CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PQA
Học tập và làm theo lời dạy của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông

Bạch linh - Dược liệu quý điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tác giả:
Tham vấn Y khoa:

Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Tuy nhiên vị thuốc này chưa được chúng ta khai thác và nuôi trồng. Bạch linh không mùi, vị nhạt, cắn răng dính. Bạch linh dùng như một vị thuốc để điều trị các bệnh như: Chữa kém ăn, đầy hơi, ỉa chảy, lợi tiểu, chữa thấp nhiệt, trị yếu tim,...

Tìm hiểu về vị thuốc bạch linh

Tên gọi khác: phục linh, bạch phục linh, phục thần, an kinh, bài linh, đại giản kinh, trung giản linh, vân linh, phục linh bì, xích phục linh, nấm rễ thông.

Vị thuốc bạch linh dùng để chữa bệnh

Bạch linh dùng để chữa bệnh gì?

Bộ phận dùng: Phục linh (Poria cocos Wolf hay Pachyma hoelen Rumph) là nấm mọc ký sinh ở rễ cây thông, thuộc họ nấm lỗ (Poly - poraceae).

Nấm nhỏ khối to, có thể nặng tới 5kg, nhỏ cũng có thể to bằng ngón tay. Mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi thành bướu. Cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn hoặc trắng (nên gọi là Bạch phục linh) hay hồng xám (nên gọi là xích phục linh) hay có rễ thông ở giữa nấm (nên gọi là phục thần)

Khi cần chế biến, đem ngâm phục linh với nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ nên, thái mỏng khoảng 2-3mm, hay phôi sấy khô. Khi dùng thì cho vào sắc với thuốc thang.

Phục linh đã chế biến cần bảo quản nơi khô ráo, kín, thoáng, để tránh mốc mọt.

Tính vị:

_ Vị ngọt nhạt, tính bình.

_ Vào các kinh: tâm, phế, tỳ, thận, vị (có tài liệu ghi: tâm, phế, tỳ, thận)

_ Trong phục linh có thể có chất đường đặc biệt: Pachymose, glucose, fructose và chất khoáng.

Tác dụng: Tiêu thủng, lợi tiểu, bổ tỳ, trấn kinh, hóa đàm, lợi khiếu.

Chỉ định: Làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thủng, giải nhiệt, hết khát. Ngoài ra còn dùng trong thuốc trấn tỉnh, chữa các chứng mất ngủ, hay sợ hãi, di tinh.

Liều dùng: Ngày dùng từ 5-20g có khi tới 40g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc hoàn.

Kiêng kỵ: Âm hư mà không thấp nhiệt không dùng. Người tiểu tiện quá nhiều không nên ăn dấm trong thời gian dùng phục linh.

Ghi chú: Sau khi gọt lớp vỏ ngoài của phục linh, ta được vỏ phục linh hay còn gọi là phục linh bì. Phục linh bì có tác dụng lợi thủy, tiêu thủng, trị thủy thũng và phụ nữ có thai bị phù nề.

 _ Sau khi gọt lấy vỏ phục linh, lại gọt lấy phần vỏ trong màu hồng nhạt, thái mỏng ra và được xích phục linh. Xích phục linh có tác dụng thiên về lợi thấp nhiệt, trị các bệnh tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đỏ, đái dắt và khó.

Ví dụ: Bài thuốc trị đái dắt:

  • Xích phục linh 24g
  • Xích thược dược 80g
  • Nhân quả dành dành 80g
  • Đương quy 20g
  • Cam thảo 20g

Nghiền chứng thành bột mịn. Mỗi lần uống 8g, lấy 1 bát nước đun còn 8 phần 10, uống lúc đói.

_ Thứ phục linh mọc quanh rễ cây thông gọi là phục thần. Phục thần có tác dụng làm dịu tim, an thần, trị các chứng bệnh lo sợ, hồi hộp mất ngủ.

Ví dụ: Bài hoàn chu tước:

  • Phục thần 80g
  • Nhân sâm 24g
  • Trầm hương 16g

Nghiền thành bột, trộn đều, luyện với tá dược thích hợp, làm hoàn. Trị tâm thần không yên, tim hồi hộp hay quên thì uống mỗi lần 4g.

Các bài thuốc hay có phục linh

1. Trị thủy thũng

Thành phần:

  • Phục linh 10g
  • Mộc thông 5g
  • Tang bạch bì 10g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Chữa bệnh thủy thũng

Liều dùng: Sắc uống. Cho 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần, uống trong ngày.

