CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

[Khám phá] 16 Nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Trong Y học cổ truyền thì có tới 16 nguyên nhân gây nên bệnh mà tất cả chúng ta ai cũng có thể mắc phải. Để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài dưới đây.

1. Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất thường. Có 6 loại tà khí: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa (còn gọi là lục dâm, lục tà).

1.1. Phong 

Phong là dương tà với 2 loại là Ngoại phong (là chủ khí của mùa xuân, dễ kết hợp với ngoại tà khác như hàn, nhiệt, thấp thành phong hàn, phong nhiệt, phong thấp) và Nội phong (do công năng của tạng can bất thường sinh ra - can phong nội động).

Đặc tính của Phong: 

  • Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài nên thường gây bệnh ở phần trên (đầu, mặt) và phần ngoài cơ thể (cơ, biểu)
  • Xuất hiện theo mùa, đột ngột, phát bệnh nhanh và lui bệnh nhanh
  • Bệnh thường di chuyển từ nơi này qua nơi khác như thấp khớp cấp (phong thấp nhiệt) hoặc mày đay mẩn ngứa (phong chẩn)
  • Gây hắt hơi, sổ mũi, sợ gió, mẩn ngứa, co giật, mạch phù

Phong kết hợp với ngoại tà khác dễ gây nên các bệnh: 

  • Phong hàn: Các bệnh cảm mạo do lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù, đau co cứng cơ, đau thần kinh ngoại biên
  • Phong nhiệt: Các bệnh cảm mạo có sốt, viêm đường hô hấp trên ở giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đỏ đau, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch phù sác
  • Phong thấp: Như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, chàm, phù dị ứng, đau dây thần kinh ngoại biên,...

bệnh gây nên do phong hàn thì cần sử dụng các vị thuốc khắc tinh phong hàn để chữa

Bệnh gây nên do phong hàn thì cần sử dụng các vị thuốc khắc tinh phong hàn mới loại bỏ được bệnh

1.2. Hàn

Hàn là âm tà thường làm tổn hại dương khí (sức nóng cơ thể), hàn có hai loại:

  • Ngoại hàn do lạnh: là chủ khí của mùa đông, gây bệnh cho cơ thể ở hai mức độ là thương hàn cơ biểu và trúng hàn tạng phủ
  • Nội hàn là do dương khí cơ thể suy kém

Đặc tính của Hàn:

  • Gây đau, điểm đau không di chuyển, chườm nóng hết đau: viêm đại tràng do lạnh, thống kinh, ỉa chảy
  • Gây ứ trệ, co cứng, mồ hôi không ra được: đau vai gáy, đau lưng, chuột rút, cảm mạo do lạnh
  • Người bệnh sợ lạnh thích ấm nóng

Hàn kết hợp với ngoại tà sẽ tạo nên: 

  • Phong hàn: Các bệnh cảm mạo do lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù, đau co cứng cơ, đau thần kinh ngoại biên
  • Hàn thấp: đau bụng, đầy bụng nên mua hoặc ỉa chảy do lạnh.

1.3. Thử 

Thử là dương tà, là nắng chủ khí mùa hè, thường làm tổn thương tân dịch

Đặc tính của Thử

  • Hay gây sốt cao, khát nước, vật vã, mạch hồng, ra mồ hôi trộm, mất nước và điện giải
  • Mức độ nặng gây ngất, hôn mê (trúng thử), trụy mạch 

Thử kết hợp với ngoại tà:

  • Thử nhiệt: Bệnh gây sốt cao ở mùa hè, ra nhiều mồ hôi, khát... nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử
  • Thử thấp: Rối loạn tiêu hóa, ta chảy về mùa hạ, hội chứng lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng

1.4. Thấp

Ngoại thấp là độ ẩm thấp, là âm tà, chủ khí cuối hạ, mùa mưa lũ. Nội thấp là do tỳ hư; vận hóa giảm ứ lại gây thấp.

Đặc tính của Thấp

  • Thường gây bệnh từ nửa người dưới, bệnh dai dẳng. .
  • Cảm giác nặng nề cử động khó, đau nhiều về buổi sáng hoặc nghỉ ngơi không vận động 
  • Phù, bí tiểu tiện, ra mồ hôi, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt dính.

