CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả

Bạn đã từng nghe tới phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ? Bệnh trĩ có áp dụng được bấm huyệt không? Bấm huyệt ảnh hưởng tới các huyệt đạo nào? Chúng tác động như thế nào tới các triệu chứng của bệnh trĩ? Cùng tìm hiểu cách bấm huyệt trị bệnh trĩ an toàn mà nhiều người từng áp dụng. 

Bấm huyệt có chữa được bệnh trĩ hay không? 

Bấm huyệt là một liệu pháp dân gian, dùng lực tác động tới các huyệt đạo để cải thiện các triệu chứng. Theo Đông y, bệnh trĩ sinh ra do tình trạng khí huyết ứ trệ ở ruột và dạ dày, gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Bấm huyệt tác động được vào một số huyệt vị, giúp khí huyết lưu thông, tĩnh mạch được giãn ra, cải thiện.

Ngoài ra, bấm huyệt còn dựa trên nguyên lý phá uất kết, giúp người bệnh giảm đau. Do đó, bấm huyệt được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như xương khớp, đau thần kinh, các bệnh lý tiêu hóa trong đó có trĩ. 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Bấm huyệt trị bệnh trĩ liệu có hiệu quả?

Bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau, tiêu huyết, tăng cường các cơ quan tiêu hóa, cải thiện táo bón và các vấn đề đường ruột. 

Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt là an toàn, hiệu quả, không có những nhược điểm như gây tác dụng phụ cũng như giảm sức đề kháng của người bệnh. 

Bệnh nhân chỉ cần tìm đúng huyệt đạo, sau đó dùng lực tấn công đúng vào huyệt đạo, từ từ day ấn để tác động lực lên huyệt đạo. Mỗi huyệt đạo nên thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi ngày để phát huy công dụng chữa bệnh. 

Cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ 

Có một số huyệt đạo có thể ảnh hưởng tới bệnh trĩ như sau: 

1. Bấm huyệt trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ 

Huyệt khổng tối

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Bấm huyệt khổng tối giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ 

Là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, huyệt đạo này nằm ở khuỷu tay, ở vị trí cách cổ tay khoảng 7 thốn. Huyệt đạo này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh trĩ cũng như lưu thông mạch máu. 

Huyệt bách hội 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt bách hội giúp tăng dương khí

Huyệt bách hội nằm ở đỉnh đầu, là giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Huyệt đạo này theo đông y là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, có công dụng nâng dương khí, an thần, hoa mắt, ù tai, mất ngủ. 

Huyệt tam túc 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt tam túc

Huyệt tam túc nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay. Bấm huyệt tam túc kết hợp huyệt thừa sơn có công dụng lưu thông mạch máu, thông khí trệ, điều hòa thanh nhiệt giải độc. 

Huyệt thừa sơn 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt thừa sơn

Đây là huyệt đạo thuộc kinh túc thiếu dương, có công dụng làm mát, điều hòa khí huyết, làm mát huyết và các lục phủ ngũ tạng. Huyệt này nằm ở vị trí bắp chân, chỗ trũng của bắp cơ, do đó khi co chân lại có thể thấy huyệt đạo này. 

Huyệt thượng liêm 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt thượng liêm

Đây là huyệt đạo thuốc kinh Thủ dương minh đại tràng, nằm ở nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn. Huyệt đạo này có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ như điều hòa khí huyết lưu thông, hỗ trợ cải thiện quá trình đại tiện. 

Huyệt thứ liêu 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt thứ liêu

Đây là huyệt đạo nằm ở lỗ xương thiêng, thường tác động tới vùng thắt lưng, cải thiện các bệnh lý về trực tràng, hậu môn. Huyệt thứ liêu sẽ giảm các cơn đau co thắt do trĩ. 

Huyệt tam âm giao 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt tam âm giao

Đây là huyệt đạo nằm ở mặt trong cẳng chân, đo từ đỉnh mắt cá lên khoảng 3 thốn. Tác động vào huyệt đạo này giúp điều hòa, thông kinh lạc, kiện tỳ, bổ âm, điều hòa khí huyết. 

Do đó, huyệt tam âm giao giúp điều hòa tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. 

Các huyệt đạo cải thiện tình trạng trĩ sa búi trĩ 

Đối với trường hợp búi trĩ đã sa ra ngoài, bệnh nhân có thể vừa kết hợp các huyệt đạo trên cùng một số huyệt đạo khác như: 

Huyệt khí hải 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt khí hải

Huyệt khí hải nằm ở gai đốt sống lưng thứ 3 đo sang ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng đả thông huyết ứ ở tĩnh mạch, giúp ngăn tình trạng đi ngoài ra máu, giúp co búi trĩ. 

Ngoài ra, huyệt khí hải còn tác động giảm đau thắt lưng và các bệnh liên quan tới xuất huyết. 

Huyệt quan nguyên 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt quan nguyên

Huyệt quan nguyên nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 5, đo sang ngang khoảng 1,5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng lý khí, hóa thấp, do đó trị các chứng tiêu chảy, giảm áp lực dồn nén lên búi trĩ, cầm máu và làm tiêu, co búi trĩ. 

Huyệt Thượng Cư Hư 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Huyệt thượng cư hư

Đây là huyệt đạo áp dụng với trường hợp búi trĩ chảy mủ hoặc nước vàng, hậu môn đau, khó chịu khi nằm, ngồi, vận động. 

Huyệt đạo này nằm dưới mắt gối đo xuống khoảng 6 thốn, có tác dụng điều khí, thanh nhiệt, trường vị, trị tiêu chảy, đau bụng. 

Bấm huyệt trị bệnh trĩ như thế nào? 

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ thì  bấm huyệt là phương pháp được nhiều người biết đến khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách, xác định đúng huyệt đạo để đạt được hiệu quả. 

Cách bấm huyệt 1: 

  • Dùng tay xoa bụng, day ấn một số huyệt, sau đó, đặt bàn tay còn lại lên, chồng lên nhau sau đó xoa bụng từ phải qua trái. 
  • Thực hiện trong vòng 30-50 giây, mỗi ngày thực hiện 2 lần. 
  • Dùng ngón tay trỏ day ấn hai huyệt đạo là huyệt nằm ở đỉnh đầu và huyệt trường cương theo chiều kim đồng hồ. 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ

  • Thực hiện động tác 3-5 phút mỗi lần và 2 lần mỗi ngày. 
  • Kèm với động tác bấm huyệt, người bệnh có thể cải thiện luyện tập, co thót hậu môn khoảng 2 lần mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Cách bấm huyệt 2: 

  • Bệnh nhân dùng đũa và buộc một ít bông gòn. 
  • Bấm huyệt vị trí chính giữa khoảng cách hậu môn và bộ phận sinh dục khoảng 2-3 phút. 
  • Thực hiện 5-10 lần trong ngày. 

Người bệnh nên xác định đúng huyệt đạo để việc thực hiện bấm huyệt điều trị được chuẩn xác. Nếu xác định huyệt đạo sai có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Lưu ý khi bấm huyệt chữa bệnh trĩ 

bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Lưu ý khi bấm huyệt trị bệnh trĩ
  • Bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng, chỉ áp dụng với trường hợp bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, không thể điều trị dứt điểm bệnh
  • Xác định đúng huyệt đạo, có thể tham khảo thầy thuốc cách bấm huyệt, tránh xác định sai vị trí gây ra tổn thương 
  • Các đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có vấn đề tim mạch,... nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt 
  • Đối với người bệnh đang có những vết thương hở, viêm nhiễm, mụn nhọt, bệnh nhân không nên thực hiện bấm huyệt có thể gây tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Nên cân nhắc, tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc tại các phòng khám uy tín
  • Kết hợp bấm huyệt với các phương pháp khác như cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc. 

Bấm huyệt chữa bệnh trĩ là phương pháp an toàn, cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của từng người mà phát huy tác dụng khác nhau. Nên kết hợp cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như dùng thuốc để dứt điểm bệnh trĩ. 

Tác giả

Đào Hạnh Dược sĩ Đào Hạnh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Y dược. Hiện tại, Dược sĩ Hạnh đang đảm nhiệm vai trò dược sĩ tư vấn và là người chịu trách nhiệm cung cấp kiến thức chuyên môn về những thông tin y khoa, bệnh học và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ trên website của Dược phẩm PQA. Dược...
Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Khỏi ngay bệnh trĩ chỉ với 5 mẹo chữa bệnh bằng lá vông

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá vông? Có thể đã từng hoặc chưa thì bạn cũng nên đọc bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ cho những bệnh nhân bị trĩ một phương pháp chữa...
Xem chi tiết
6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ

6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có nhiều bài thuốc hay như sử dụng tỏi làm thuốc đạn hay uống rượu tỏi, bôi hậu môn,... Các cách thức dễ thực hiện và cùng đem lại hiệu quả cao trong việc giảm...
Xem chi tiết
Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có nguy hiểm không? Tác hại của trĩ

Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội có nguy hiểm không? Tác hại của trĩ

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh trĩ? Bệnh trĩ có gây ung thư không là thắc mắc nhiều người gửi tới Thaythuocnam. Cùng theo bác sĩ giải đáp thắc mắc này. 
Xem chi tiết
Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là gì? Cách chăm sóc và điều trị bệnh

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là gì? Cách chăm sóc và điều trị bệnh

Ngày đăng:11/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý tích hợp giữa trĩ nội, trĩ ngoại, hai dạng trĩ của bệnh trĩ. So với các thể trĩ khác, trĩ hỗn hợp có mức độ nghiêm trọng và điều trị phức tạp hơn. Cùng tìm...
Xem chi tiết
3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả.

3 cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả.

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Bạn đã từng nghe tới mẹo quả sung chữa bệnh trĩ? Có vẻ lạ lẫm đúng không. Nhiều người cho rằng, ăn nhiều sung có thể gây táo bón, tăng triệu chứng trĩ. Cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu xem quả...
Xem chi tiết
2 cách đơn giản dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ: làm bớt đau, co búi trĩ

2 cách đơn giản dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ: làm bớt đau, co búi trĩ

Ngày đăng:08/06/2024, Bởi: Dược sĩ Đào Hạnh
Hạt gấc chữa bệnh trĩ là bài thuốc được nhiều người truyền miệng trong dân gian. Từ lâu đời, nhiều người đã biết cách sử dụng hạt gấc trong chữa các bệnh đau xương khớp, sát trùng,...
Xem chi tiết
Xem tất cả
0818 288 717
Zalo detail