2. Bột bạch phục linh

Thành phần:

  • Phục linh 200g
  • Bột cám gạo 80g

Công dụng: Trị cơ thể bị yếu mệt (thể hư), phù thũng, phụ nữ có thai phù chân.

Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 12g thuốc bột, uống với nước đun sôi để nguội.

Ghi chú: Nếu không dùng với cám gạo, có thể dùng cám lúa mạch.

3. Phục linh thang

Thành phần:

  • Phục linh 12g
  • Bạch truật 12g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Thuốc kiện tỳ cầm ỉa chảy, trị bệnh thấp do tỳ hư, tiêu hóa kém, ỉa chảy, bụng trướng đầy, biếng ăn, chân tay mệt mỏi.

Liều dùng: Sắc uống. Uống thuốc trước bữa ăn.

4. Bánh tiêu hóa

Thành phần:

  • Phục linh 240g
  • Đẳng sâm 240g
  • Hoài sơn 240g
  • Nhân hạt sen 240g
  • Khiếm thực 240g
  • Gạo nếp 1200g
  • Gạo tẻ 1200g

bạch linh chữa các bệnh tiêu hóa kém

Bạch Linh kết hợp với các thành phần khác chữa bệnh tiêu hóa kém

Bào chế: Dạng thuốc tán (bánh). Tán bột, trộn đều, luyện với mật ong (400g) và đường trắng (1120g), trộn đều, hấp đồ cho chín, đem ra ngoài cắt thành từng miếng bánh.

Công dụng: Trị bệnh trẻ em yếu dạ (tỳ vị hư nhược), tiêu hóa kém, gầy gò vàng vọt, bụng ỏng, ỉa chảy.

Liều dùng: Mỗi ngày ăn vài thỏi (miếng) bánh vào buổi sáng sớm

5. Phục linh bán hạ thang

Thành phần: 

  • Bạch linh 40g
  • Mạch nha 20g
  • Thiên ma 8g
  • Bạch truật 40g
  • Thần khúc 12g
  • Trần bì 8g
  • Bán hạ 40g

Bào chế: Dạng bột tán (bột) hay thuốc sắc.

Công dụng: Trị bị khí hư yếu, cơ thể phù, có đờm, lợm giọng muốn nôn mửa.

Liều dùng: Mỗi lần dùng 20g, thêm sinh khương 5 lát sắc uống.

6. Phục linh bồi bổ tâm thang

Thành phần:

  • Phục linh 24g
  • Cam thảo 8g
  • Nhân sâm 20g
  • Tử thạch anh 40g
  • Đại táo 4 quả
  • Xích tiểu đậu 40g
  • Mạch môn 20g
  • Quế chi 12g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị tâm khí suy yếu, hồi hộp, hoảng sợ, phiền nhiệt, máu thiếu, họng đau, lưỡi cương, phụ nữ khí huyết đều hư, sinh xong bị nôn ra máu do dư phiền, ho.

Liều dùng: Sắc uống.

7. Phục linh cam thảo thang

Thành phần:

  • Phục linh 80g
  • Cam thảo 40g
  • Quế chi 80g
  • Sinh khương 120g

Phục Linh cam thảo khang

Hỗn hợp thuốc có chứa Phục Linh có công dụng trị cảm thương hàn

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị cảm thương hàm mà thủy khí lấn vào tim sinh ra hồi hộp, mồ hôi ra mà không khát, ho són đái.

Liều dùng: Sắc uống.

8. Phục linh khử thấp thang

Thành phần:

  • Bạch linh 2,4g
  • Nhân trần cao 2,8g
  • Thương truật 2g
  • Bạch truật 2g
  • Phòng kỷ 1,6g
  • Trạch tả 2g
  • Can cát 1,6g
  • Sơn chi 1,6g
  • Trần bì 2g
  • Hoàng liên 2g
  • Tần cửu 1,6g
  • Trư linh 2g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị bệnh trẻ nhỏ bị vàng da (hoàng đởm), nóng lạnh, nôn mửa, ngực đầy, tiểu tiện không thông.

Liều dùng: Sắc uống

Ghi chú: Bài thuốc này còn được gọi là: phục linh táo thấp thang hoặc phục linh tả thấp thang.

10. Phục linh lục hợp thang

Thành phần:

  • Phục linh 20g
  • Bạch thược 40g
  • Trạch tả 20g
  • Đương quy 40g
  • Thục địa 40g
  • Xuyên khung 8g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị bệnh cho phụ nữ có thai bị cảm thương hàn, đại tiểu tiện không thông.

Liều dùng: Sắc uống

Ghi chú: Đây là bài: Tứ vật thang thêm phục linh và trạch tả.

11. Phục linh tá kinh thang

Thành phần:

  • Bạch linh 4g
  • Cát căn 2 g
  • Sài hồ 2g
  • Bạch truật 4g
  • Hậu phác 2g
  • Thương truật 4g
  • Bán hạ 4g
  • Hoắc hương 2g
  • Trạch tả 2g
  • Cam thảo 2g
  • Mộc qua 2g
  • Trần bì 4g

Bào chế: Dạng thuốc sắc

Công dụng: Trị chứng phụ cốt thư (mụn mọc ở đường vận hành của kinh túc dương minh vị)

Liều dùng: Sắc uống

Bạch Linh là một vị thuốc rất quý hiếm nên hiện tại dược liệu đang có giá thành rất đắt. Bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo, khuyến cáo người bệnh không tự ý mua vị thuốc về sử dụng. Người bệnh vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn cao để khi sử dụng đạt kết quả điều trị tốt nhất.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về vị thuốc Sơn Thù - vị thuốc quý có trong đơn thuốc táo bón

Bình luận bài viết
(*) Thông tin bắt buộc

Bài viết liên quan

Xem tất cả
Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Bạch truật là gì? Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ Bạch truật

Ngày đăng:03/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Bạch truật là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng bạch truật bạn cũng cần lưu ý để tránh phản tác dụng. Trong...
Xem chi tiết
Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Sinh khương - Vị thuốc tưởng lạ mà quen thuộc với mọi nhà

Ngày đăng:02/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Có thể bạn chưa biết, sinh khương là tên gọi khác của gừng tươi. Nhờ chứa nhiều thành phần đa dạng có dược tính cao nên sinh khương được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Để tìm...
Xem chi tiết
Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Đan bì - Vị thuốc có nhiều công dụng của chị em phụ nữ

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Đan bì là dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, đặc biệt là điều trị một số bệnh lý của chị em phụ nữ như kinh nguyệt không...
Xem chi tiết
Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Câu kỷ tử là gì? Công dụng chữa bệnh từ câu kỷ tử

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Câu kỷ tử hay còn gọi kỷ tử thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y nhờ chứa nhiều thành phần dược tính cao, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, đẹp da,...Không chỉ vậy, kỷ tử còn...
Xem chi tiết
Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Bạch thược là gì? Công dụng chữa bệnh thần kỳ của bạch thược

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cây bạch thược là dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị đau bụng, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, đau đầu… Công dụng của bạch thược được cả y học hiện...
Xem chi tiết
Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Cúc hoa: Những lợi ích chữa bệnh thần kỳ có thể bạn chưa biết

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Cúc hoa là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để ướp chè, nấu rượu và làm dược liệu. Với nhiều thành phần có dược tính cao, nhiều bài thuốc chữa bệnh đều sử dụng cúc hoa. Để tìm...
Xem chi tiết
Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Chích thảo là gì? Công dụng chữa bệnh của chích thảo

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Chích thảo là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng từ lâu đời để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như chữa trị các chứng bệnh như ho, viêm...
Xem chi tiết
Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Công dụng của tang bạch bì đối với sức khỏe cơ thể là gì?

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Tang bạch bì là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị ho, hen suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Ngoài ra, tang bạch bì còn có công dụng gì khác? Hãy cùng Dược phẩm PQA tìm hiểu chi tiết hơn trong...
Xem chi tiết
Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Hậu phác là gì? Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hậu phác

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Hậu phác được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền. Hậu phác có những công dụng? Vì sao nó được gọi là dược liệu quý? Tham khảo bài viết dưới đây...
Xem chi tiết
Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoản đông hoa

Ngày đăng:01/10/2024, Bởi: Phạm Thị Thắm
Khoản đông hoa chứa các thành phần có dược tính cao, thường được dùng giúp nhuận phế, giáng khí, hóa đàm,...Để hiểu rõ hơn dược liệu quý này, hãy cùng Dược phẩm PQA chúng tôi tìm hiểu công...
Xem chi tiết
0818 288 717
Zalo detail