Thấp kết hợp với ngoại tà

  • Phong thấp: Như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, chàm, phù dị ứng, đau dây thần kinh ngoại biên,...
  • Thấp nhiệt: các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, khớp, bệnh ngoài da.
  • Thấp chẩn: chàm, tổ đỉa,...

viêm khớp dạng thấp là do phong hàn

Viêm khớp dạng thấp theo đông y là do phong thấp

5. Táo 

Táo là sự khô hanh, là dương tà gồm 2 loại là:

  • Ngoại táo: là chủ khí mùa thu, thường tổn thương tân dịch, xâm nhập từ mũi, miệng, phế, vệ khi
  • Nội táo là do tân dịch, khí huyết bị giảm sút gây ra bệnh.

Đặc tính của Táo

  • Gây tổn thương chức năng tạng phế: mũi, miệng, họng, họng khô, da nứt nẻ, táo bón, tiêu sản ho khan, ít đờm, đờm đặc.
  • Gây sốt cao, không mồ hôi, khát, thích uống nước, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, gây mất tân dịch điện giải dễ gây nhiễm độc thần kinh.

Kết hợp ngoại tà khác 

  • Táo nhiệt: những bệnh sốt cao về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não
  • Lương táo: là chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu: sốt, sợ lạnh, đau đầu, họng khô, ho ít đờm.

1.6. Hỏa

Hỏa thường gọi là nhiệt (thực ra hỏa là mức cao của nhiệt) là dương tà, chủ khí mùa hạ. Các ngoại khác như phong hàn, thấp, táo khi vào cơ thể đều có khả năng chuyển hóa thành hỏa.

Đặc tính của Hỏa

  • Gây sốt cao, viêm nhiệt, sợ nóng thích mát, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mắt đỏ, mặt đỏ.
  • Gây chảy máu (nhiệt bức huyết vong hành): do nhiệt làm tổn thương mạch lạc gây chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu...
  • Ban chẩn, bệnh truyền nhiễm
  • Hỏa hay thiêu đốt tân dịch: khát nước, miệng họng khô, lưỡi khô, táo bón, ... nặng gây mê sảng. phát cuồng, ...

Kết hợp ngoại tà khác

  • Hỏa nhiệt độc gây các bệnh như: mụn nhọt, viêm phổi, các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát có thể có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu, mắt đỏ, mạch nhanh có thể gây hôn mê.
  • Thấp nhiệt: các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, khớp, bệnh ngoài da 
  • Phong nhiệt: Các bệnh cảm mạo có sốt, viêm đường hô hấp trên ở giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đỏ đau, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch phù sác 
  • Thử nhiệt: Bệnh gây sốt cao ở mùa hè, ra nhiều mồ hôi, khát... nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi trúng thử. 

2. Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân bên trong là những nguyên nhân do hoạt động tinh thần, do quan hệ gia đình, xã hội. Có 7 loại tình chỉ số đây:

  • Vui mừng (hỉ): thuộc tạng tâm 
  • Giận giữ (nộ): thuộc tạng can 
  • Buồn phiền (bộ): thuộc tạng phế 
  • Lo lắng (ưu): thuộc dạng tỳ 
  • Suy nghĩ (tư): thuộc dạng tỳ
  • Sợ sệt (kinh): thuộc tạng thận 
  • Hốt hoảng (khủng): thuộc tạng thận

Bảy thứ tình chí bị kích động hay gây sang chấn tinh thần, mất thăng bằng âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc làm ảnh hưởng đến công năng của chúng đặc biệt là hay gây ra bệnh cho ba tạng tâm, can, tỳ.

3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn có 4 nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng sức khỏe suy yếu gồm: 

1. Nguyên nhân do ăn uống 

  • Ăn nhiều quá gây rối loạn tiêu hóa (thục tích)
  • Ăn thiếu dẫn đến âm hư, huyết hư, suy nhược
  • Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh nhiệt, sinh thấp
  • Ăn thức ăn sống, lạnh, ôi thiu, nhiễm khuẩn gây tổn thương tỳ vị

rối loạn tiêu hóa nguyên nhân do ăn uống

Rối loạn tiêu hóa gây bất lợi cho sức khỏe tổng thể

2. Nguyên nhân do lao động

  • Ít hoặc không hoạt động, khí huyết khó lưu thông, dễ sinh bệnh
  • Lao động quá mức, kéo dài tổn hao sức lực sinh lao lực
  • Lao động không an toàn gây chấn thương, bệnh tật 

3. Nguyên nhân tình dục 

Y học cổ truyền coi tình dục có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cũng là một nguồn gây bệnh tật. 

  • Hiếu sắc hại tâm 
  • Đa dâm hại thận 

4. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác 

  • Bẩm sinh (tiên thiên bất túc)
  • Côn trùng, thú dữ cắn
  • Tai nạn trong sinh hoạt

Như vậy trong y học cổ truyền có tổng cộng 16 nguyên nhân gây ra bệnh mà chúng ta cần phải quan tâm. Dựa theo các chứng trạng, thầy thuốc sẽ chẩn đoán bệnh và có được phương pháp điều trị chuẩn xác nhất. Hãy lắng nghe sức khỏe cơ thể để nhanh chóng phát hiện và điều trị sớm nhất. 

>> Tìm hiểu ngay: Tìm hiểu về Bát pháp: 8 cách điều trị bệnh trong Y Học Cổ Truyền

Bình luận bài viết
T
Trần văn Chiến
Bài viết hay. Nhưng theo tôi trong thời đại ngày nay còn có các nguyên nhân gây bệnh khác như sự ô nhiễm môi truòng nước, không khí, đất (nhiễm hóa chất), ô nhiêm âm thanh, ô nhiễm sóng điện từ...; áp lực cuộc sống...: ân uống thực phẩm nhiễm hóa chất, không cân bằng âm dương, cách ăn uống...
Trả lời 1
12 tháng trước
PQA
Dược phẩm PQA
Chào anh Trần văn Chiến, cám ơn anh đã chia sẻ thêm nhiều kiến thức hay đến Thuốc Nam PQA. Chúc anh nhiều sức khoẻ!
Trả lời 0
12 tháng trước
(*) Thông tin bắt buộc
1 trong tổng số 1
xem thêm
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

[Góc tìm hiểu] Học thuyết ngũ hành ứng dụng trong Y học Cổ truyền

Ngày đăng:22/04/2024, Bởi: Trần Quốc Tâm
Học thuyết Ngũ hành lý giải chi tiết hơn về quá trình vận động, cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa của vật chất. So với học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành chi tiết hơn, sâu...
Xem chi tiết
Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Tang Chi là gì? Công dụng của tang chi đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang chi là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y có giá trị chữa bệnh vô cùng tuyệt vời. Có thể bạn chưa biết đây là 1 bộ phận của cây dâu. Vậy tang chi có tác dụng gì? Hãy cùng Dược phẩm PQA...
Xem chi tiết
Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Hoàng Cầm - Dược liệu quý chữa viêm xoang lành tính

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoàng cầm được biết đến là một trong những loại thảo dược có thể điều trị được nhiều bệnh lý. Trong đó công dụng chính của hoàng cầm chính là hỗ trợ điều trị viêm xoang. Để hiểu...
Xem chi tiết
Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Bật mí lợi ích tuyệt vời của hạnh nhân đối với sức khỏe

Ngày đăng:29/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạnh nhân vừa là một loại thực phẩm, vừa là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tuy nhiên sử dụng vị thuốc này như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm...
Xem chi tiết
Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Trắc bách diệp: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Trắc bách diệp vốn là một cây trồng được sử dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy công dụng thực tế của loại cây này là gì, có thể sử dụng trắc bách diệp để điều...
Xem chi tiết
Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Nhọ nồi và những tác dụng y học đặc biệt

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Nhọ nồi nổi tiếng với công dụng cầm máu và giảm cảm sốt hiệu quả. Nhưng trên thực tế nghiên cứu thì nhọ nồi còn là loại dược thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y...
Xem chi tiết
Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Hoa ngũ sắc - Công dụng và 7 bài thuốc trị bệnh bất ngờ

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hoa ngũ sắc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Đây vốn là một loại hoa quen thuộc đối với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết được đây là một loại thuốc quý, có...
Xem chi tiết
Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Hạ Khô Thảo - Dược liệu quý hỗ trợ giải độc, tiêu sưng

Ngày đăng:28/03/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hạ khô thảo theo đông y có vị cay đắng, tính hàn, không chứa độc. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và đặc biệt là viêm...
Xem chi tiết
Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Cây phòng phong và những công dụng tuyệt vời

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Phòng phong, một vị thuốc quý có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc, đặc biệt nổi tiếng với đa dạng tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý. Vậy, cây phòng phong thực sự có những tác dụng gì?...
Xem chi tiết
Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Cây thuốc Câu Đằng- Công dụng và những chú ý khi sử dụng

Ngày đăng:27/03/2024, Bởi: Phạm Ngọc
Cây thuốc câu đằng mọc hoang dại ở nhiều khu vực Việt Nam. Nhưng bạn có biết rằng cây mọc dại tưởng chừng vô dụng nhưng lại có giá trị dược lý vô cùng lớn? Để tìm hiểu chi tiết công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail