CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

[Góc tìm hiểu] Bát pháp: 8 cách điều trị bệnh trong Y Học Cổ Truyền

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Bát pháp chính là 8 giải pháp giải quyết bệnh tật theo Bát Cương đã được chúng ta tìm hiểu trước đó. Cụ thể thì 8 phương pháp điều trị chính được Y học cổ truyền hướng tới là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.

1. Bát pháp là gì?

Bát pháp là tám phép chữa bệnh của Đông y, 8 phương pháp giải quyết bệnh tật theo Bát cương. Đây là phương pháp dùng thuốc của Đông y bao gồm cả dùng thuốc trong và dùng thuốc ngoài để tác động điều trị vào gốc căn nguyên gây bệnh. 

bát pháp là phương pháp dùng thuốc trong y học cổ truyền

Bát pháp chính là phương pháp dùng thuốc trong YHCT

2. 8 cách chẩn đoán và điều trị bệnh theo YHCT

2.1. Phép hãn (làm ra mồ hôi)

Là phép làm ra mồ hôi để đẩy những tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp:

- Cảm phong hàn (cảm lạnh, đau cứng cơ khớp do lạnh, đau thần kinh ngoại biên, đau vai gáy, đau lưng, liệt dây VII ngoại biên, viêm mũi, dị ứng).

+ Thuốc dùng (tần ôn giải biểu): quế chi, gừng tươi, tía tô, kinh giới, bạch chỉ, tế tân,... +Huyệt dùng: châm hoặc cứu Phong trì, Hợp cốc, Thái uyên

- Cảm phong nhiệt: cảm sốt, thời kỳ đầu các bệnh truyền nhiễm, thấp khớp cấp. 

+ Thuốc dùng (tân lương giải biểu): sắn dây, bạc hà, lá dâu, màn kinh tử, ngưu bàng tử. 

+Huyệt dùng: châm tả Phong môn, Hợp cốc, Đại chùy, Khúc trì, Ngoại quan. 

- Cảm phong thấp: (các bệnh về khớp: viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp).

+ Thuốc dùng (phát tán phong thấp): Hy thiêm, Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, Tang chi, Thiên niên kiện, Dây đau xương...

+Huyệt dùng: châm Thương khâu, Túc tam lý

Lưu ý: Chống chỉ định trường hợp 

  • Ỉa chảy mất nước, nôn mửa nhiều, thiếu máu nặng, phụ nữ mới sinh đẻ
  • Bệnh đã vào phần lý.
  • Thận trọng đối với những trường hợp sau đây: người già, gầy yếu, người âm huyết hư, phụ nữ có mang, người mới ốm dậy.

2.2. Phép thổ (làm nôn)

Là phép dùng thuốc gây nôn để tống chất độc ở dạ dày (vị) ra ngoài cơ thể

- Chỉ định: chất độc còn ở dạ dày (vị)

- Thuốc dùng: mùn thớt, Thường sơn…

- Không dùng thuốc: ngoáy cổ họng gây nên... 

- Chống chỉ định: mới đẻ, có thai, bệnh nhân nôn ra máu, suy tim, hư nhược

2.3. Phép hạ (sổ tây)

Là phép dùng thuốc làm sổ tẩy (tuấn hạ) hoặc nhuận tràng (nhuận hạ) để đưa bệnh tà, tác nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường đại tiện. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp:

- Táo bón do các nguyên nhân âm hư, huyết hư, khí hư.

- Nhiệt tích ở đại trường, sốt cao kèm đầy chướng, táo kết ở đại trường, chứng đàm ẩm ở tỳ vị gây bụng chướng.

- Tùy tính chất bệnh mà dùng thuốc có tính năng khác nhau.

+ Thuốc hàn hạ: do nhiệt tà vào lý gây táo kết, ta phải dùng các vị thuốc có tính lạnh, vị đắng như: đại hoàng - mang tiêu, lô hội...

+ Thuốc nhiệt hạ: táo do thực hàn gây táo kết, bụng đầy chướng, không tiêu dùng các vị thuốc như: lưu hoàng, ba đậu.

- Tùy sức khỏe bệnh tật ta dùng thuốc có cường độ khác nhau.

+ Nhuận hạ: do khí huyết hư, tân dịch thiếu ta dùng các vị thuốc như: ma nhân, mật ong, muồng trâu, cây chút chít, vỏ đại…

PQA Nhuận Tràng ứng dụng phép thổ trong bát pháp

PQA Nhuận Tràng - Ứng dụng phép thổ trong bát pháp giúp nhuận tràng dễ dàng không còn táo bón

Lưu ý: Chống chỉ định trường hợp:

- Bệnh tà còn ở biểu

- Người già yếu, có thai hoặc mới đẻ (có thể dùng nhưng phải thận trọng)

2.4. Phép hòa (hòa hoãn)

Là phép chữa bệnh ở bán biểu bán lý hoặc hòa giải sự mất điều hòa giữa các tạng phủ, khí huyết. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp: 

- Đau dạ dày ở thể can khí phạm vị nôn, miệng đắng, dùng bài tiểu sài hồ thang.

- Chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương đởm, người lúc rét, lúc nóng, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng, dùng bài tiểu sài hồ thang. 

- Suy nhược thần kinh do sang chấn tinh thần, gây rối loạn thần kinh chức năng ta dùng bài tiêu dao tán

- Thống kinh, kinh nguyệt không đều. 

Lưu ý: Chống chỉ định các bệnh rõ ràng ở biểu và lý. 

2.5. Phép ôn (làm nóng cơ thể)

Là phép dùng các vị thuốc ấm, nóng tạo thành bài thuốc chữa các chứng thực hàn và chứng dương hư sinh hàn (ôn trung). Thường sử dụng trong trường hợp trúng hàn (hồi dương cứu nghịch, choáng, trụy mạch...). Hoặc Viêm đại tràng, bệnh đau dạ dày, ỉa chảy mãn tính, các chứng rối loạn tiêu hóa do tỳ thân…

- Thuốc dùng: Gừng già, Quế tâm, Riềng ấm, Phụ tử

- Huyệt dùng: Cứu Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn

2.6. Phép thanh (làm mát)

Dùng các vị thuốc mát, lạnh tạo thành bài thuốc để chữa chứng nhiệt, giữ tân dịch, trừ phiền khát. Phương pháp này dùng trong trường hợp:

- Giáng hỏa (hạ sốt cao, thanh nhiệt tả hỏa)

+ Thuốc dùng: lá tre, rễ sậy, chi tử, thạch cao.

+ Huyệt dùng: trích máu các huyệt tỉnh hoặc Thập tuyến, châm Đại chùy, Khúc trì, Hợp có Ngoại quan... 

- Sốt do nhiễm khuẩn (thanh nhiệt giải độc)

+ Thuốc dùng: Kim ngân, sài đất, bồ công anh.

+ Huyệt dùng: Châm tả, nặn máu ôn lưu Khúc trì, Ủy trung, Huyết hải. 

- Nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu (thanh nhiệt, trừ thấp)

+ Thuốc dùng: Hoàng liên, Hoàng bá, Xuyên tâm liên

+ Huyệt dùng: Huyền chung, Nội đình, Thái xung, Tam âm giao

- Cơ địa dị ứng (thanh nhiệt lượng huyết) 

+ Thuốc dùng: Huyền sâm, Sinh địa, Đơn đỏ

+ Huyệt dùng: Khúc trì, Huyết hải

- Thanh nhiệt giải thử: chữa các chứng sốt do thử nhiệt gây ra.

+ Thuốc dùng: Lá sen, Tây qua, Hương nhu... 

+ Huyệt dùng: Hợp cốc, Thiếu thương, Phong trì, Khúc trì...

Lưu ý: Chống chỉ định chứng hàn, chân hỏa suy, nhiệt do âm hư và chân hàn giả nhiệt.

2.7. Phép tiêu

Là phép dùng các vị thuốc tạo thành bài thuốc có tác dụng làm thông ứ trệ, tan các khối kết, khi thích tiêu hóa. Chỉ định sử dụng trong trường hợp: 

 - Kích thích tiêu hóa (tiêu đạo)

+ Thuốc dùng: Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Biển đậu, ... 

+ Huyệt dùng: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý, ...

- Hành khí, phá khí, giáng khí chữa chứng đau do co thắt, đầy, chướng bụng, khí nghịch, ợ hơi, chua, ...

+ Thuốc dùng: Hương phụ, Mộc hương, Sa nhân, ... 

+ Huyệt dùng: Thiên khu, Trung quản, A thị, Túc tam lý, ... 

- Hành huyết, phá huyết chữa chứng đau do ứ huyết 

+ Thuốc dùng: Huyết giác, Đan sâm, Ích mẫu, Ngưu tất, ...

+ Huyệt dùng: Cách du, Huyết hải, A thị, huyệt vùng đau, ... 

- Tiêu đờm, giảm họ 

+Thuốc dùng: Trần bì, Bán hạ, Cát cánh, Hạnh nhân 

+ Huyệt dùng: Phế du, Xích trạch, Hợp cốc

- Lợi tiểu, trục thủy chữa các chứng gây ra ứ nước, phù thũng 

+ Thuốc dùng: Mộc thông, Tỳ giải, Mã đề, Rễ cỏ tranh, Râu ngô, ... 

+ Huyệt dùng: Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao, ...

Lưu ý: Chống chỉ định người đang mang thai, thận trọng đối với những người suy kiệt

PQA Hen Suyễn ứng dụng phép tiêu trong bát pháp

PQA Hen suyễn - Ứng dụng phép tiêu trong bát pháp giúp tiêu đờm, thông thoáng đường thở cho người hen suyễn

2.8. Phép bổ 

Là phép dùng các vị thuốc tăng cường, các chức năng hoạt động của tạng phủ và cơ thể bị giảm sút gây ra. Có 4 phép bổ chính được áp dụng là bổ âm, bổ dưỡng, bổ khí, bổ huyết. 

Bổ âm

  • Chữa chứng âm hư: người gầy yếu, họng khô, tai ù, thị lực giảm, hồi hộp, sợ hãi, mồ hôi trộm, ho máu, chứng âm hư sinh nội nhiệt.
  • Thường gặp trong các bệnh: suy nhược thần kinh, thể ức chế giảm, cao huyết áp, lao, đau nhức xương...
  • Chữa chứng sốt cao, kéo dài chưa rõ nguyên nhân.

Thuốc dùng: mạch môn, sa sâm, thiên môn, khởi tử, thạch học, bạch thược hoặc dùng các bài thuốc sau: bài lục vị, tả quy hoàn, …

Bổ dương

Chữa chứng thận dương hư, thường gặp trong các bệnh: suy nhược thần kinh (thế hưng phấn giảm) hen suyễn, lao suy.

+ Thuốc dùng: Đỗ trọng, Ba kích, Thỏ ty tử, Cẩu tích, Nhục thung dung, Phá cô chỉ, hoặc dùng các bài thuốc sau: bài bát vị, hữu quy hoàn, ...

+ Huyệt dùng: Cứu Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Đại chùy.

Bổ khí

Chữa chứng huyết hư, da xanh tái, môi nhạt, móng tay, móng chân khô, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kinh nguyệt chậm, ít, sắc nhạt loãng. Thường gặp trong các bệnh thiếu máu do các nguyên nhân, suy nhược cơ thể, teo cơ, cứng khớp, mới ốm khỏi, thời kỳ lại súc.

  • Thuốc dùng: Đương quy, Hà thủ ô đỏ, Bạch thược, Huyết đằng, Tang thầm hoặc dùng các bài thuốc như: tứ vật thang...

PQA Bát tiên trường thọ ứng dụng phép bổ khí

PQA Bát Tiên Trường Thọ - Ứng dụng phép bổ khí giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe

Chống chỉ định của các phép bổ 

- Không dùng cho chứng thực, không bổ âm người dương hư và ngược lại

- Khi chưa xác định rõ trạng thái hư thực cần chữa thăm dò

- Khi dùng thuốc bao giờ cũng chú ý đến công năng của tỳ vị.

Trên đây chính là Bát pháp - 8 phương pháp dùng thuốc uống trên biểu hiện lâm sàng các chứng bệnh thường phối hợp với nhau. Để dứt điểm bệnh thì cần sử dụng thuốc theo thể phối hợp các phương pháp với nhau. Đây cũng chính là phương pháp được Dược phẩm PQA áp dụng khi tiến hành điều trị các bệnh mãn tính mà người bệnh đang gặp phải. Nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline: 0818 288 717 chúng tôi sẽ giúp bạn dứt điểm các bệnh đang gặp phải. 

>> Tìm hiểu ngay: Top 16 nguyên nhân gây bệnh theo Y học Cổ truyền

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Dược liệu hoa hòe: Tác dụng và cách dùng trong chữa bệnh

Ngày đăng:29/01/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Hòe hoa hay hoa hòe là dược liệu thiên nhiên có mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Đây được xem là thần dược chữa được nhiều bệnh. Liệu hòe hoa có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng PQA tìm...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail