu hiện bệnh đau thần kinh tọa là cơn đau dọc một bên từ lưng xuống chân.

  • Cơ mỏi hoặc yếu. Hoặc đôi khi chỉ là cảm giác râm ran, châm chích, tê buốt từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. 
  • Nặng hơn là các triệu chứng: đau, nóng rát, tê cứng. Thường là chỉ một chân có cảm giác này. 
  • Các triệu chứng thường rõ ràng khi đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho, hắt hơi nhưng lại đỡ hơn khi bạn nằm. 
  • Tùy từng thời điểm, mức độ nặng nhẹ mà cơn đau có thể nhức, buốt, nóng rát hoặc đau đớn cực độ. 
  • Cảm giác chân yếu liệt, đi lại khó khăn hoặc nghiêm trọng hơn là không thể đi lại. 
  • Dáng đi tập tễnh, bên cao bên thấp, nhão cơ 1 bên hông và chân bị xệ xuống.
  • Giảm nhiệt độ cơ thể, khả năng tiết mồ hôi giảm, mất cảm giác chi dưới, mất kiểm soát đại tiểu tiện do tổn thương rễ thần kinh. 
  • Cảm giác đau đớn có thể tăng lên khi vận động mạnh nhiều hoặc đứng, ngồi trong thời gian dài. 

Trong trường hợp người bệnh chỉ bị đau nhẹ, cơn đau kéo dài không quá 4 tuần thì đa phần là đau cấp tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi cơn đau vượt qua thời gian trên, người bệnh cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị sớm nhất.

5. Cách giảm đau thần kinh tọa

Trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa sẽ chia ra như sau:

5.1. Giảm đau thần kinh tọa cấp tính

Trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp tự chăm sóc như: 

  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, nghỉ ngơi…
  • Chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm đau khoảng 20 phút vài lần trong ngày. 
  • Nếu cơn đau dữ dội, bạn có thể sử dụng các thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần thông báo với bác sỹ để được hướng dẫn về liều lượng do thuốc có thể gây loét dạ dày, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, cơ thể uể oải.

5.2. Giảm đau thần kinh tọa mãn tính

Điều trị đau thần kinh tọa mãn tính sẽ bao gồm các biện pháp sau đây: 

bài tập trị đau thần kinh tọa

5.2.1 Giảm đau bằng các bài tập thể dục

Một số bài tập cho người đau thần kinh tọa có tác dụng rất hiệu quả như:

Bài tập 1: Tác dụng giảm và tăng cường độ linh hoạt cho cột sống.  

  • Nằm thẳng lưng trên mặt sàn và kê gối mỏng dưới đầu.
  • Thu 1 bên đầu gối về phía ngực, dùng 2 bàn tay ôm đầu gối và ép vào phần ngực. Chân còn lại để thẳng. Giữ tư thế khoảng 10 giây rồi thả lỏng về vị trí ban đầu. Lặp lại với bên chân còn lại.  
  • Thực hiện luân phiên hai chân từ 3 đến 5 lần mỗi bên vào buổi sáng hàng ngày.

Bài tập 2: Tác dụng giãn cơ, tăng lưu thông máu. 

  • Đặt 1 chiếc ghế trước mặt, đứng thẳng người.  
  • Đặt 1 chân lên ghế sau đó nghiêng người ra phía trước. Đặt 2 tay lên gối ở chân đang đặt trên ghế và ấn cho cơ đùi giãn ra tối đa. 
  • Giữ động tác khoảng 20 giây rồi trở về tư thế khởi đầu. 
  • Tiếp tục tương tự với phía chân còn lại.
  • Tập luyện 3 đến 5 lần mỗi bên chân vào các buổi sáng. 

Bài tập 3: Tác dụng kéo giãn cột sống, tăng sức mạnh cho cơ lưng. 

  • Nằm sấp trên thảm hướng mặt về 1 bên. Hai tay đặt song song với cơ thể, thả lỏng và bàn tay úp xuống dưới. Hai chân khép, thở đều nhẹ nhàng. 
  • Hít vào chậm, nâng 1 chân lên cao hết mức có thể. Nín thở và giữ trong 5 giây, 1 chân giữ nguyên. 
  • Thở chậm ra và hạ chân về tư thế cũ. Thở đều, thư giãn cơ thể và thực hiện với chân bên kia.
  • Thực hiện 5 lần bài tập này ở mỗi bên chân vào các buổi sáng.

5.2.3. Châm cứu, bấm huyệt

Các liệu pháp thay thế thường được sử dụng cho đau thắt lưng bao gồm:

  • Châm cứu: Bác sỹ sử dụng nhiều kim mỏng và châm vào những huyệt đạo cụ thể trên cơ thể để giảm bớt đau đớn do đau thần kinh tọa gây ra.

châm cứu chữa đau thần kinh tọa

Châm cứu giúp giảm đau thần kinh tọa.

  • Bấm huyệt: Là hình thức xoa bóp, nắn khớp xương và những huyệt đạo cụ thể để điều trị hạn chế vận động cột sống. Mục đích là giảm đau và khôi phục chuyển động của cột sống. 

5.2.4. Phẫu thuật nội khoa

Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng khi các biện pháp như: dùng thuốc, tập vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật:

phẫu thuật nội khoa chữa đau thần kinh tọa

Phẫu thuật ở bệnh nhân đau thần kinh tọa.

  • Cắt lớp thắt lưng, mở rộng tủy sống ở phần dưới lưng để giảm áp lực lên dây thần kinh. 
  • Phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm. Có thể loại bỏ hoàn toàn hoặc cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. 
  • Trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng sẽ cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.

Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng trong hoặc sau quá trình phẫu thuật. Do vậy, hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định có làm phẫu thuật hay không.  

6. Phòng ngừa bệnh Đau thần kinh tọa

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Tuy nhiên, những điều sau đây sẽ đóng một vai trò quan trọng làm giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa:

  • Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn chỗ ngồi có dựa lưng tốt. Nên đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.
  • Hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như: gánh, vác đồ vật nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày giúp gia tăng sự linh hoạt của cơ, xương khớp dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh.

PQA Phòng phong - Thư giãn xương khớp "giải quyết" dứt điểm đau thần kinh tọa chỉ sau 1 liệu trình

Trong khi các bài thuốc tân dược còn tồn tại nhiều vấn đề về tác dụng phụ, một số bài thuốc Nam vẫn chưa được chứng minh về tác dụng; việc cho ra đời sản phẩm điều trị đau thần kinh tọa an toàn, hiệu quả là cần thiết cho người bệnh. 

pqa phòng phong chữa đau thần kinh tọa

PQA Phòng phong và cơ chế điều trị đau thần kinh tọa vào gốc theo Đông y.

Từ bài thuốc cổ phương “Hoạt Lạc Chỉ Thống Thang”, Công ty cổ phần dược phẩm PQA đã cho ra sản phẩm PQA Phòng Phong - Thư giãn xương khớp. Sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên với hàng loạt công dụng về xương khớp và thần kinh tọa như sau: 

  • Khu phong, trừ thấp, hành khí giúp giảm đau đớn, giảm tê bì, kháng viêm. 
  • Thông kinh lạc, giảm chèn ép thần kinh tọa.
  • Hồi phục sụn khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp, đĩa đệm, cột sống và rễ thần kinh tọa. 
  • Bổ tạng gan, thận, nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Với những tác dụng trên, PQA Phòng Phong được dùng cho người bị đau nhức xương khớp do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp, thần kinh tọa với cơ chế tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. 

Cụ thể, đông y cho rằng Thận chủ cốt, tủy. Thận sung mãn, xương sẽ chắc khỏe. Thận hư khiến cơ thể suy yếu và gây ra các vấn đề về xương khớp. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên quý hiếm, PQA Phòng Phong tác động vào các phủ, tạng trong cơ thể để thông kinh lạc, trừ tà khí, hồi phục chức năng phủ tạng. Nhờ vậy, PQA Phòng Phong còn ngăn chặn được các cơn đau tái phát và hạn chế nguy cơ biến chứng.


PGS.TS Trần Quốc Bình - Nguyên GĐ BV Y học cổ truyền TW phân tích về hiệu quả sản phẩm Phòng Phong

Người bệnh nên sử dụng PQA đủ liệu trình từ 2 - 3 tháng, với liều lượng đúng theo hướng dẫn từ chuyên gia. Khi đó thuốc sẽ ngấm sâu vào cơ thể và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Dây thần kinh tọa đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển chức năng đi lại, chạy nhảy, cúi vặn cơ thể. PQA Phòng Phong - Thư Giãn Xương Khớp là sản phẩm đã được minh chứng về độ an toàn và tính hiệu quả trong xử lý triệt để đau thần kinh tọa. Vui lòng gọi tới hotline 0818-288-717 để được Dược sỹ PQA hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn sớm khôi phục lại trạng thái sức khỏe thần kinh tọa tốt nhất. 

tư vấn

Để lại SĐT, Dược sĩ tư vấn của PQA sẽ gọi lại cho bạn!

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

5 bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cực kỳ hiệu quả

5 bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đau thần kinh tọa là một bệnh lý dai dẳng và khó chữa trị, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để giảm đau thì các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cũng là một giải pháp tốt cho người...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Cùng Chậu là gì? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Viêm Khớp Cùng Chậu là gì? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Viêm khớp cùng chậu là 1 bệnh lý về xương khớp mạn tính, kéo dài. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân,...
Xem chi tiết
[3+] Tư thế nằm tốt cho người đau thần kinh tọa giúp giảm đau & ngủ ngon

[3+] Tư thế nằm tốt cho người đau thần kinh tọa giúp giảm đau & ngủ ngon

Ngày đăng:17/01/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đau thần kinh tọa đem đến những cơn đau buốt, khó chịu cho cơ thể. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn bất chợt tỉnh giấc giữa đêm bởi cơn đau xuất hiện hay cảm giác tê buốt chân tay vào sáng hôm...
Xem chi tiết
7 Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

7 Cách chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

Ngày đăng:26/10/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Đông - Tây y kết hợp là cách điều trị đau thần kinh tọa đạt hiệu quả cao được nhiều người áp dụng. Nhưng chữa đau thần kinh tọa bằng Đông y thế nào mới đúng với quan điểm thận là...
Xem chi tiết
Nhận biết triệu chứng đau thần kinh tọa

Nhận biết triệu chứng đau thần kinh tọa

Ngày đăng:19/09/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, có vị trí trải dài từ phần thắt lưng tới các ngón chân. Bộ phận này có vai trò chính là kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động, vận động...
Xem chi tiết
Hỏi đáp: Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? 

Hỏi đáp: Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? 

Ngày đăng:19/09/2023, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Tập thể dục hay đi bộ, vận động là cách thức duy trì sức khỏe xương khớp hoàn hảo cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, đối với người bị các bệnh lý xương khớp thì sao? Người bị đau thần...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail